[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,370
Động cơ
351,398 Mã lực
Có chuyện thế này chắc nhiều cụ chưa biết:

ĐSVN do Pháp làm cách đây trăm năm, nhược điểm hiện tại là ray rời, nền cũ và nhiều đoạn cua góc nhỏ.

Năm 2007 ĐSVN có dự án thử nâng cấp đường với các nội dung: nâng ray dời sang ray liền và làm lại nền đường, giữ nguyên khổ 1m, chọn quãng đg thẳng 6km ở Thanh hóa.

Kết quả rất bất ngờ: Sau khi cải tạo, TÀU THỬ NGHIỆM ĐÃ LÊN ĐƯỢC ĐẾN 120KM/H, LÁI TÀU NÓI CÒN CÓ THỂ LÊN NỮA NHƯNG VÌ ĐÃ HẾT 6KM NÊN PHẢI GIẢM TỐC.

Và 1 chi tiết rất đáng suy ngẫm: TOÀN BỘ DỰ ÁN CHỈ CHI HẾT CÓ 4,5 TỈ ĐỒNG. Như vậy theo con số này, chỉ cần 1.100 tỉ là có thể nâng cấp toàn bộ tuyến HN-SG lên 120km/ h.

Tại sao ĐSVN không lầm tiếp thì không biết.
Lần này thì cụ nói hơi chủ quan rồi:
+ Tốc độ lên được bao nhiêu, nên chạy bao nhiêu là bài toán tổng hợp nhiều chuyên gia giao thông, cơ khí, máy tàu, ... tất nhiên gồm cả lái tàu chứ không thể từ mỗi ông lái tàu.
+ Cái thử nghiệm cho đoạn thẳng không thể nhân lên cho toàn tuyến vì địa hình, địa chất, độ cong đường khác nhau. Tiêu chuẩn để chạy 200kmh khác hẳn 70kmh nên có khi nhiều đoạn phải bỏ đi làm mới, làm cầu thay vì tôn nền, ... Tất nhiên để tính mức giá bao nhiêu lại phải khảo sát toàn tuyến lập dự án mới ra được, giống như tuyến 200kmh chở hàng+khách mình bàn mãi mà chưa ai đưa ra mức chi phí có thể tin cậy được.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
oh đang đọc cái Quy hoạch quốc gia. MPI vẫn đề xuất khác với GTVT phết, mở nhanh trang 540. Mà cái tuyến Lào Cai-HN-HP còn thi công trước. Chắc đang test công nghệ để kết nối với hành lang kinh tế Côn Minh. Trong cái Quy hoạch này, các vùng kinh tế phía Bắc gắn nhiều với các hành lang kinh tế phía Côn Minh và Trùng Khánh-Bách Sắc của TQ phết.

1663224220661.png

 

ductt47

Xe buýt
Biển số
OF-307809
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
584
Động cơ
305,973 Mã lực
Nơi ở
Lạng Thương phủ
Website
www.tuanduc.net
Bạn có thấy chiếc ô tô nặng 2,8 tấn lơ lửng trên mặt đường 35 mm? Nó đang chạy trên đường cao tốc ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.

Chiếc xe được Đại học Giao thông Tây Nam có trụ sở tại Thành Đô phát triển, cải tiến từ một chiếc xe truyền thống. Một dàn nam châm vĩnh cửu đã được lắp đặt trong xe và con đường được lát bằng ray dẫn điện tốt cho phép chiếc xe bay lên. Đó được gọi là công nghệ Magnetic levitation (Maglev) sử dụng lực từ cực mạnh để nhấc toàn bộ xe lên không trung, cách đường dẫn bên dưới khoảng vài cm.

Deng Zigang, một giáo sư tại trường đại học này cho biết, việc phát triển phương tiện maglev sẽ là trọng tâm, người hy vọng công nghệ này có thể giúp giảm tiêu thụ năng lượng và tăng phạm vi lái của ô tô trong tương lai.

Một cuộc thử nghiệm đường khác, lần này với tốc độ 200 km một giờ, cũng được tiến hành cùng ngày. Tổng cộng có 8 chiếc ô tô, bao gồm 5 xe điện, đã được thử nghiệm trên đoạn đường cao tốc dài 7,9 km, với tốc độ tối đa đạt 230 km một giờ.

