Cụ
Leu leu kiểm tra xem có phải tuyến BT ST lắp ray mà không có "Hộp chống rung" như của tuyến CL HĐ phải không ? Thấy BTST hình như chỉ lót 1 tấm cao su giảm chấn giống như đường sắt khổ 1m của VN thì phải.
Hộp chống rung dưới ray xịn xò của CL HĐ.
Bến Thành Suối Tiên không thấy cái tương tự.
Cái này em sẽ trả lời chi tiết chút.
1. CL-HD dùng tà vẹt ngắn, phụ kiện kẹp ray Vossloh (Đức), ray P60.
2. BT-ST dùng tà vẹt dài và có hộp chống rung, phụ kiện kẹp ray Pandrol (Anh), ray UIC 54.
* Tức là nếu xét về độ chống rung thì BT-ST nhỉnh hơn. Nhưng điều này không rõ rệt đâu vì tàu nội đô chỉ khai thác tối đa 80km/h và tải trọng trục nhẹ (14-16 tấn) nên chả có cảm giác gì đâu. Không tin các cụ cứ thử bằng quan sát rung động chai nước cả 2 thằng BT-ST và CL-HD khi khai thác.
(BT -ST khoe là đoạn trên cao thiết kế 110km/h, nhưng em coi mặt bằng các ga thì kịch trần cũng chưa tới 100km/h đâu. Nhưng CL-HD sẽ lên được 80km/h tại vài đoạn).
Hộp chống rung bản chất là cái vỏ cao su bọc lấy tà vẹt thôi, chứ chẳng có gì đặc biệt đâu.
* Tà vẹt dài của BT-ST làm tăng tĩnh tải, gây bất lợi hơn chút khi thiết kế dầm.
* Phụ kiện Vossloh và Pandrol có ưu nhược điểm riêng, nhưng xét tổng thể là như nhau. Thằng Vossloh có thể điều chỉnh được lực siết, nhưng lắp/tháo lâu hơn. Thằng Pandrol thì lực đều nhau hơn nhưng không chỉnh được, tháo/lắp nhanh hơn.
* Ray thằng CL-HD là P60 thì hơn thằng BT-ST chỉ là UIC 54. Đồng thời tải trọng trục thằng BT-ST là 16T, nặng hơn thằng CL-HD chỉ là 14T thì sau nay chết tiền bảo dưỡng ray thằng BT-ST.