[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Báo Tuổi trẻ đang có loạt bài rất hay về đsct
Đồng tiền bẩn dưới đường ray cao tốc

Tai nạn đường sắt tốc độ cao đầu tiên ở Trung Quốc xảy ra vào tối 23-7-2011 gần Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang).
Đoàn tàu D3115 chở 1.072 người đi vào đoạn đường ray có hộp tín hiệu đã bị sét đánh hỏng trước đó. Đoàn tàu D301 chở 558 người đâm sầm sau đoàn tàu D3115 đang dừng. 40 người thiệt mạng và 192 người bị thương.
Báo cáo điều tra ghi nhận các thiết bị tín hiệu chỉ được kiểm tra an toàn qua loa và không thử nghiệm đầy đủ; công tác đấu thầu có nhiều nghi vấn và nhiều thiếu sót về quy trình an toàn; công tác giám sát quản lý không đầy đủ; nhận thức an toàn kém và quy trình cứu hộ kém.
Vụ tai nạn ở Ôn Châu đã trở thành ca điển hình về tội phạm kinh tế và đường sắt cao tốc Trung Quốc (tạp chí Asian Journal of Criminology của Đức).
Chịu trách nhiệm chính có Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, phó kỹ sư trưởng Trương Thục Quang và cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Tín hiệu và Truyền thông đường sắt Trung Quốc Mã Thành. Lưu và Trương đã bị bắt vì tham nhũng vài tháng trước tai nạn. Mã Thành chết một tháng trước tai nạn do lên cơn đau tim.
Lưu Chí Quân giữ chức bộ trưởng Bộ Đường sắt năm 2003. Năm 2013, Lưu ra tòa vì lạm dụng chức vụ, quyền hạn và nhận hối lộ, cuối cùng lãnh án tù chung thân. Sau đó, Thịnh Quang Tổ về làm bộ trưởng.
Khi Bộ Đường sắt bị giải thể vào tháng 3-2013, Thịnh đứng đầu Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc mới lập. Vào tháng 9-2022, Thịnh bị bắt. Cuối năm 2023, Thịnh bị kết án 15 năm tù và bị phạt 6 triệu nhân dân tệ về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi hơn 56,66 triệu nhân dân tệ (7,9 triệu USD).
Năm 2019, Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc đổi tên thành Tập đoàn Đường sắt nhà nước Trung Quốc.
Vụ này ở topic cũ phân tích tận chân lông rồi.
Con đâm vào là CRH2 của NB. Vì làm nhẹ nhất nên lược khung giảm va chạm mũi tàu. Sau khi đâm vào thì rơi xuống đất. Bị thương vong nhiều là do rơi xuống đất, chứ nó bị mắc trên cầu cao thì cũng không thương vong nhiều đến thế đâu.
Sau vụ này thì TQ cũng tự chủ hệ thống tín hiệu và vẫn dùng mạch điện đường ray đến tận bây giờ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,094
Động cơ
220,233 Mã lực
Đến lạy ông Mỹ. Tàu thiết kế 265km/h mà chỉ chạy tối đa 133km/h
người ta tận dụng từng khoảng cách nhỏ để chạy tốc độ tối đa vì thời gian là tiền bạc, cả tuyến là đường cũ thôi, chỉ có vài chục km là đường 250. Có mấy tuyến đường "rẻ" như Ai cập, Ma rốc cũng là kiểu này.
 

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
783
Động cơ
40,488 Mã lực
Tuổi
35
HN, SG có vết metro ầm trời rồi mà các cụ cứ mờ mịt. Với lại mấy dự án này là vặt thôi, các tướng đang lo dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành đấy.

