- Biển số
- OF-532839
- Ngày cấp bằng
- 18/9/17
- Số km
- 673
- Động cơ
- 184,343 Mã lực
- Tuổi
- 45
Sao cùng tốc độ được cụ, vì nhu cầu của 2 đối tượng khách khác hẳn nhau, mà chiều dài ga cũng khác nhau. Tàu khách quốc gia chạy trong lòng đô thị, ví dụ từ Ngọc Hồi - Yên Viên, không vít lên 120- 200 được cụ ạ,chắc 60-80 để đảm bảo an toàn.Thực ra khi chạy chung chỉ cần chạy cùng tốc độ với tàu đô thị thì coi như là một tàu metro thôi, điều độ đơn giản. Nếu vẫn giữ tốc độ cao hơn 200kmh, tần suất vài phút / chuyến thì phải làm đường riêng.
Như em được đọc thì bọn Tây thường bố trí 3 ga trong trường hợp này, với 2 ga đầu cuối có trạm bảo dưỡng,còn ga giữa là trung tâm đô thị, tàu chạy kiểu con lắc để trả khách.
Ví dụ tàu Bắc Nam, lấy 3 ga chính là Ngọc Hồi - Hà Nội - Yên Viên ( mỗi ga cách nhau khoảng hơn 10 km). Tàu chạy từ SG, tới Hà Nội thì trả khách Ngọc Hồi, trả tiếp ở ga Hàng Cỏ, rồi về Yên Viên điểm cuối,cho tàu vào trạm bảo dưỡng, lúc đi SG thì lại xuất phát từ Yên Viên. Tương tự, tàu Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn... thì về Yên Viên - Hàng Cỏ - Ngọc Hồi.
3 ga chạy với vận tốc lớn nên khá nhanh, chỉ dăm bảy phút giữa các ga, nên việc điều độ chung với metro khá phức tạp. Khảo sát tuyến 1 năm 2008 của Jica cũng đề nghị VN làm luồng riêng cho tàu khách quốc gia và liên vùng.
Chỉnh sửa cuối: