Nói chuyện đắt rẻ mình vẫn không hiểu sao đường sắt Lào rẻ thế.
422km, dù chỉ 1 line nhưng có đến 75 hầm dài gần 200km hầm (47%), 60km cầu (15%). 6 tỷ $ thời đó.
Tạm quy thời giá bây giờ x1,2. x2 line. chia 422km = 34 triệu $/km?
Đấy là giá làm thật, không phải tiền khả thi như bên mình. Tiền khả thì là tạm lấy mức trung bình bên tây bên Nhật so sánh thôi, hơi cao cao để các nước còn dự thầu, đến lúc dự toán tự làm nội địa hóa thì mình cũng rẻ mà. Mà trong đó có bao gồm giá tàu nữa, bên mình đông dân mua nhiều tàu, và mua tàu nhanh.
---
Suất đầu tư 43,7 triệu USD/km ở mức trung bình
Bộ Giao thông vận tải cũng nêu rõ dự án có tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD, suất đầu tư là 43,7 triệu USD/km.
So với các nước trên thế giới, đây là mức trung bình khi quy đổi về thời điểm năm 2024 như sau: tuyến Nuremberg - Ingolstadt của Đức, tốc độ khai thác 300km/h, suất đầu tư 60,5 triệu USD/km.
Tuyến LGV Sud Europe - Atlantique của Pháp, tốc độ khai thác 300km/h, suất đầu tư 45,2 triệu USD/km; tuyến Osong - Mokpo của Hàn Quốc, tốc độ khai thác 305km/h, suất đầu tư 53,6 triệu USD/km.
Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải của Trung Quốc, tốc độ khai thác 350km/h, suất đầu tư 33,1 triệu USD/km; tuyến Jakarta - Bandung của Indonesia, tốc độ khai thác 350km/h, suất đầu tư 52 triệu USD/km.
Suất đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao tại Trung Quốc thấp bằng khoảng 2/3 chi phí ở các quốc gia khác, chủ yếu do chi phí lao động thấp, tiêu chuẩn hóa các thiết kế và quy trình.
Kế hoạch đầu tư đường sắt cao tốc lớn, không thay đổi đã khuyến khích phát triển và cạnh tranh trong sản xuất, xây dựng thiết bị cũng như khấu hao chi phí vốn của thiết bị xây dựng.
Việc so sánh suất đầu tư giữa các dự án cũng chỉ mang tính tương đối do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng nội địa hóa...