Có 70 tỉ đô mà không làm được đến Sài Gòn là thế nào?!
Thế mới lạ kỳ thay cuộc đời cụ ạ.
Sân bay, cao tốc thì cháu thấy tạm rồi. Nhưng nó cũng mâu thuẫn với nhau đấy cụ. Nhiều dự án, cái nào cũng tốt, cái nào cũng quan trọng cuối cùng thì rất nhiều cái ngổn ngang.
Cháu dát lắm, nên cần thêm vitamin niềm tin cụ ạ.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,238
Động cơ
55,657 Mã lực
Tuổi
24
Báo Tuổi trẻ đang có loạt bài rất hay về đsct
Cảm ơn bác, tôi đang đọc, từ bài 01.
Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 1: Người mù chữ trở thành 'cha đẻ đường sắt' - Tuổi Trẻ Online
Và link cả 10 kỳ: Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao


Mà, mới đọc đã thấy đồng chí George Stephenson sai ngay từ đầu:
Năm 1814, ông chế tạo đầu máy mang tên Blucher có thể kéo tám toa chở 30 tấn than với vận tốc 6,4km/h.
Đầu máy hơi nước Locomotion 1 do chính Stephenson điều khiển không chỉ chở than và bột mì mà còn có một toa đặc biệt chở 450 người đi hơn 40km với vận tốc 24km/h. Đây là đoàn tàu hỏa sử dụng đầu máy hơi nước chở khách đầu tiên trên thế giới.


Anh này lẽ ra ngay từ thời đó, đã phải tính sao cho nhân dân có thể ăn sáng ở Stockton-on-Tees và ăn trưa ở Darlington.
Đằng này, hắn lại tính toán để "chủ yếu được sử dụng để vận chuyển than " và kế tiếp là " không chỉ chở than và bột mì mà còn có một toa đặc biệt chở 450 người đi hơn 40km với vận tốc 24km/h ".
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,845
Động cơ
314,316 Mã lực
Sau những quan sát hệ thống phát biểu, chỉ đạo của cụ Tổng, em tin Hồng phúc của dân tộc còn
Em thì phải nói đi đôi với làm.
Cụ T chê bộ máy cồng kềnh, lực lượng công chức đông. Nhưng ll CA còn gấp mấy lần. Nên kiểu phát biểu cho có, lên giây cót nó ko thực chất.
Kể cả bà BT BNV bảo: ko có nc nào có hệ thống cơ quan hc nhiều như VN, ko hiểu bà đấy đã so sánh với nc ngoài chưa, nói ko dẫn chứng, khơi khơi, thì tư vấn kiểu gì.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
376
Động cơ
376,738 Mã lực
👉 Link: https://www.facebook.com/share/p/ReLJQwVo3MZaAxWm/?mibextid=WC7FNe

THỰC TIỄN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO HỖN HỢP CHỞ KHÁCH VÀ HÀNG - LIÊN HỆ ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO TRÊN TRỤC BẮC - NAM

1. THỰC TIỄN THẾ GIỚI

Tại bài viết “TẠI SAO THIẾT KẾ TỐC ĐỘ 350 KM/H NHƯNG TÀU PHẢI GIẢM TỐC ĐỘ XUỐNG 260-280 KM/H KHI VẬN HÀNH HỖN HỢP KHÁCH VÀ HÀNG” ( https://www.facebook.com/chidat.nguyen/posts/pfbid0325NbtEdQH7QDBoV84RPVhsJdo8aGnHM9FuezFNbdNTeg6VB4DMSEtV9UdoJAXzVJl ) mình đã lập bảng tính toán và nhận xét với bán kính tối thiểu Rmin = 6.500 m của tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam thì chỉ nên chạy tối đa 260-280 km/h tàu khách khi vận hành hỗn hợp.

Liên hệ thực tiễn, ở Đức có tuyến Hannover - Wurzburg, Mannheim - Stuttgart có bán kính tối thiểu Rmin = 7.000 m (khó khăn 5.000 m) thì chỉ vận hành tàu khách 280 km/h và tàu hàng 120 km/h.

Với trường hợp chỉ chở riêng khách, thì tuyến Cologne - Frankfurt chạy đến 300 km/h nhưng chỉ yêu cầu bán kính tối thiểu Rmin = 3500 m. (Hình 1).

Tóm lại khi chạy hỗn hợp tàu khách và tàu hàng thì bán kính cong nằm còn yêu cầu lớn hơn nhiều so với chỉ chạy riêng tàu khách.

