[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,218
Động cơ
9,986 Mã lực
Có lẽ ĐSCT thấp lưỡng dụng nó đắt thật bác ạ.
Chí ít, ta có độ trăm nước đã làm cái ĐSCT thấp lưỡng dụng, và vẫn đang làm tiếp.
Ta có thể cắp sách qua đó học hỏi với tâm thế chưa biết gì, như mấy cậu thượng thư và phó thượng thư bên Giao thông đã làm.
Có lẽ mấy cậu bên KHĐT cũng đã làm.

Được không bác?
Đường cho 22 tấn vs 17 tấn e nghĩ không khác nhau nhiều. Đắt là đắt chi phí bảo trì, vận hành? Nên đường cứ làm kịch đi, của nhà trồng được :)
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,539
Động cơ
408,807 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chuẩn rồi. Đường sắt cao tốc hiện tại không cạnh tranh nổi. Vậy, làm dư nào để nó cạnh tranh tốt hơn hả bác?

Tôi đặt vấn đề theo cách của bác:
"ĐS hết khấu hao, Nhà nước tài trợ phần hạ tầng mà CHỞ HÀNH KHÁCH còn không cạnh tranh nổi thì nằm đấy mà mơ giá rẻ".
Có bị sai chỗ mô không nhỉ?
Thằng bạn cụ nói thế hả, hay không có thằng bạn nào cả?

Nhanh hơn rẻ hơn, thiếu 1 cái là không được. Dân ai chả hiểu sao nhiều người không chịu hiểu.
Hehe cụ BoMy, vậy tàu 350 có nhanh hơn và rẻ hơn máy bay được không ạ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Vậy là quyết tâm làm 350km/h chỉ trở khách rồi giờ là đi vận động và làm dư luận thôi.

Nhà cháu ít theo dõi, mong các cụ cho biết giá vé khoảng bao tiền /người toàn tuyến HN-SG, HN-ĐN, SG-NT ạ?
Khoảng 1.100 đồng/1 km cứ thế mà nhân lên. Đề nghị nhân dân đại biểu yêu cầu 50% giá vé máy bay thôi, 60% hơi ăn dầy quá.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,362
Động cơ
56,449 Mã lực
Tuổi
24
Đường cho 22 tấn vs 17 tấn e nghĩ không khác nhau nhiều. Đắt là đắt chi phí bảo trì, vận hành? Nên đường cứ làm kịch đi, của nhà trồng được :)
Chênh nhau cỡ nào thì anh KHĐT đưa ra cả Đề án rồi bác.
Khác nhau thê thảm bác ạ.

Tất nhiên, khi ấy vụ Ăn sáng Ăn trưa sẽ bị hủy.
Thay vô đó là Ăn sáng Ăn sáng (ngày hôm sau).
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,656
Động cơ
75,709 Mã lực
Vậy là quyết tâm làm 350km/h chỉ trở khách rồi giờ là đi vận động và làm dư luận thôi.

Nhà cháu ít theo dõi, mong các cụ cho biết giá vé khoảng bao tiền /người toàn tuyến HN-SG, HN-ĐN, SG-NT ạ?
Em gửi cụ tham khảo.
1.4.jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Nói chuyện đắt rẻ mình vẫn không hiểu sao đường sắt Lào rẻ thế.

422km, dù chỉ 1 line nhưng có đến 75 hầm dài gần 200km hầm (47%), 60km cầu (15%). 6 tỷ $ thời đó.

Tạm quy thời giá bây giờ x1,2. x2 line. chia 422km = 34 triệu $/km?
Đấy là giá làm thật, không phải tiền khả thi như bên mình. Tiền khả thì là tạm lấy mức trung bình bên tây bên Nhật so sánh thôi, hơi cao cao để các nước còn dự thầu, đến lúc dự toán tự làm nội địa hóa thì mình cũng rẻ mà. Mà trong đó có bao gồm giá tàu nữa, bên mình đông dân mua nhiều tàu, và mua tàu nhanh.
---
Suất đầu tư 43,7 triệu USD/km ở mức trung bình
Bộ Giao thông vận tải cũng nêu rõ dự án có tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD, suất đầu tư là 43,7 triệu USD/km.

So với các nước trên thế giới, đây là mức trung bình khi quy đổi về thời điểm năm 2024 như sau: tuyến Nuremberg - Ingolstadt của Đức, tốc độ khai thác 300km/h, suất đầu tư 60,5 triệu USD/km.