Các cuộc kiểm tra do cơ quan giao thông vận tải tỉnh tổ chức nhằm nghiên cứu thiết kế đường và các biện pháp an toàn khi lái xe tốc độ cao.
FB_IMG_1662970800174.jpg
Cái maglev này bên Trung Quốc áp dụng cho tuyến đường sắt chạy từ sân bay Thượng Hải về trung tâm thành phố.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,163
Động cơ
220,386 Mã lực
cảng cần giờ 6 tỉ đô la mỹ liệu có khả thi trong 20 năm tới
thằng Tây nó nói nó làm thì kệ nó bỏ tiền, nhưng cần cảnh giác không cho nó đòi phải quy hoạch cảng về cho nó khiến cho mình bỏ quy hoạch cảng chỗ khác. Mà nếu mình không quy hoạch cho nó thì rất khó vì sẽ có cảng khác được quy hoạch cùng ở VN.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,388
Động cơ
268,092 Mã lực
oh đang đọc cái Quy hoạch quốc gia. MPI vẫn đề xuất khác với GTVT phết, mở nhanh trang 540. Mà cái tuyến Lào Cai-HN-HP còn thi công trước. Chắc đang test công nghệ để kết nối với hành lang kinh tế Côn Minh. Trong cái Quy hoạch này, các vùng kinh tế phía Bắc gắn nhiều với các hành lang kinh tế phía Côn Minh và Trùng Khánh-Bách Sắc của TQ phết.

View attachment 7378868
Trong làm ăn, một là đi đầu luôn. Làm cái mới nhất độc quyền định giá miễn là thu hút được quan tâm của người mua. Như Iphone thời kỳ đầu vậy.
Hai là đầu tư ít nhất, đơn giản nhất, kiểm soát dễ nhất, hiệu quả thu hồi vốn cao nhất. Rồi tiếp tục vòng quay sau.
Chứ giờ mua con tàu Shinkansen, cũng hơn 60 tuổi đầu, về hưu rồi mà vẫn bị chặn liscense độc quyền, giá ngất ngưỡng, không bao giờ có lời thì thà không làm còn hơn. Có khi cứ từ từ mà lại đón đầu kỷ nguyên giải tỏa đô thị (ngược lại với xu hướng đô thị hóa hiện nay).
Ví dụ đây:

Mọi thứ đều đổi thay theo thời gian. Do đó cuống cuồng chạy theo đô thị hóa rồi sẽ đến lúc đào thành phố lên làm ruộng. Lật đường sắt lên làm công viên.
Nên đừng quá ham công nghệ. Cứ làm trong khả năng tài chính. Để người làm ra tiền chứ đừng để người làm để trả lãi món nợ lịch sử.
111.jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,163
Động cơ
220,386 Mã lực
oh đang đọc cái Quy hoạch quốc gia. MPI vẫn đề xuất khác với GTVT phết, mở nhanh trang 540. Mà cái tuyến Lào Cai-HN-HP còn thi công trước. Chắc đang test công nghệ để kết nối với hành lang kinh tế Côn Minh. Trong cái Quy hoạch này, các vùng kinh tế phía Bắc gắn nhiều với các hành lang kinh tế phía Côn Minh và Trùng Khánh-Bách Sắc của TQ phết.

View attachment 7378868
Có chỗ nào nói tuyến LC-HP thi công trước đâu, để cái tích thế là cùng trong giai đoạn 2021-2030.
Có thể khởi công trước thật nếu dùng tiền TQ.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Có chuyện thế này chắc nhiều cụ chưa biết:

ĐSVN do Pháp làm cách đây trăm năm, nhược điểm hiện tại là ray rời, nền cũ và nhiều đoạn cua góc nhỏ.

Năm 2007 ĐSVN có dự án thử nâng cấp đường với các nội dung: nâng ray dời sang ray liền và làm lại nền đường, giữ nguyên khổ 1m, chọn quãng đg thẳng 6km ở Thanh hóa.

Kết quả rất bất ngờ: Sau khi cải tạo, TÀU THỬ NGHIỆM ĐÃ LÊN ĐƯỢC ĐẾN 120KM/H, LÁI TÀU NÓI CÒN CÓ THỂ LÊN NỮA NHƯNG VÌ ĐÃ HẾT 6KM NÊN PHẢI GIẢM TỐC.

Và 1 chi tiết rất đáng suy ngẫm: TOÀN BỘ DỰ ÁN CHỈ CHI HẾT CÓ 4,5 TỈ ĐỒNG. Như vậy theo con số này, chỉ cần 1.100 tỉ là có thể nâng cấp toàn bộ tuyến HN-SG lên 120km/ h.