2. VỀ LÝ GIẢI CỦA HỒ SƠ

Khi đọc đoạn tóm tắt này trên báo (Hình 2): “Bộ GTVT lý giải: Trong Báo cáo Nghiên cứu khả thi, tuyến có tốc độ thiết kế tàu khách 350km/h, tàu hàng160km/h. Kinh nghiệm thế giới cho thấy đối với các quốc gia có tuyến đường sắt mới đưa vào khai thác, tốc độ khai thác bằng khoảng 90% tốc độ thiết kế. Vì vậy, dự kiến trong giai đoạn đầu, tốc độ khai thác tối đa của tàu khách 320km/h, tàu hàng 120km/h. Trong quá trình khai thác, việc nâng tốc độ khai thác tối đa sẽ được tổng kết, đánh giá và thử nghiệm.

Để bảo đảm khai thác với tốc độ nêu trên, Tư vấn sử dụng bán kính đường cong 6.500m và tính toán siêu cao theo Tiêu chuẩn Châu Âu DIN EN 13803:2017 (TCVN 13342:2012) cho thấy yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường đáp ứng các điều kiện để khai thác an toàn.”

Thì mình thấy chưa đầy đủ và không thuyết phục. Vì tiêu chuẩn EN 13803:2017 dùng cho châu Âu, không phân biệt tuyến chỉ chở khách hay tuyến hỗn hợp. Tiêu chuẩn này đưa ra các giới hạn đường bao chung cả 2 loại vận hành này (thường là tàu khách), tùy trường hợp thì sẽ tính toán lấy giá trị cụ thể.

Ví dụ, dự án cụ thể áp dụng EN 13803:2017, khi chỉ có tàu khách thì áp dụng giá trị trên theo EN 13803 (siêu cao 160 mm), khi vận hành hỗn hợp thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp (siêu cao chỉ 90 mm). (Hình 3). Do đó, cần tìm hiểu nội dung chi tiết lý giải này xem có đúng đắn hay không.

3. THÔNG TIN BÊN LỀ

Mình được thông tin về nội dung chi tiết lý giải như sau:

3.1. Tư vấn thiết kế (TVTK) cho rằng Tư vấn thẩm tra (TVTT) không phản đối cách tính siêu cao theo EN 13803 nên đương nhiên là đúng.

Nếu lý luận như vậy thì hơi ngộ nghĩnh. Trên tuyến ĐSTĐC trục Bắc - Nam có những ga chỉ cách nhau 30-40 km (Phủ Lý - Nam Định, Nam Định - Ninh Bình, Long Thành - Thủ Thiêm), thì bên cạnh những loại tàu chạy được 350 km/h, còn có loại tàu khách liên vùng chỉ chạy 160 km/h giữa các ga gần thôi.

Nếu TVTT coi rằng TVTK đang tính toán cho các đoàn tàu khách chạy tốc độ khác nhau thì sử dụng giá trị trên của EN 13803 thì phù hợp. Còn khi có tàu hàng ở đây thì giá trị phải khác đi, như ví dụ mục 2 ở trên.

Mình nghiêng về hướng là TVTT đang hiểu là TVTK chỉ đang tính toán cho các đoàn tàu khách, còn nếu TVTK coi là tính toán với cả tàu hàng thì giá trị sẽ không đúng theo thực tiễn ở nước Đức tại mục 1 nêu trên.

3.2. Tư vấn thiết kế cho rằng Tư vấn thẩm tra sử dụng tiêu chuẩn TB 10098 của TQ để chất vấn là không phù hợp.

Cái này thì cũng rất hài hước. Mình đã giới thiệu tiêu chuẩn TB 10098 ở bài viết này ( https://www.facebook.com/chidat.nguyen/posts/pfbid02Te1aJsouFpbdhdw1YBofaeQCdR9a45okg5n5SHp1h4e3itNy8NS9hVwmg973qcyXl ). Lý do mình giới thiệu vì nó sẽ được áp dụng cho các tuyến đường sắt phía Bắc khổ 1435, đồng thời nó có đa dạng đủ loại hình: từ tàu khách 350 km/h đến vận hành hỗn hợp và tàu hàng siêu nặng (Và trong bài viết này thì Tiêu chuẩn cũng nêu rõ bán kính tối thiểu thông thường 7.000 m khi chạy riêng tàu khách 350 km/h rồi, nếu có tàu hàng thêm vào thì cần bán kính lớn hơn nữa).