Tuyến LGV Sud Europe - Atlantique của Pháp, tốc độ khai thác 300km/h, suất đầu tư 45,2 triệu USD/km; tuyến Osong - Mokpo của Hàn Quốc, tốc độ khai thác 305km/h, suất đầu tư 53,6 triệu USD/km.

Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải của Trung Quốc, tốc độ khai thác 350km/h, suất đầu tư 33,1 triệu USD/km; tuyến Jakarta - Bandung của Indonesia, tốc độ khai thác 350km/h, suất đầu tư 52 triệu USD/km.

Suất đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao tại Trung Quốc thấp bằng khoảng 2/3 chi phí ở các quốc gia khác, chủ yếu do chi phí lao động thấp, tiêu chuẩn hóa các thiết kế và quy trình.

Kế hoạch đầu tư đường sắt cao tốc lớn, không thay đổi đã khuyến khích phát triển và cạnh tranh trong sản xuất, xây dựng thiết bị cũng như khấu hao chi phí vốn của thiết bị xây dựng.

Việc so sánh suất đầu tư giữa các dự án cũng chỉ mang tính tương đối do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng nội địa hóa...
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,218
Động cơ
9,986 Mã lực
Chênh nhau cỡ nào thì anh KHĐT đưa ra cả Đề án rồi bác.
Khác nhau thê thảm bác ạ.

Tất nhiên, khi ấy vụ Ăn sáng Ăn trưa sẽ bị hủy.
Thay vô đó là Ăn sáng Ăn sáng (ngày hôm sau).
Bộ giao thông tính chênh nhau 68,98 - 67,32 = 1,66 tỷ $ (2,4%). Chơi đi cụ, đã cho con đi phố tiếc gì ko mua cho nó cái kem :D

IMG_3824.jpeg
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,427
Động cơ
114,123 Mã lực
Nước chưa giàu mà tỷ lệ phí logistic gần gấp đôi thế giới. Thế mà dám mở mồm ra bảo dư thừa nhu cầu vận tải. Cụ thấy chưa nhuataiche =))
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,362
Động cơ
56,449 Mã lực
Tuổi
24
Bộ giao thông tính chênh nhau 68,98 - 67,32 = 1,66 tỷ $. Chơi đi cụ, đã cho con đi phố tiếc gì ko mua cho nó cái kem :D

IMG_3824.jpeg
Nhưng nó không chở được hàng.

Cái công nghệ ĐSCT cao 350kmh vừa chở người vừa chở hàng, mới chỉ có 01 nước có thôi, là Việt Nam bác ạ.
Tôi cho Đăng ký bản quyền cái công nghệ ấy rồi.

Sau này bán lại chắc là đắt hàng phải biết.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,218
Động cơ
9,986 Mã lực
Đấy là giá làm thật, không phải tiền khả thi như bên mình. Tiền khả thì là tạm lấy mức trung bình bên tây bên Nhật so sánh thôi, hơi cao cao để các nước còn dự thầu, đến lúc dự toán tự làm nội địa hóa thì mình cũng rẻ mà. Mà trong đó có bao gồm giá tàu nữa, bên mình đông dân mua nhiều tàu, và mua tàu nhanh.
---
Suất đầu tư 43,7 triệu USD/km ở mức trung bình
Bộ Giao thông vận tải cũng nêu rõ dự án có tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD, suất đầu tư là 43,7 triệu USD/km.

So với các nước trên thế giới, đây là mức trung bình khi quy đổi về thời điểm năm 2024 như sau: tuyến Nuremberg - Ingolstadt của Đức, tốc độ khai thác 300km/h, suất đầu tư 60,5 triệu USD/km.


Tuyến LGV Sud Europe - Atlantique của Pháp, tốc độ khai thác 300km/h, suất đầu tư 45,2 triệu USD/km; tuyến Osong - Mokpo của Hàn Quốc, tốc độ khai thác 305km/h, suất đầu tư 53,6 triệu USD/km.

Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải của Trung Quốc, tốc độ khai thác 350km/h, suất đầu tư 33,1 triệu USD/km; tuyến Jakarta - Bandung của Indonesia, tốc độ khai thác 350km/h, suất đầu tư 52 triệu USD/km.

Suất đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao tại Trung Quốc thấp bằng khoảng 2/3 chi phí ở các quốc gia khác, chủ yếu do chi phí lao động thấp, tiêu chuẩn hóa các thiết kế và quy trình.