Tại sao ĐSVN không lầm tiếp thì không biết.
Làm 6 km trên đất bằng, nền tốt, không phải giải phóng mặt bằng, không phải làm cầu nó rất khác với những chỗ phải làm cầu, đào hầm, đất lún cụ ơi, tính thế sao được?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,163
Động cơ
220,386 Mã lực

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,049
Động cơ
396,386 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
thằng Tây nó nói nó làm thì kệ nó bỏ tiền, nhưng cần cảnh giác không cho nó đòi phải quy hoạch cảng về cho nó khiến cho mình bỏ quy hoạch cảng chỗ khác. Mà nếu mình không quy hoạch cho nó thì rất khó vì sẽ có cảng khác được quy hoạch cùng ở VN.
cảng vay đống tiền của nhật đang ngay bờ đối diện .
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,516
Động cơ
408,744 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lần này thì cụ nói hơi chủ quan rồi:
+ Tốc độ lên được bao nhiêu, nên chạy bao nhiêu là bài toán tổng hợp nhiều chuyên gia giao thông, cơ khí, máy tàu, ... tất nhiên gồm cả lái tàu chứ không thể từ mỗi ông lái tàu.
+ Cái thử nghiệm cho đoạn thẳng không thể nhân lên cho toàn tuyến vì địa hình, địa chất, độ cong đường khác nhau. Tiêu chuẩn để chạy 200kmh khác hẳn 70kmh nên có khi nhiều đoạn phải bỏ đi làm mới, làm cầu thay vì tôn nền, ... Tất nhiên để tính mức giá bao nhiêu lại phải khảo sát toàn tuyến lập dự án mới ra được, giống như tuyến 200kmh chở hàng+khách mình bàn mãi mà chưa ai đưa ra mức chi phí có thể tin cậy được.
Làm 6 km trên đất bằng, nền tốt, không phải giải phóng mặt bằng, không phải làm cầu nó rất khác với những chỗ phải làm cầu, đào hầm, đất lún cụ ơi, tính thế sao được?
Tôi không nói chuyện chạy 200km/h mà chỉ định nói chuyện 120km/h.

Cụ thể là: Với 1 ngân sách không lớn, hoàn toàn có thể nâng cấp tuyến đường 1m đang có bằng cách: Giữ nguyên khổ 1m, nâng cấp nền đường, nắn thẳng các khúc cua gắt, chuyển đổi ray rời thành ray liền. Mục đích là biến tuyến đường cũ 100 năm thành tuyến đường 1m hiện đại với tốc độ khai thác cao nhất 120km/h êm ái và tiện nghi.

Thậm chí hoàn toàn có thể làm thêm 1 đường ray mới, biến đường đơn thành đường đôi để sau đó chạy an toàn và nâng tốc độ khai thác.

Người VN hoàn toàn có thể tự thi công 100% đường này, chỉ nhập khẩu thanh ray.

Mấu chốt ở đây là, nếu nâng cấp đường đang có, chỉ cần khoảng 4- 5 ngàn tỉ. Nếu làm thêm đường mới, cứ cho thêm khoảng 20 ngàn tỉ nữa. Tức là khoảng 1 tỉ đô là xong. Thậm chỉ 2 tỉ đô cũng được.

Các cụ nên biết, sự êm ái, sạch sẽ của đường sắt hiện đại nó nằm ở nền đường, ray liền và đoàn tàu. Sau khi nâng cấp đường sắt, có thể mua đoàn tàu phỏng cao tốc như Mã lai, bao phê:
Maylaysia1.jpg

Đây là tàu nhanh 140km/h của Malaysia. Các cụ nhìn kỹ, đường sắt bên dưới đoàn tàu vẫn là đường 1m.

Việc đường sắt VN làm cao tốc 320km/h bây giờ, không khác gì anh chàng nhà quê đang lái công nông lại sống chết vay tiền mua con xe đua F1 phóng bạt mạng cho oai. Nói thực sự, nó rất bất trí cả về tài chính, chuyên môn, an toàn và thương mại.

Tốt nhất nên học theo Malay, giữ nguyên khổ đường 1m, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường ray hiện đại để chạy tàu 120km/h. Nó chỉ tốn khoảng vài tỉ đô, 1 vài năm, và cái chính là người VN có thể làm chủ 100% vốn và công nghệ xây lắp. Sau đó làm ĐSCT cũng chưa muộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi không nói chuyện chạy 200km/h mà chỉ định nói chuyện 120km/h.