Hài hước ở chỗ, đề bài 350 km/h và tải trọng trục 22,5 tấn là chưa bao giờ xuất hiện trên thế giới vì thế sẽ không có tiêu chuẩn nào có sẵn các giá trị cho loại hình này cả. Việc TVTT vận dụng TB 10098 để tính toán lại các giá trị siêu cao là hiểu được, vì nó có đủ các loại hình tàu đã nêu ở trên. Khi vận dụng thì sẽ tính toán dựa trên các đặc điểm của tàu khách 350 km/h và tàu hàng nặng 120 km/h (do tiêu chuẩn TB 10098 cung cấp), chứ làm gì có giá trị sẵn có mà áp đặt.

Thành thử, nếu TVTK có nhận xét thì phải xem người ta có vận dụng đúng hay không, chứ nói sử dụng tiêu chuẩn không đúng là rất buồn cười.

4. TẠM KẾT

Bài viết cung cấp thông số hình học thực tiễn về một số tuyến đường sắt tốc độ cao: chỉ chở khách và vận hành hỗn hợp. Từ thực tiễn này cho thấy Rmin = 7.000 m chỉ vận hành tàu khách 280 km/h, tàu hàng 120 km/h (còn nếu chỉ riêng tàu khách thì Rmin = 7.000 m chạy được tàu 350 km/h).

Khi liên hệ với tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam, và đặc biệt đọc bài báo giải thích của TVTK thấy rất nghi ngờ. Khi thông số chỉ có Rmin = 6.500 m mà nói vận hành tàu khách 350(320) km/h và tàu hàng 120 km/h là không áp dụng đúng tiêu chuẩn, sai lý thuyết và trái thực tiễn. Thế này thì giai đoạn đầu chưa chắc đã đạt được tốc độ mong muốn, nói chi đến giai đoạn sau khi mà hạ tầng không đủ nữa.

Hy vọng hồ sơ phải hoàn thiện kịp thời để thực hiện đúng yêu cầu đề bài đặt ra. Muốn tự chủ về ĐSTĐC thì trước hết phải có một hồ sơ đúng đắn đã./.
IMG_8702.jpeg
IMG_8700.jpeg
IMG_8704.jpeg
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Hiện tại, trên thế giới chưa có tuyến đường sắt nào thiết kế tốc độ 350km/h vừa khai thác chung với tàu hàng container. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải cần đánh giá rõ tính khả thi và các rủi ro liên quan của Phương án này.
KTNN cũng lưu ý về tính đồng bộ và khả năng kết nối trong nước và quốc tế giữa tuyến đường sắt mới khổ 1.435mm với các tuyến đường sắt đang hoạt động ở tốc độ 150-200km/h. Nếu không đảm bảo liên thông, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án khác cũng như hiệu quả tổng thể của hệ thống đường sắt theo quy hoạch đến năm 2045.

 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,094
Động cơ
220,233 Mã lực
Số lượng khách sẽ tăng vọt 1 phần nhờ "du lịch trong ngày". Ví dụ Sài Gòn Nha trang chỉ mất 1 tiếng rưỡi thì dân đi chơi rồi lại quay về trong ngày, không phải tốn chi phí lớn nhất khi đi du lịch là chi phí khách sạn. Trước đi du lịch phải mất 3 ngày, phải chờ được nghỉ lễ 3 ngày thì nay thích thì đi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Số lượng khách sẽ tăng vọt 1 phần nhờ "du lịch trong ngày". Ví dụ Sài Gòn Nha trang chỉ mất 1 tiếng rưỡi thì dân đi chơi rồi lại quay về trong ngày, không phải tốn chi phí lớn nhất khi đi du lịch là chi phí khách sạn. Trước đi du lịch phải mất 3 ngày, phải chờ được nghỉ lễ 3 ngày thì nay thích thì đi.
Giá vé cũng phải đủ rẻ nữa thì du lịch mới trở thành đại chúng được. Ví dụ giá vé 500k / người thì cả gia đình hết 2 triệu / lượt, đi và về thành 4 triệu rồi. Đi về trong ngày mà mất 4 triệu lại tiếc và kết quả là năm cũng chỉ đi vài lần chứ không thể hứng phát là đi luôn như đi công viên được.

Với mức thu nhập hiện tại thì để đại chúng hóa du lịch NT, ta nên phấn đấu giá vé SG-NT cỡ 100k / lượt, cả nhà hết tầm 1tr đi lại. Sáng kéo nhau lên tàu, ăn trưa, đi chơi tắm biển, ăn tối xong lên tàu về là vừa.
 

luu3

Xe buýt
Biển số
OF-372176
Ngày cấp bằng
1/7/15
Số km
834
Động cơ
257,323 Mã lực
xe khách hiện giờ cũng gần 300k

Giá vé cũng phải đủ rẻ nữa thì du lịch mới trở thành đại chúng được. Ví dụ giá vé 500k / người thì cả gia đình hết 2 triệu / lượt, đi và về thành 4 triệu rồi. Đi về trong ngày mà mất 4 triệu lại tiếc và kết quả là năm cũng chỉ đi vài lần chứ không thể hứng phát là đi luôn như đi công viên được.

Với mức thu nhập hiện tại thì để đại chúng hóa du lịch NT, ta nên phấn đấu giá vé SG-NT cỡ 100k / lượt, cả nhà hết tầm 1tr đi lại. Sáng kéo nhau lên tàu, ăn trưa, đi chơi tắm biển, ăn tối xong lên tàu về là vừa.
 

L0SEDOW

Xe tải
Biển số
OF-379346
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
360
Động cơ
165,874 Mã lực
Tuổi
42
Giá vé cũng phải đủ rẻ nữa thì du lịch mới trở thành đại chúng được. Ví dụ giá vé 500k / người thì cả gia đình hết 2 triệu / lượt, đi và về thành 4 triệu rồi. Đi về trong ngày mà mất 4 triệu lại tiếc và kết quả là năm cũng chỉ đi vài lần chứ không thể hứng phát là đi luôn như đi công viên được.

Với mức thu nhập hiện tại thì để đại chúng hóa du lịch NT, ta nên phấn đấu giá vé SG-NT cỡ 100k / lượt, cả nhà hết tầm 1tr đi lại. Sáng kéo nhau lên tàu, ăn trưa, đi chơi tắm biển, ăn tối xong lên tàu về là vừa.
Em nghĩ khoảng 50-70k HN SG là đẹp.
Còn Vinh, Thanh Hoá,Ninh Bình, Phủ Lý thì đồng giá 10k.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Em nghĩ khoảng 50-70k HN SG là đẹp.
Còn Vinh, Thanh Hoá,Ninh Bình, Phủ Lý thì đồng giá 10k.
Cũng được, lúc đó cần nhà nước trợ giá thêm như phương tiện công cộng. Có quyết tâm thì không gì không thể cả.

Novaland còn tài trợ miễn phí xe bus SG đi Novaworld Phan Thiết mà :D
 

2XD3

Xe máy
Biển số
OF-839002
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
52
Động cơ
184 Mã lực
Tuổi
21
xe khách hiện giờ cũng gần 300k
Giá vé cũng phải đủ rẻ nữa thì du lịch mới trở thành đại chúng được. Ví dụ giá vé 500k / người thì cả gia đình hết 2 triệu / lượt, đi và về thành 4 triệu rồi. Đi về trong ngày mà mất 4 triệu lại tiếc và kết quả là năm cũng chỉ đi vài lần chứ không thể hứng phát là đi luôn như đi công viên được.

