- Biển số
- OF-327772
- Ngày cấp bằng
- 20/7/14
- Số km
- 1,401
- Động cơ
- 113,712 Mã lực
Vấn đề của cái báo cáo kia nằm ở chỗ đảm bảo phục vụ ANQP, chở xe tăng (như chính cái BCNCTKT nêu), thì nó là tàu hàng nặng, vì 1 xe tăng cỡ 60 tấn.Đoạn 350 với 160 chạy chung được không thì em không rõ lắm, nhưng cụ cho em hỏi tại sao tầu hàng nhẹ lại không chạy được ở tốc độ 160km/h khi hàng đã đóng cont như kiểu hàng chuyển bằng máy bay vậy? Có thể họ chạy tốc độ đó cho tiết kiệm chứ không hẳn là nó không chạy được nhanh hơn chứ cụ nhỉ? Miễn sao không vượt quá tải trọng cho phép.
- Tàu hàng nặng có vấn đề về siêu cao thừa, nếu siêu cao thừa cao quá thì không đảm bảo an toàn, lật tàu về phía bụng của khúc cua.
- Với thông số trong BCNCTKT, thiết kế cho tàu khách 350km/h, thì tính toán ra tàu hàng nặng phải có Vmin = 160km/h tức là phải chạy tối thiểu 160km/h mới không lật tàu
- Trên thế giới chẳng có cái tàu hàng nặng nào chạy đc ở tốc độ này, toàn bò bò mấy chục km/h. Đến ngay cả Mỹ với đường sắt tải trọng trục tiêu chuẩn Mỹ 32.5 tấn cũng giới hạn 80km/h nếu đang chở nặng.
Vậy nó không đảm bảo đc yêu cầu phục vụ ANQP. Nếu bên QĐ tuyên bố là chỉ cần phục vụ tư trang nhẹ bông băng thuốc đỏ, loa kèn trống phục vụ văn công thì còn ok, nhưng đòi chở xe tăng thì khác.
Giờ quay lại vấn đề cụ sẽ hỏi là chơi tàu hàng chỉ chở nhẹ đảm bảo 160km/h, thì trên thế giới có không, nó chở như thế nào? Họ không dùng tàu hàng như ta thường thấy, không phải tàu container, mà dùng 1 dạng tàu ngoại hình gần giống như tàu cao tốc, số lượng toa giới hạn thường là 8 toa. Khoảng 250 tấn / 8 toa hàng (ko kể 2 đầu máy). Tức là chở ~30 tấn hàng/toa, thường dùng chở bưu phẩm thư tín. Vấn đề là nếu như vậy, thì cần gì tải trọng trục 22.5 tấn? Tải trọng này là để phục vụ các toa chở 60 tấn hàng.
Chỉnh sửa cuối: