[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ngày xưa trái đất làm gì có đường, người ta đi quen thành đường thôi :) nếu cứ tư duy không cho VN cơ hội thử nghiệm, kể cả chấp nhận "học phí ngu" thì VN muôn đời không phát triển được công nghệ.
Cụ ấy có cái bệnh là cứ phức tạp hóa vấn đề nó lên, trong khi ngừơi ta giải quyết đơn giản. Tại sao phải xây bãi thử trong khi có thể đi thuê ngừơi ta thử??
Các cụ biết thế giới có bao nhiêu công ty sản xuất thanh ray ĐSCT 300km/h trở lên không? Chỉ có 6 công ty: British Steel (Anh), Acelor Mittal (Anh - Bắc Âu - Ấn độ), Thysen-Krupp (Đức), Forlam (Pháp), Hitachi (Nhật) và Baotou (TQ). Tất cả đều là các công ty trăm năm kinh nghiệm.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Ngày xưa trái đất làm gì có đường, người ta đi quen thành đường thôi :) nếu cứ tư duy không cho VN cơ hội thử nghiệm, kể cả chấp nhận "học phí ngu" thì VN muôn đời không phát triển được công nghệ.
Cụ chuẩn. Cứ lúc nào cũng đúng như sách viết, lớp lang thì thằng đi sau ko bao giờ bằng thằng đi trước chứ đừng nói là vượt nó
 

LWH

Xe tải
Biển số
OF-700193
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
379
Động cơ
100,607 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Thì đang chém gió mà cụ căng cọt thế! Cụ bảo rẻ hơn em bảo chả rẻ, vì sao thì đã giải thích. Đặc biệt là đi 1 mình! Cụ có lãng phí hay không kệ cụ chứ! Chả phải hộ hay không hộ! Lái xe là phải tính công lái xe của mình vào. Không tính công mình vào thì giống như việc cụ đi chợ tự nấu với ăn nhà hàng vậy. Đi ăn nhà hàng chê đắt cơ mà khi đi chợ thì không tính công( thời gian đi chợ, thời gian chế biến, thời gian dọn dẹp).
Còn rủi ro thì chắc chắn rủi ro lái xe cao hơn vì nó còn rủi ro do bản thân cụ lái xe gây ra nữa( chủ quan).
Thì ưu thế của nhà giồng được là ở chỗ lấy công làm lãi chứ còn gì, cụ không lái tàu thì cũng phải mua công lái tàu đấy thây.
Cụ không cần tính hộ đâu chứ em đi tàu cao tốc tây với tự lái mãi rồi, tính toán cự ly mục đích chi phí số lượng mãi rồi chứ có phải chờ 20 năm nữa mới đi thực nghiệm Nam Định đâu mà.
Mà nghe nói tàu tây nó bán giá vé như thế là vẫn lỗ đấy.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ biết thế giới có bao nhiêu công ty sản xuất thanh ray ĐSCT 300km/h trở lên không? Chỉ có 6 công ty: British Steel (Anh), Acelor Mittal (Anh - Bắc Âu - Ấn độ), Thysen-Krupp (Đức), Forlam (Pháp), Hitachi (Nhật) và Baotou (TQ). Tất cả đều là các công ty trăm năm kinh nghiệm.
Cụ lại lý thuyết. A Long thực chất hojc kinh tế quốc dân ra, cũng chả học tí nào về kỹ thuật, cứ suy nghĩ như cụ thì chả bao giờ có Hoà phát cả.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Thì ưu thế của nhà giồng được là ở chỗ lấy công làm lãi chứ còn gì, cụ không lái tàu thì cũng phải mua công lái tàu đấy thây.
Cụ không cần tính hộ đâu chứ em đi tàu cao tốc tây với tự lái mãi rồi, tính toán cự ly mục đích chi phí số lượng mãi rồi chứ có phải chờ 20 năm nữa mới đi thực nghiệm Nam Định đâu mà.
Mà nghe nói tàu tây nó bán giá vé như thế là vẫn lỗ đấy.
Công lái tàu nó tính vào tiền vé rồi, hehe. Ai lỗ kệ mình đi thấy lời là được.
Tính của nhà trồng đựơc thì phải tính công mình vào, 1 thằng ngửa háng ra sung sướng 1 thằng ôm volang ai mệt hơn??
Đã tính là tính cho cùng, thế tiền mua xe, tiền phí đường bộ thường niên, bảo hiểm xe, bảo trì chắc nhà cụ trồng được hết, kaka. Ở đây chỉ bàn đắt rẻ chứ có bàn thích đi cái gì đâu!
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Các cụ biết thế giới có bao nhiêu công ty sản xuất thanh ray ĐSCT 300km/h trở lên không? Chỉ có 6 công ty: British Steel (Anh), Acelor Mittal (Anh - Bắc Âu - Ấn độ), Thysen-Krupp (Đức), Forlam (Pháp), Hitachi (Nhật) và Baotou (TQ). Tất cả đều là các công ty trăm năm kinh nghiệm.
Thế không phải là thằng Danieli kia đang làm với Acelor đấy à?
Cụ phức tạp hóa thôi! Có rất nhiều cách thử nghiệm mà không phải xây bãi thử.
Mấy thằng đóng tàu nó cũng đi thuê bể thử mãi thôi. Đặc biệt mua license nữa thì chúng nó còn cho thuê giá rẻ. Vấn đề chỉ là đầu ra sản phẩm thôi.!
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tư duy như cụ thì không bao giờ làm được bất kỳ điều gì, bởi trước đó chưa làm thì có thể là:
(i) Không biết cách làm ra sản phẩm đó, hoặc
(ii) Biết nhưng không làm vì giá thành cao hoặc sản lượng/thị trường nhỏ không bõ công làm.
Ngay cả khi rơi vào trường hợp thứ nhất (không biết) thì phải học/thuê chuyên gia mà làm cho bằng được nếu đã có định hướng và đầu tư để phát triển dòng sản phẩm đó trước khi suy nghĩ tới việc cải tiến/hoàn thiện công nghệ nhằm hạ giá thành sản phẩm, còn nếu vẫn tiếp tục với lối suy nghĩ "ta không thể làm vì ta không biết" thì tốt nhất tránh sang một bên cho người khác thực hiện việc 'thử và sai". Tư tưởng/suy nghĩ không dám làm hay lúc nào cũng sợ sệt rằng ta không làm được như người nước ngoài làm là tư tưởng/suy nghĩ cần phải loại bỏ nếu người lãnh đạo doanh nghiệp muốn đạt được sự phát triển có hàm lượng chất xám cao hơn cho doanh nghiệp.
Người trong ngành này đương nhiên biết các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của thép làm ray đường sắt phải ở mức nào và họ biết tương đối rõ quy trình làm ra nó - bởi nó không phải quá khó như suy nghĩ của cụ, vấn đề là giá thành sản xuất ra nó là bao nhiêu so với hàng nhập khẩu.
Trong một comment trước, tôi đã nói là thép sau cùng tích (hypereutectoid steel) với C = 0,77 - 0,85%, Mn = 0,60 - 1,50%, Si = 0,10 - 0,65%, P < 0,03% và S < 0,03% đáp ứng tốt các chỉ tiêu của thép ray với độ bền chảy (yield strength) trong khoảng 450 - 850 MPa và độ bền kéo (tensile strength) trong khoảng 900 - 1.200 MPa, các chỉ tiêu cơ lý của thép ray. Kết hợp với kỹ thuật khử khí chân không (vacuum degassing để hạn chế H) khi đúc ray và nhiệt luyện (tôi, ram, ủ) bán thành phẩm là đủ. Người học về luyện kim đương nhiên hiểu các hệ thống/hỗn hợp cùng tinh (eutectic), sau cùng tinh (hypereutectic), trước cùng tinh (hypoeutectic), cùng tích (eutectoid), sau cùng tích (hypereutectoid), trước cùng tích (hypoeutectoid), bao tích (peritectoid), bao tinh (peritectic) là cái gì và tính toán/phối trộn chúng thế nào.
Bởi vì tôi đã "làm được điều gì đó" nên tôi hiểu làm được nó gian nan thế nào cụ ợ. Những thứ trong sách, trong giáo trình vv hoàn toàn không đủ.

Như tôi đã nói, thế giới chỉ có 6 nhà sản xuất thanh ray ĐSCT 300km/h trở lên. Nếu thuê chuyên gia luyện thép thì tôi chưa hình dung HP lấy đâu ra chuyên gia chứ đừng nói luyện thép xong phải kéo ra thanh ray đạt chuẩn mới gọi là thành công. Nhưng ai có thể nói rằng thanh ray đạt chuẩn 350km/h nó là thế nào?