Với mức thu nhập hiện tại thì để đại chúng hóa du lịch NT, ta nên phấn đấu giá vé SG-NT cỡ 100k / lượt, cả nhà hết tầm 1tr đi lại. Sáng kéo nhau lên tàu, ăn trưa, đi chơi tắm biển, ăn tối xong lên tàu về là vừa.
Đó là chưa kể ga đường sắt cao tốc ở Diên Khánh cách bãi biển Nha Trang tầm 12-13km phải tốn thêm nhiều tiền taxi cả đi cả về để ra đến ga đường sắt cao tốc.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Đó là chưa kể ga đường sắt cao tốc ở Diên Khánh cách bãi biển Nha Trang tầm 12-13km phải tốn thêm nhiều tiền taxi cả đi cả về để ra đến ga đường sắt cao tốc.
Dĩ nhiên hạ tầng phải đồng bộ, đơn giản là thêm tuyến xe bus điện chạy ga Diên Khánh ra biển Nha Trang.
 

L0SEDOW

Xe tải
Biển số
OF-379346
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
360
Động cơ
165,874 Mã lực
Tuổi
42
Cũng được, lúc đó cần nhà nước trợ giá thêm như phương tiện công cộng. Có quyết tâm thì không gì không thể cả.

Novaland còn tài trợ miễn phí xe bus SG đi Novaworld Phan Thiết mà :D
Vâng, mình bỏ qua chuyện lời lãi đi, nhà nước lo, để phát triển kinh tế, trẻ con đi học, phụ nữ sdi chợ, đàn ông đi nhậu. Mấy lúc mà dọc tuyến trở nên sầm uất ngay.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,331
Động cơ
351,349 Mã lực
Vâng, mình bỏ qua chuyện lời lãi đi, nhà nước lo, để phát triển kinh tế, trẻ con đi học, phụ nữ sdi chợ, đàn ông đi nhậu. Mấy lúc mà dọc tuyến trở nên sầm uất ngay.
Đấy cũng là một tư duy tích cực, vì dân vì nước :))
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,117
Động cơ
9,180 Mã lực
👉 Link: https://www.facebook.com/share/p/ReLJQwVo3MZaAxWm/?mibextid=WC7FNe

THỰC TIỄN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO HỖN HỢP CHỞ KHÁCH VÀ HÀNG - LIÊN HỆ ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO TRÊN TRỤC BẮC - NAM

1. THỰC TIỄN THẾ GIỚI

Tại bài viết “TẠI SAO THIẾT KẾ TỐC ĐỘ 350 KM/H NHƯNG TÀU PHẢI GIẢM TỐC ĐỘ XUỐNG 260-280 KM/H KHI VẬN HÀNH HỖN HỢP KHÁCH VÀ HÀNG” ( https://www.facebook.com/chidat.nguyen/posts/pfbid0325NbtEdQH7QDBoV84RPVhsJdo8aGnHM9FuezFNbdNTeg6VB4DMSEtV9UdoJAXzVJl ) mình đã lập bảng tính toán và nhận xét với bán kính tối thiểu Rmin = 6.500 m của tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam thì chỉ nên chạy tối đa 260-280 km/h tàu khách khi vận hành hỗn hợp.

Liên hệ thực tiễn, ở Đức có tuyến Hannover - Wurzburg, Mannheim - Stuttgart có bán kính tối thiểu Rmin = 7.000 m (khó khăn 5.000 m) thì chỉ vận hành tàu khách 280 km/h và tàu hàng 120 km/h.

Với trường hợp chỉ chở riêng khách, thì tuyến Cologne - Frankfurt chạy đến 300 km/h nhưng chỉ yêu cầu bán kính tối thiểu Rmin = 3500 m. (Hình 1).

Tóm lại khi chạy hỗn hợp tàu khách và tàu hàng thì bán kính cong nằm còn yêu cầu lớn hơn nhiều so với chỉ chạy riêng tàu khách.

2. VỀ LÝ GIẢI CỦA HỒ SƠ

Khi đọc đoạn tóm tắt này trên báo (Hình 2): “Bộ GTVT lý giải: Trong Báo cáo Nghiên cứu khả thi, tuyến có tốc độ thiết kế tàu khách 350km/h, tàu hàng160km/h. Kinh nghiệm thế giới cho thấy đối với các quốc gia có tuyến đường sắt mới đưa vào khai thác, tốc độ khai thác bằng khoảng 90% tốc độ thiết kế. Vì vậy, dự kiến trong giai đoạn đầu, tốc độ khai thác tối đa của tàu khách 320km/h, tàu hàng 120km/h. Trong quá trình khai thác, việc nâng tốc độ khai thác tối đa sẽ được tổng kết, đánh giá và thử nghiệm.

Để bảo đảm khai thác với tốc độ nêu trên, Tư vấn sử dụng bán kính đường cong 6.500m và tính toán siêu cao theo Tiêu chuẩn Châu Âu DIN EN 13803:2017 (TCVN 13342:2012) cho thấy yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường đáp ứng các điều kiện để khai thác an toàn.”

Thì mình thấy chưa đầy đủ và không thuyết phục. Vì tiêu chuẩn EN 13803:2017 dùng cho châu Âu, không phân biệt tuyến chỉ chở khách hay tuyến hỗn hợp. Tiêu chuẩn này đưa ra các giới hạn đường bao chung cả 2 loại vận hành này (thường là tàu khách), tùy trường hợp thì sẽ tính toán lấy giá trị cụ thể.

Ví dụ, dự án cụ thể áp dụng EN 13803:2017, khi chỉ có tàu khách thì áp dụng giá trị trên theo EN 13803 (siêu cao 160 mm), khi vận hành hỗn hợp thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp (siêu cao chỉ 90 mm). (Hình 3). Do đó, cần tìm hiểu nội dung chi tiết lý giải này xem có đúng đắn hay không.

3. THÔNG TIN BÊN LỀ

Mình được thông tin về nội dung chi tiết lý giải như sau:

3.1. Tư vấn thiết kế (TVTK) cho rằng Tư vấn thẩm tra (TVTT) không phản đối cách tính siêu cao theo EN 13803 nên đương nhiên là đúng.

Nếu lý luận như vậy thì hơi ngộ nghĩnh. Trên tuyến ĐSTĐC trục Bắc - Nam có những ga chỉ cách nhau 30-40 km (Phủ Lý - Nam Định, Nam Định - Ninh Bình, Long Thành - Thủ Thiêm), thì bên cạnh những loại tàu chạy được 350 km/h, còn có loại tàu khách liên vùng chỉ chạy 160 km/h giữa các ga gần thôi.

Nếu TVTT coi rằng TVTK đang tính toán cho các đoàn tàu khách chạy tốc độ khác nhau thì sử dụng giá trị trên của EN 13803 thì phù hợp. Còn khi có tàu hàng ở đây thì giá trị phải khác đi, như ví dụ mục 2 ở trên.

Mình nghiêng về hướng là TVTT đang hiểu là TVTK chỉ đang tính toán cho các đoàn tàu khách, còn nếu TVTK coi là tính toán với cả tàu hàng thì giá trị sẽ không đúng theo thực tiễn ở nước Đức tại mục 1 nêu trên.

3.2. Tư vấn thiết kế cho rằng Tư vấn thẩm tra sử dụng tiêu chuẩn TB 10098 của TQ để chất vấn là không phù hợp.

Cái này thì cũng rất hài hước. Mình đã giới thiệu tiêu chuẩn TB 10098 ở bài viết này ( https://www.facebook.com/chidat.nguyen/posts/pfbid02Te1aJsouFpbdhdw1YBofaeQCdR9a45okg5n5SHp1h4e3itNy8NS9hVwmg973qcyXl ). Lý do mình giới thiệu vì nó sẽ được áp dụng cho các tuyến đường sắt phía Bắc khổ 1435, đồng thời nó có đa dạng đủ loại hình: từ tàu khách 350 km/h đến vận hành hỗn hợp và tàu hàng siêu nặng (Và trong bài viết này thì Tiêu chuẩn cũng nêu rõ bán kính tối thiểu thông thường 7.000 m khi chạy riêng tàu khách 350 km/h rồi, nếu có tàu hàng thêm vào thì cần bán kính lớn hơn nữa).

Hài hước ở chỗ, đề bài 350 km/h và tải trọng trục 22,5 tấn là chưa bao giờ xuất hiện trên thế giới vì thế sẽ không có tiêu chuẩn nào có sẵn các giá trị cho loại hình này cả. Việc TVTT vận dụng TB 10098 để tính toán lại các giá trị siêu cao là hiểu được, vì nó có đủ các loại hình tàu đã nêu ở trên. Khi vận dụng thì sẽ tính toán dựa trên các đặc điểm của tàu khách 350 km/h và tàu hàng nặng 120 km/h (do tiêu chuẩn TB 10098 cung cấp), chứ làm gì có giá trị sẵn có mà áp đặt.

Thành thử, nếu TVTK có nhận xét thì phải xem người ta có vận dụng đúng hay không, chứ nói sử dụng tiêu chuẩn không đúng là rất buồn cười.

4. TẠM KẾT

Bài viết cung cấp thông số hình học thực tiễn về một số tuyến đường sắt tốc độ cao: chỉ chở khách và vận hành hỗn hợp. Từ thực tiễn này cho thấy Rmin = 7.000 m chỉ vận hành tàu khách 280 km/h, tàu hàng 120 km/h (còn nếu chỉ riêng tàu khách thì Rmin = 7.000 m chạy được tàu 350 km/h).

Khi liên hệ với tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam, và đặc biệt đọc bài báo giải thích của TVTK thấy rất nghi ngờ. Khi thông số chỉ có Rmin = 6.500 m mà nói vận hành tàu khách 350(320) km/h và tàu hàng 120 km/h là không áp dụng đúng tiêu chuẩn, sai lý thuyết và trái thực tiễn. Thế này thì giai đoạn đầu chưa chắc đã đạt được tốc độ mong muốn, nói chi đến giai đoạn sau khi mà hạ tầng không đủ nữa.

Hy vọng hồ sơ phải hoàn thiện kịp thời để thực hiện đúng yêu cầu đề bài đặt ra. Muốn tự chủ về ĐSTĐC thì trước hết phải có một hồ sơ đúng đắn đã./.
IMG_8702.jpeg
IMG_8700.jpeg
IMG_8704.jpeg
Cụ hỏi cụ Leu leu nhé, cụ ấy bảo đường chạy tàu hàng 120km/h vẫn chạy tít tàu khách 400km/h
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Cụ hỏi cụ Leu leu nhé, cụ ấy bảo đường chạy tàu hàng 120km/h vẫn chạy tít tàu khách 400km/h
Nếu chỉ chạy riêng tàu khách thì trên tuyến hỗn hợp ở Đức này có thể chạy đến 400km/h. Cái này đã đưa vào sách về Động lực học đường sắt tốc độ cao.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
376
Động cơ
376,738 Mã lực
Vâng, mình bỏ qua chuyện lời lãi đi, nhà nước lo, để phát triển kinh tế, trẻ con đi học, phụ nữ sdi chợ, đàn ông đi nhậu. Mấy lúc mà dọc tuyến trở nên sầm uất ngay.
Ngân sách bỏ ra 72.8 tỉ $, bù lỗ cả vận hành... để có được lợi ích kinh tế lan toả mạnh mẽ (trẻ con đi học, phụ nữ đi chợ, đàn ông đi nhậu), yêu cầu hạ tầng kết nối đồng bộ các ga & bến xe buýt, vé ga lẻ 10k => cỏ gì mà chất lượng tốt vậy 🤣 Kiểm toán nhà nước còn đang suýt khóc kia kìa : https://laodong.vn/kinh-doanh/kiem-toan-nha-nuoc-gop-y-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac--nam-1415704.ldo
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,845
Động cơ
314,316 Mã lực
Báo giao thông có bài khen hệ thống ĐSCT của Pháp, nói cự ly dưới 1000km, máy bay ko cạnh tranh đc với ĐSCT khi mà thời gian và giá vé đi ĐSCT đều hơn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top