Kế hoạch đầu tư đường sắt cao tốc lớn, không thay đổi đã khuyến khích phát triển và cạnh tranh trong sản xuất, xây dựng thiết bị cũng như khấu hao chi phí vốn của thiết bị xây dựng.

Việc so sánh suất đầu tư giữa các dự án cũng chỉ mang tính tương đối do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng nội địa hóa...
Làm đường sắt Lào chắc 100% nhân công vật liệu TQ nhỉ? Ông nhà thầu VN nào tâng giá em cho TQ nó đổ quân sang làm thì vỡ mặt mất nồi cơm
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,245
Động cơ
504,581 Mã lực
Theo công bố của bộ GTVT về vận chuyển hàng hóa năm 2022 như sau:

Đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất, chiếm 72,93% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển trong tháng 9/2022, đứng thứ hai là đường thủy nội địa với 21,73%. Bị bỏ cách rất xa về tỷ trọng là đường biển với 5,13% trong khi tỷ trọng của vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường hàng không vẫn rất thấp ở mức 0,23% và 0,01%.

Có thể theo quan điểm của vị Bộ trưởng thì các phương thức vận chuyển hiện hữu đang dư thừa cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Nhưng nếu nhìn vào các thông số mà Bộ GTVT đưa ra ở trên thì rõ ràng hệ thống vận tải của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào đường bộ dẫn tới chi phí giá thành vận tải cao. Hệ thống giao thông đường bộ phải gánh tải, làm tăng lưu lượng cũng như giảm tuổi thọ của cung đường.

Tất nhiên không ai đặt nhiệm vụ vận chuyển hàng hoâ cho đường sắt tốc độ cao trên 300km/h cả. Nhưng nhiều nước áp dụng hệ thống đường sắt tốc độ cao lưỡng dụng với tốc độ 200-250km/h chở khách và 100-120km/h vận chuyển hàng hóa, và đều có kết quả khả quan.

Cũng theo công bố của Bộ GTVT thì giá vận tải đường sắt hiện tại là 600 đồng/tấn/km nên đắt hơn vận tải đường biển là 450 đồng/tấn/km. Nhưng bộ GTVT lại không đưa ra giá vận tải của đường bộ để so sánh. Hơn nữa nếu đường sắt vừa đảm bảo nhiệm vụ vận chuyển hành khách vừa làm tốt nhiệm vụ vận tải hàng hóa (mục tiêu là vượt mức 0,23% lên thành 10% thôi), thì giá cước vận chuyển sẽ khác.

Nếu ngài bộ trưởng cảm thấy tâm tư với mức phí vận tải hàng hóa của nước Việt Nam mình đang cao so với thế giới, thì ngài ấy sẽ thấy rằng tỷ lệ vận tải đường sắt chưa đạt được 1% tổng khối lượng vận tải là một vấn đề cần khắc phục sớm. Vận tải đường sắt thừa khả năng để cạnh tranh với đường bộ và đường thủy nếu được nhà nước đầu tư đúng hướng.

Giờ quyết tâm làm hệ thống đường tầu chỉ để chở khách dài 1600 km, trong khi đó vẫn phải cạnh tranh khách đường dài với hàng không, khách đi tuyến ngắn với đường bộ, thì quả thật lãng phí. Trong khi đó với các phương thức vận tải hiện tại thì người dân phải chịu cước phí quá cao.
Rất đồng tình ý kiến này.

Về trường hợp VN thì nên so sánh với Italy, có đường bờ biển rất dài, trải dài Bắc - Nam, phía Bắc có liên vận với các nước khác.

Theo tỷ lệ luân chuyển hàng hoá thì đường sắt (ferro) ngày càng tăng, lên 3,9% vào năm 2022, trong khi ở VN là 0,23% là rất mất cân đối.
1000010752.jpg
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,218
Động cơ
9,986 Mã lực
Nhưng nó không chở được hàng.

Cái công nghệ ĐSCT cao 350kmh vừa chở người vừa chở hàng, mới chỉ có 01 nước có thôi, là Việt Nam bác ạ.
Tôi cho Đăng ký bản quyền cái công nghệ ấy rồi.

Sau này bán lại chắc là đắt hàng phải biết.
Cái đó kỹ thuật giải quyết. Trường hợp xấu nhất Cùng lắm thì 2,4% đó là tốn tiền ngu thôi ("ngu học phí") chứ đợi các cụ cãi nhau chậm ngày nào dở hơi ngày đó.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,693
Động cơ
318,358 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Đắt là do chúng ta tuân thủ nhiều luật, các nhà làm luật ở khắp mọi nơi =)) .
Giá vận tải hàng hóa bằng đường sắt tại Séc hiện tại là khoảng 104 VND/tấn/km. Thế nên nếu các lãnh đạo nhà nước Việt Nam mình mà quan tâm tới đời sống người dân hơn thì sẽ khá tâm tư khi để giá vận tải đường sắt lên tới 600 VND/tấn/km. Chưa kể vận tải đường bộ còn đắt hơn nữa ạ.

Mục 1.2.1 ở hình dưới là mức giá vận tải đường sắt với mức phí 0,1044 korun cho 1 tấn trên 1km đường sắt ạ.
Screenshot_20241121_025649_com.android.chrome.jpg
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,218
Động cơ
9,986 Mã lực
Rất đồng tình ý kiến này.

Về trường hợp VN thì nên so sánh với Italy, có đường bờ biển rất dài, trải dài Bắc - Nam, phía Bắc có liên vận với các nước khác.

Theo tỷ lệ luân chuyển hàng hoá thì đường sắt (ferro) ngày càng tăng, lên 3,9% vào năm 2022, trong khi ở VN là 0,23% là rất mất cân đối.
View attachment 8845369
Đối với hàng, VN đang gặp vấn đề rất lớn lệch cơ cấu nghiêm trọng là tỷ trọng đường biển quá thấp. Chỉ 5,13%

Trong khi dài tương tự, Nhật đến 40%. EU cũng 40%.

(Trong khi đường sắt hàng của Nhật cũng khá phát triển)

Đường sắt vài % là bài toán nhỏ. Đường biển đến vài chục % mới là bài toán lớn kìa. Cứ luẩn quẩn mấy cái lặt vặt.

IMG_3825.png
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Hehe cụ BoMy, vậy tàu 350 có nhanh hơn và rẻ hơn máy bay được không ạ?
Sao không được, ví dụ Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng-SG thì ăn cả 2.
Còn HN-SG thì hơi chậm hơn nhưng rẻ hơn, ngồi thêm nửa tiếng-1 tiếng rẻ hơn 1 triệu.
350 thì sau này lên 400 được, chứ 160/250 thì lên kiểu gì.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,190
Động cơ
220,507 Mã lực
Đối với hàng, VN đang gặp vấn đề rất lớn lệch cơ cấu nghiêm trọng là tỷ trọng đường biển quá thấp. Chỉ 5,13%

Trong khi dài tương tự, Nhật đến 40%. EU cũng 40%.

(Trong khi đường sắt hàng của Nhật cũng khá phát triển)

Đường sắt vài % là bài toán nhỏ. Đường biển đến vài chục % mới là bài toán lớn kìa. Cứ luẩn quẩn mấy cái lặt vặt.

IMG_3825.png
Có thể là 2 lý do, 1 là VN nhiều sông to, 2 là hàng VN làm xong nhiều cái xuất khẩu đường biển, không tính vào thị phần nội địa. Đường sông mà chạy ra biển 1 tí thì chắc tính là đường sông thôi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,245
Động cơ
504,581 Mã lực
Cái này chắc định đổi đề bài vì sai đáp án đây mà.

Hồ sơ đều tính toán có chở hàng 160 km/h (bản ngày 19/10/2024), lên báo chí cũng trình bày công thức tính với tàu hàng 160 km/h. Báo cáo giải trình cũng liên vận Á, Âu

Nhưng từ khi bị phát hiện ra tính toán sai, số liệu ảo, ví dụ thì phi thực tế nên lấp liếm là chỉ chở khách, không xét đến chở hàng ???

Hồ sơ này nên trả về làm lại, cho hoàn chỉnh đúng đề bài, rồi 6 tháng sau trình lại xem xét tiếp. Chứ giờ hồ sơ như nồi cám lợn thế này thì sao chấp nhận được.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,218
Động cơ
9,986 Mã lực
Có thể là 2 lý do, 1 là VN nhiều sông to, 2 là hàng VN làm xong nhiều cái xuất khẩu đường biển, không tính vào thị phần nội địa. Đường sông mà chạy ra biển 1 tí thì chắc tính là đường sông thôi.
40% của Nhật và EU là chỉ tính short sea thôi (kiểu như vận tải ven biển, chứ không tính viễn dương).

Có 1 lý do là nhiều khi hàng đi từ xưởng Tq đến cảng VN (tàu cập bến) thời gian ngắn hơn thời gian từ cảng VN (từ khi tàu cập bến) đến xưởng VN.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top