Cụ thể là: Với 1 ngân sách không lớn, hoàn toàn có thể nâng cấp tuyến đường 1m đang có bằng cách: Giữ nguyên khổ 1m, nâng cấp nền đường, nắn thẳng các khúc cua gắt, chuyển đổi ray rời thành ray liền. Mục đích là biến tuyến đường cũ 100 năm thành tuyến đường 1m hiện đại với tốc độ khai thác cao nhất 120km/h êm ái và tiện nghi.

Thậm chí hoàn toàn có thể làm thêm 1 đường ray mới, biến đường đơn thành đường đôi để sau đó chạy an toàn và nâng tốc độ khai thác.

Người VN hoàn toàn có thể tự thi công 100% đường này, chỉ nhập khẩu thanh ray.

Mấu chốt ở đây là, nếu nâng cấp đường đang có, chỉ cần khoảng 4- 5 ngàn tỉ. Nếu làm thêm đường mới, cứ cho thêm khoảng 20 ngàn tỉ nữa. Tức là khoảng 1 tỉ đô là xong. Thậm chỉ 2 tỉ đô cũng được.

Các cụ nên biết, sự êm ái, sạch sẽ của đường sắt hiện đại nó nằm ở nền đường, ray liền và đoàn tàu. Sau khi nâng cấp đường sắt, có thể mua đoàn tàu phỏng cao tốc như Mã lai, bao phê:
Maylaysia1.jpg

Đây là tàu nhanh 140km/h của Malaysia. Các cụ nhìn kỹ, đường sắt bên dưới đoàn tàu vẫn là đường 1m.

Việc đường sắt VN làm cao tốc 320km/h bây giờ, không khác gì anh chàng nhà quê đang lái công nông lại sống chết vay tiền mua con xe đua F1 phóng bạt mạng cho oai. Nói thực sự, nó rất bất trí cả về tài chính, chuyên môn, an toàn và thương mại.
Phương án của cụ đâu có lạ đâu. Ngành ĐS lập phương án cải tạo tuyến cũ từ rất rất lâu rồi.

Cái chính là 4 chục năm nay tiền đầu tư chỉ đủ tập trung cho đường bộ và đường hàng không. Đầu tư cho ĐS bị ngó lơ. Trình dự án lên nhưng không bố trí được vốn. Đến cái dự án Yên Viên - Cái Lân đang làm dở còn bị cụt vốn. Trơ gan cùng tuế nguyệt kia kìa. Thỉnh thoảng xin được tý vốn thì toàn dự án chắp vá, như dự án cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu mỗi đoạn một công nghệ khác nhau, ông chẳng bà chuộc.

Sau khi dồn lực làm xong đường bộ cao tốc phía Đông, có lẽ mới đến thời của ĐS.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,370
Động cơ
80,607 Mã lực
Phương án của cụ đâu có lạ đâu. Ngành ĐS lập phương án cải tạo tuyến cũ từ rất rất lâu rồi.

Cái chính là 4 chục năm nay tiền đầu tư chỉ đủ tập trung cho đường bộ và đường hàng không. Đầu tư cho ĐS bị ngó lơ. Trình dự án lên nhưng không bố trí được vốn. Đến cái dự án Yên Viên - Cái Lân đang làm dở còn bị cụt vốn. Trơ gan cùng tuế nguyệt kia kìa. Thỉnh thoảng xin được tý vốn thì toàn dự án chắp vá, như dự án cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu mỗi đoạn một công nghệ khác nhau, ông chẳng bà chuộc.

Sau khi dồn lực làm xong đường bộ cao tốc phía Đông, có lẽ mới đến thời của ĐS.
Cái chính ngành đường sắt cũng ko thuyết minh được tính khả thi:))
VD: hiện tại đang chạy 25 đôi tầu ngày/đêm, doanh thu ngành đường sắt đang ở mức 800-10000 tỷ đồng. Nhà nước bù lỗ 2000 tỷ.
Nhưng nếu nâng lên được 50 đôi tàu ngày đêm doanh thu có thể tăng gấp 3 do tàu đi lại nhanh hơn thuận tiện hơn, full ghế...
Chi phí thì chỉ tăng lên gấp rưỡi thôi, thì nhà nước sẵn sàng cho bảo lãnh cho ông đường sắt vay lãi xuất bằng không, hay cấp thêm vốn để ông vay ngân hàng ngay. Nhưng ông lại muốn đẩy toàn bộ hạ tầng về cho bộ GT thì khó lắm
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,516
Động cơ
408,744 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Phương án của cụ đâu có lạ đâu. Ngành ĐS lập phương án cải tạo tuyến cũ từ rất rất lâu rồi.