Các cụ không sản xuất chắc không biết thế giới bây giờ bảo vệ các bí quyết kỹ thuật gắt gao ra sao. HP có thể khá dễ tìm chuyên gia luyện thép và kéo thanh ray thường (120km/h), nhưng thép và ray 350km/h là 1 câu chuyện hoàn toàn khác.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tư duy như cụ thì không bao giờ làm được bất kỳ điều gì, bởi trước đó chưa làm thì có thể là:
(i) Không biết cách làm ra sản phẩm đó, hoặc
(ii) Biết nhưng không làm vì giá thành cao hoặc sản lượng/thị trường nhỏ không bõ công làm.
Ngay cả khi rơi vào trường hợp thứ nhất (không biết) thì phải học/thuê chuyên gia mà làm cho bằng được nếu đã có định hướng và đầu tư để phát triển dòng sản phẩm đó trước khi suy nghĩ tới việc cải tiến/hoàn thiện công nghệ nhằm hạ giá thành sản phẩm, còn nếu vẫn tiếp tục với lối suy nghĩ "ta không thể làm vì ta không biết" thì tốt nhất tránh sang một bên cho người khác thực hiện việc 'thử và sai". Tư tưởng/suy nghĩ không dám làm hay lúc nào cũng sợ sệt rằng ta không làm được như người nước ngoài làm là tư tưởng/suy nghĩ cần phải loại bỏ nếu người lãnh đạo doanh nghiệp muốn đạt được sự phát triển có hàm lượng chất xám cao hơn cho doanh nghiệp.
Người trong ngành này đương nhiên biết các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của thép làm ray đường sắt phải ở mức nào và họ biết tương đối rõ quy trình làm ra nó - bởi nó không phải quá khó như suy nghĩ của cụ, vấn đề là giá thành sản xuất ra nó là bao nhiêu so với hàng nhập khẩu.
Cụ lại lý thuyết. A Long thực chất hojc kinh tế quốc dân ra, cũng chả học tí nào về kỹ thuật, cứ suy nghĩ như cụ thì chả bao giờ có Hoà phát cả.
Vâng tôi thua. Các cụ cứ tin HP sẽ làm được thép và kéo được thanh ray 350km/h. Theo lịch trình thì cũng không còn lâu lắm đâu.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,951
Động cơ
361,683 Mã lực
Tuổi
124
Bởi vì tôi đã "làm được điều gì đó" nên tôi hiểu làm được nó gian nan thế nào cụ ợ. Những thứ trong sách, trong giáo trình vv hoàn toàn không đủ.

Như tôi đã nói, thế giới chỉ có 6 nhà sản xuất thanh ray ĐSCT 300km/h trở lên. Nếu thuê chuyên gia luyện thép thì tôi chưa hình dung HP lấy đâu ra chuyên gia chứ đừng nói luyện thép xong phải kéo ra thanh ray đạt chuẩn mới gọi là thành công. Nhưng ai có thể nói rằng thanh ray đạt chuẩn 350km/h nó là thế nào?

Các cụ không sản xuất chắc không biết thế giới bây giờ bảo vệ các bí quyết kỹ thuật gắt gao ra sao. HP có thể khá dễ tìm chuyên gia luyện thép và kéo thanh ray thường (120km/h), nhưng thép và ray 350km/h là 1 câu chuyện hoàn toàn khác.
Cụ nghĩ rằng tôi không phải là người tham gia sản xuất và không hiểu gì về sản xuất thực tế chăng. Không có cái gì dễ cả mà tất cả đều phải trả giá. Có các chỉ tiêu cơ lý hóa và các thiết bị để thử nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu này (bắt buộc và tùy chọn). Khi tất cả các chỉ tiêu này đều đạt thì không có lý do gì để nói rằng sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng được cả.
"nhưng thép và ray 350km/h là 1 câu chuyện hoàn toàn khác": Nếu cụ biết nó khác, thì cụ cung cấp các thông số kỹ thuật cụ thể xem nó khác nhau thế nào, chứ đừng buông tũm một câu là nó khác hoàn toàn như thế, người nếu dính dáng đến kỹ thuật và công nghệ cần chỉ ra các khác biệt bằng các con số cụ thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Cụ rachfan có tham gia viết bài với đội này không đấy?
View attachment 8772071
Cảm ơn cụ, từ đoạn trích này em tìm ra cả bài

