Báo Tuổi trẻ đang có loạt bài rất hay về đsct
Đồng tiền bẩn dưới đường ray cao tốc
Tai nạn đường sắt tốc độ cao đầu tiên ở Trung Quốc xảy ra vào tối 23-7-2011 gần Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang).
Đoàn tàu D3115 chở 1.072 người đi vào đoạn đường ray có hộp tín hiệu đã bị sét đánh hỏng trước đó. Đoàn tàu D301 chở 558 người đâm sầm sau đoàn tàu D3115 đang dừng. 40 người thiệt mạng và 192 người bị thương.
Báo cáo điều tra ghi nhận các thiết bị tín hiệu chỉ được kiểm tra an toàn qua loa và không thử nghiệm đầy đủ; công tác đấu thầu có nhiều nghi vấn và nhiều thiếu sót về quy trình an toàn; công tác giám sát quản lý không đầy đủ; nhận thức an toàn kém và quy trình cứu hộ kém.
Vụ tai nạn ở Ôn Châu đã trở thành ca điển hình về tội phạm kinh tế và đường sắt cao tốc Trung Quốc (tạp chí Asian Journal of Criminology của Đức).
Chịu trách nhiệm chính có Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, phó kỹ sư trưởng Trương Thục Quang và cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Tín hiệu và Truyền thông đường sắt Trung Quốc Mã Thành. Lưu và Trương đã bị bắt vì tham nhũng vài tháng trước tai nạn. Mã Thành chết một tháng trước tai nạn do lên cơn đau tim.
Lưu Chí Quân giữ chức bộ trưởng Bộ Đường sắt năm 2003. Năm 2013, Lưu ra tòa vì lạm dụng chức vụ, quyền hạn và nhận hối lộ, cuối cùng lãnh án tù chung thân. Sau đó, Thịnh Quang Tổ về làm bộ trưởng.
Khi Bộ Đường sắt bị giải thể vào tháng 3-2013, Thịnh đứng đầu Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc mới lập. Vào tháng 9-2022, Thịnh bị bắt. Cuối năm 2023, Thịnh bị kết án 15 năm tù và bị phạt 6 triệu nhân dân tệ về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi hơn 56,66 triệu nhân dân tệ (7,9 triệu USD).
Năm 2019, Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc đổi tên thành Tập đoàn Đường sắt nhà nước Trung Quốc.