- Biển số
- OF-34470
- Ngày cấp bằng
- 2/5/09
- Số km
- 2,218
- Động cơ
- 504,276 Mã lực
Có một điểm chung là các quốc gia làm ĐSTĐC chỉ chở khách khi đã tuyến ĐS chở hàng đáp ứng được nhu cầu.Tuu
Chắc lâu lắm không đọc báo, hoặc chí ít không biết cái sân bay vừa xin lùi tiến độ. Mà cái đó là công nghệ phổ thông, không độc quyền, nhiều nhà cung cấp thiết bị còn bị chậm.
Cái sân bay nếu cụ nào không biết chắc sẽ cãi là chậm do xây luôn đường băng số 2, gọi là ngây thơ vô số tội.
Những cái còn phải phụ thuộc vào công nghệ “độc quyền” trên thế giới chưa bao giờ có ý, kiểu tàu cao tốc 350km/h có thể chở hàng 120km/h thì còn chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì đâu.
Và sau đó, thì còn là chuyện nuôi nó, đến bố đẻ vẽ ra nó vừa phải ngậm ngùi tuyên bố:
Tuyến đường sắt 350km/h đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng còn chi phí đầu tư thì chờ…
Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải ý, nó là tuyến cao tốc hiếm hoi có lãi, nhiều cụ đưa ra làm ví dụ mà lờ đi bao nhiêu tuyến âm tiền thế?
Ai có kiến thức cũng hiểu, Việt Nam cần đường sắt tốc độ cao, chở hàng nặng liên vận quốc tế, làm một điểm trung chuyển của thế giới, giảm thời gian và chi phí Logictics (Nôm na là vận tải nhanh gọn rẻ) , nông sản từ miền Nam ra cửa khẩu trong ngày giúp nông dân là chuẩn nhất.
Chứ cứ mơ tưởng sáng phở Hà Nội, trưa cà phê thành phố HCM với chi phí x triệu, mà còn chả đủ chi phí đầu tư thì cẩn thận bẫy nợ.
Vinashin vẫn là bài học nóng bỏng
Cái này được nêu rõ trong báo cáo của UIC.
Đúng như cụ nhận định, bây giờ chuyển nông sản từ đường bộ sang đường sắt là giảm tải cho đường bộ, thoát khỏi cảnh ùn ứ cửa khẩu.
Không phải vô tình mà có đại biểu Quốc hội muốn ĐSTĐC kéo dài đến miền Tây và nối vào tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai để nông sản miền Tây xuất sang nhanh nhất qua biên giới. Tức là rất mong muốn tuyến này chở hàng.