Họ kết luận cũng vui:
Currently, the discussion over Vietnam’s HSR focuses on the cost of construction.
However, our proposal suggests that the Vietnamese authorities need to conduct
market research on the potential operational profits of the HSR business. Based on
the data from Japanese JR companies, our analysis makes three suggestions for
Vietnam’s HSR project. First, the project should diversify its business model from
transportation service alone to include other businesses such as hotel, real estate,
and retail. Our estimates suggest that 32 to 54 per cent of profits must be generated
in non-transportation sectors for Vietnam’s HSR to be profitable. Second, the HSR
stations should connect to other transportation modes with access to suburban
areas. This allows efficient and systematic formation of densely populated urban
areas when urbanisation is expected to advance in Vietnam. Third, cross-border
connections from HCMC to Phnom Penh and Bangkok would increase the prospect
for profitability of the HSR as regional integration progresses along the SEC.

Ultimately, the decision to implement projects such as Vietnam’s HSR is
political. For a country that was once divided into two countries, connecting the
north and south directly with the HSR is a national project for unity too. It will not
only improve transportation in the country, but also enhance national integration
by connecting people in Vietnam economically and socially, and forge a stronger
national identity.
 

LWH

Xe tải
Biển số
OF-700193
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
379
Động cơ
100,607 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Công lái tàu nó tính vào tiền vé rồi, hehe. Ai lỗ kệ mình đi thấy lời là được.
Tính của nhà trồng đựơc thì phải tính công mình vào, 1 thằng ngửa háng ra sung sướng 1 thằng ôm volang ai mệt hơn??
Đã tính là tính cho cùng, thế tiền mua xe, tiền phí đường bộ thường niên, bảo hiểm xe, bảo trì chắc nhà cụ trồng được hết, kaka. Ở đây chỉ bàn đắt rẻ chứ có bàn thích đi cái gì đâu!
Khiếp, cứ như thể các cụ đang sợ tàu ế ấy mà rộn ràng thế.
Yên tâm, lúc tàu chạy giá cả nó hợp lý với túi tiền ai thì người ta sẽ đi, không hợp thì dí súng vào đầu họ cũng lắc. Chứ giờ còn đang tính tiền dỗ nhau trên giấy cả.
Mà sống như cụ thì mệt phết đấy, lấy cái gì ra dùng cũng phải tính toán so đo từng hào với dịch vụ thì mới dám dùng à?
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,845
Động cơ
314,316 Mã lực
Em mới xem lướt qua bản tháng 8/2024 thì ko tìm thấy thông tin bán kính cong nhỏ nhất nữa. Lươn lẹo vcđ =))
Nó mới đang là báo cáo, đã chốt đâu mà bảo lươn lẹo.
Sau còn thuê tư vấn làm báo cáo khả thi, lúc đấy mới là chính thức.
 

unloved14

Xe tải
Biển số
OF-136280
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
332
Động cơ
367,460 Mã lực
Các cụ nghĩ đơn giản về đường 350 quá. Nhắc với các cụ là nếu nhận làm ray thì Hòa phát thứ nhất phải luyện được thép ray, thứ 2 phải đúc hoặc kéo được thanh ray đạt chuẩn mới là thành công. Mà muốn kết luận thành công thì phải thử nghiệm cực kỳ nghiên túc. Vậy lấy gì để Hòa phát thử nghiệm?

Nên để ý thế này: công nghệ thiết bị vô cùng quen thuộc mà trước khi vận hành chính thức, các đoàn tàu đô thị Cát linh - Hà đông và Bến thành - Suối tiên vẫn phải chạy đi chạy lại hàng trăm chuyến mới chắc chắn an toàn. Nếu Hòa phát làm ray thì phải thử nghiệm tương tự, nghĩa là phải dựng ít nhất 100km đường 350km/h với ray Hòa phát và có đoàn tàu 350km/h thực tế chạy đi chạy lại vài chục ngàn km mà thanh ray vẫn đạt chuẩn, thế mới gọi là thử nghiệm thành công để sản xuất hàng loạt. Chỉ riêng bãi thử này đã tốn cỡ 2 tỉ đô, Hòa phát làm được không?

