Cụ aoki đã nhầm khi tính thị phần vận tải hàng hóa theo đầu tấn. Con số 200 triệu tấn/năm mà cụ làm căn cứ để tính là số đầu tấn hàng, ví dụ chuyển hàng từ HN đến Nghệ an mà thống kê được cũng tính vào số 200 triệu nói trên. Cho nên để tính toán thị phần vận tải người ta dùng đại lượng chính xác hơn là Khối lượng hàng hóa luân chuyển (tấn km), lấy số tấn nhân với số km vận chuyển. Năm 2023 VN có 192 triệu (làm tròn 200 triệu) tấn hàng hóa vận chuyển, nhưng tính luân chuyển là khoảng 480 tỉ tấn.km.
Cụ aoki còn nhầm 1 lần nữa khi dùng năng lực chuyên chở của đường sắt hiện tại quy chiếu cho đường sắt tương lai. Nếu làm đường sắt tiêu chuẩn 1.435mm tải trọng trục 22,5 tấn thì sẽ dùng toa tàu hàng 25m tự trọng 22 tấn, tải trọng 60 tấn, chở được vừa vặn 2 con 40' tức là 50 tấn hàng chứ không phải 1 cont như cụ nói ở trên. Nó như thế này:
View attachment 8840124
Theo chính Bộ GTVT thì 1 đoàn tàu hàng tương lai sẽ gồm 50 toa, mỗi toa 2 conts là 100 conts = 2.500 tấn hàng. Nếu đầy tải, 1 đoàn tàu như vậy chạy suốt SG-HN sẽ có khối lượng hàng hóa luân chuyển là 2.500 x 1.500 = 3,75 triệu tấn.km.
Theo bài trích dẫn trên kia, khối lượng hàng hóa luân chuyển 9 tháng 2024 của VN làm tròn là 400 tỉ tấn.km. 5% của 400 tỉ là 20 tỉ, chia cho số ngày của 9 tháng là 270 thì trung bình mỗi ngày đường sắt cần vận chuyển 75 triệu tấn.km để có thị phần 5%.
Lấy 75 chia cho 3,75 ra kết quả đúng 20. Như vậy nếu là thời điểm hiện tại, mỗi ngày chỉ cần chạy 20 chuyến tàu hàng là đường sắt có thị phần 5%. Năm 2036 cứ cho tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng gấp đôi thì cũng chỉ cần 40 chuyến/ngày. Hoàn toàn có thể vừa chở người vừa chở hàng đạt thị phần 5% tổng thị trường.