Đừng nghĩ luyện được thép rồi đưa đi xét nghiệm đạt tiêu chuẩn là xong.
Món nhà giàu này tốn kém thật, ai duyệt cho thử nghiệm khi chi phí lớn thế kia.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,412
Động cơ
113,834 Mã lực
Nó mới đang là báo cáo, đã chốt đâu mà bảo lươn lẹo.
Sau còn thuê tư vấn làm báo cáo khả thi, lúc đấy mới là chính thức.
Vì sao Báo cao Tiền khả thi 2019 thì có bán kính cong nhỏ nhất còn bản 9/2024 thì lại bỏ đi? =))
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ nghĩ rằng tôi không phải là người tham gia sản xuất và không hiểu gì về sản xuất thực tế chăng. Không có cái gì dễ cả mà tất cả đều phải trả giá. Có các chỉ tiêu cơ lý hóa và các thiết bị để thử nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu này (bắt buộc và tùy chọn). Khi tất cả các chỉ tiêu này đều đạt thì không có lý do gì để nói rằng sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng được cả.
"nhưng thép và ray 350km/h là 1 câu chuyện hoàn toàn khác": Nếu cụ biết nó khác, thì cụ cung cấp các thông số kỹ thuật cụ thể xem nó khác nhau thế nào, chứ đừng buông tũm một câu là nó khác hoàn toàn như thế, người nếu dính dáng đến kỹ thuật và công nghệ cần chỉ ra các khác biệt bằng các con số cụ thể.
Vâng trả giá, vậy cái giá là thế nào? Các công ty sản xuất ray 350km/h hiện tại cần cái giá trăm năm hoặc ít ra 70-80 năm và tất cả đều phải rất thuần thục sản xuất ray thường số lượng rất lớn trước khi chuyển sang sản xuất ray cao tốc dưới (250km/h) rồi mới đến cao tốc trên (>300km/h). Không ai chưa có bất cứ kinh nghiệm nào sản xuất ray thường lại đi làm ngay ray cao tốc cao nhất 350km/h.

Đây không phải là diễn đàn kỹ thuật nên tôi không muốn nói quá về chuyên môn. Chỉ dẫn 1 trang phổ cập như sau:

1. Track geometric design: High-speed rail adopts a larger track gauge and a smaller longitudinal inclination to reduce the lateral acceleration of the train when traveling on a curve and ensure passenger comfort and train stability.

2. Rail material selection and heat treatment: High-speed rail rails are usually made of high-strength, wear-resistant steel and undergo special heat treatment processes, such as quenching and tempering, to improve the hardness, strength and durability of the rails.

3. Manufacturing precision control: The manufacturing process of high-speed rail rails requires strict control of various dimensions and geometric parameters to ensure the flatness and symmetry of the track and keep the train stable when running at high speed.

(Ray cao tốc thường được chế tạo từ thép cường độ cao và độ chống mài mòn cao, đòi hỏi chế độ nhiệt luyện đặc biệt... để nâng cao độ cứng, cường độ và độ bền của thanh ray.
Quy trình sản xuất ray cao tốc đòi hỏi sự khống chế nghiêm ngặt các kích thước và thông số hình học để đảm bảo độ phẳng và đối xứng của đường ray, để đoàn tàu có thể vận hành ổn định ở tốc độ cao)


Tôi là người rất ủng hộ sản xuất trong nước, nhưng với 1 sản phẩm trực tiếp quyết định an toàn tính mạng con người như thanh ray cao tốc 350km/h, tốt nhất nên mua từ các nhà sản xuất đã có thâm niên. Trường hợp này, không nên thử nghiệm.
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,951
Động cơ
361,683 Mã lực
Tuổi
124
Bổ sung thêm thông tin về sự phát triển công nghệ thép ray cho tàu cao tốc tại Trung Quốc trong baì báo năm 2023 (Development of rail technology for high speed railway in China, https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/RS-08-2023-0026/full/pdf?title=development-of-rail-technology-for-high-speed-railway-in-china). Các loại thép ray họ hiện đang dùng là U71Mn, U71MnH, U75V, U75VH với thành phần hóa (C, Mn, Si, P, S) và các tính chất cơ lý (độ bền kéo, độ dãn dài, độ cứng Brinell) theo tiêu chuẩn TQ B/T 2344.1-2020 như bảng 1 trong bài báo, cũng như so sánh với thép R260, R350HT theo tiêu chuẩn Anh EN 13674-1-2017.
.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,951
Động cơ
361,683 Mã lực
Tuổi
124
Vâng trả giá, vậy cái giá là thế nào? Các công ty sản xuất ray 350km/h hiện tại cần cái giá trăm năm hoặc ít ra 70-80 năm và tất cả đều phải rất thuần thục sản xuất ray thường số lượng rất lớn trước khi chuyển sang sản xuất ray cao tốc dưới (250km/h) rồi mới đến cao tốc trên (>300km/h). Không ai chưa có bất cứ kinh nghiệm nào sản xuất ray thường lại đi làm ngay ray cao tốc cao nhất 350km/h.

Đây không phải là diễn đàn kỹ thuật nên tôi không muốn nói quá về chuyên môn. Chỉ dẫn 1 trang phổ cập như sau:

1. Track geometric design: High-speed rail adopts a larger track gauge and a smaller longitudinal inclination to reduce the lateral acceleration of the train when traveling on a curve and ensure passenger comfort and train stability.

2. Rail material selection and heat treatment: High-speed rail rails are usually made of high-strength, wear-resistant steel and undergo special heat treatment processes, such as quenching and tempering, to improve the hardness, strength and durability of the rails.

3. Manufacturing precision control: The manufacturing process of high-speed rail rails requires strict control of various dimensions and geometric parameters to ensure the flatness and symmetry of the track and keep the train stable when running at high speed.

(Ray cao tốc thường được chế tạo từ thép cường độ cao và độ chống mài mòn cao, đòi hỏi chế độ nhiệt luyện đặc biệt... để nâng cao độ cứng, cường độ và độ bền của thanh ray.
Quy trình sản xuất ray cao tốc đòi hỏi sự khống chế nghiêm ngặt các kích thước và thông số hình học để đảm bảo độ phẳng và đối xứng của đường ray, để đoàn tàu có thể vận hành ổn định ở tốc độ cao)


Tôi là người rất ủng hộ sản xuất trong nước, nhưng với 1 sản phẩm trực tiếp quyết định an toàn tính mạng con người như thanh ray cao tốc 350km/h, tốt nhất nên mua từ các nhà sản xuất đã có thâm niên. Trường hợp này, không nên thử nghiệm.
Vẫn chỉ là những gì rất chung chung, tôi có cảm nhận cụ không hiểu gì về ngành thép nên chỉ trích dẫn những gì mà nói thật không giúp ích gì cho người làm kỹ thuật cả.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vẫn chỉ là những gì rất chung chung, tôi có cảm nhận cụ không hiểu gì về ngành thép nên chỉ trích dẫn những gì mà nói thật không giúp ích gì cho người làm kỹ thuật cả.
Vâng, coi như tôi không hiểu gì về ngành thép đi. Và cụ hiểu đến mức có thể cho rằng "luyện thép ray và kéo thanh ray 350km/h là không có gì khó. HP muốn là làm được." Chúng ta hãy chờ xem.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,951
Động cơ
361,683 Mã lực
Tuổi
124
Vâng, coi như tôi không hiểu gì về ngành thép đi. Và cụ hiểu đến mức có thể cho rằng "luyện thép ray và kéo thanh ray 350km/h là không có gì khó. HP muốn là làm được." Chúng ta hãy chờ xem.
Việc đó thì cùng chờ đi. Trong bài báo kỹ thuật mà tôi trích dẫn trên đây có cả các thông số liên quan tới độ phẳng, độ thẳng của thanh ray theo chiều dọc và chiều ngang, thiết bị kiểm tra chất lượng ray.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Vẫn chỉ là những gì rất chung chung, tôi có cảm nhận cụ không hiểu gì về ngành thép nên chỉ trích dẫn những gì mà nói thật không giúp ích gì cho người làm kỹ thuật cả.
Thế giới phẳng, nhiều cụ cứ quan tâm ko làm được cái ốc vít cho điện thoại nhưng đòi làm điện thoại.
Tại sao lại phải cố sống cố chết sản xuất ra chưa đến 3 tỷ tiền thép ray với biên lợi nhuận cực thấp trong khi để làm dự án này phải cả chục tỷ tiền thép xây dựng, cái mà việt nam đang có thế mạnh, thậm trí rất mạnh???
Tại sao phải hàn các vỏ tàu vài chục triệu đô trong khi tiền hàn ray tàu cả tỷ đô?? Tự chủ không có nghĩa là chúng ta đi làm tất cả mọi thứ từ A-Z, thép ray khó quá thì làm theo licen của các nhà sx thép ray. Họ chuyển giao công nghệ cho mình họ có lợi nhuận còn hơn mình mua của thằng khác
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top