Cái chính là 4 chục năm nay tiền đầu tư chỉ đủ tập trung cho đường bộ và đường hàng không. Đầu tư cho ĐS bị ngó lơ. Trình dự án lên nhưng không bố trí được vốn. Đến cái dự án Yên Viên - Cái Lân đang làm dở còn bị cụt vốn. Trơ gan cùng tuế nguyệt kia kìa. Thỉnh thoảng xin được tý vốn thì toàn dự án chắp vá, như dự án cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu mỗi đoạn một công nghệ khác nhau, ông chẳng bà chuộc.

Sau khi dồn lực làm xong đường bộ cao tốc phía Đông, có lẽ mới đến thời của ĐS.
Đúng là không có gì lạ, cho nên tôi không hiểu tại sao các bố cứ phải nhắng lên đòi 320km/h, đòi chạy thật nhanh cạnh tranh với máy bay.

Với đường sắt khổ 1 m, làm cẩn thận đúng tiêu chuẩn hiện đại, mua đoàn tàu chuẩn như Malay, toàn có khả năng chạy nhanh và tạo tiện nghi như tàu cao tốc. Với concept đường sắt du lịch và trải nghiệm, tốc độ cao nhất 120km/h là đủ.

Căn bản nhất, đầu tư này hoàn toàn nằm trong khả năng tài chính và chuyên môn xây dựng/vận hành của người Việt, và sẽ là bước đệm không thể tốt hơn nếu về sau muốn đầu tư ĐSCT thực thụ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,241
Động cơ
504,456 Mã lực
Cái này có liên quan đến chuyên môn của em, em cung cấp thêm thông tin để các cụ nắm hơn vấn đề.

- Thêm đường đơn: Cái này phải mở rộng cầu, hầm. Thậm chí một số đoạn phải đào hầm mới vì hầm cũ sẽ gián đoạn không sử dụng khi mở rộng hoặc hệ vòm cứng bị phá vỡ, phải làm lại từ đầu.

- Ray hàn liền : Vấn đề không chỉ đơn giản là hàn liền ray. Hiện hệ thống ray của ta là P43, tà vẹt bê tông DƯL, cóc w. Khi hàn liền ray thì cần đổi sang tối thiểu ray P50 (nếu lên được P60 thì tốt hơn), đổi sang toàn bộ hệ kẹp ray mới để có lực kẹp giữ ray, bổ sung và sắp xếp lại toàn bộ tà vẹt (thậm chí thay mới) cho hệ đường ray mới.

- Điện khí hóa: Cái này ta bắt đầu từ con số 0, nên không rẻ chút nào.

- Thông tin tín hiệu: Cái này cũng bắt đầu tư số 0, cũng không hề rẻ. Với trường hợp ray hàn liền thì vẫn mạch điện đường ray là chủ đạo, nhưng có thể tính tới ETCS 1 hoặc ETCS 2.

- Đoàn tàu: Sẽ phải mua đầu máy kéo do ta chưa chế tạo được, ta mới chỉ đóng được toa khách và toa hàng. Còn nếu muốn chạy tàu động lực phân tán thì phải mua cả đoàn.
Hệ thống bảo trì, bảo dưỡng đoàn tàu này tất nhiên cũng phải nhập toàn bộ.

Đấy là xây lắp mới. Còn khi đưa vào vận hành ở tốc độ ví dụ 120km/h đi, thì cái bảo dưỡng không rẻ khi phải đối mặt với các vấn đề lần đầu tiên xuất hiện như ray gợn sóng bề mặt, tróc bánh xe, mài mòn đa giác bánh xe (cái này là vấn đề đau đầu chung cả thế giới hiện nay khi muốn hoạt động ở tốc độ cao), bảo dưỡng hệ thống tiếp điện trên cao. Điều này đồng nghĩa với một hệ thống trang thiết bị, quy trình bảo dưỡng mới.

Bổ sung thêm thông tin là khổ 1000 chỉ có tải trọng trục 14T, chỉ chở khách và không kéo được nhiều toa hàng trong đoàn. Hàng liên vận vẫn phải tập kết khu vực Hà Nội do có tuyến đường lồng 1000+1435 với tải trọng trục 22T.

Bổ sung nữa là gói 7000 tỏi đang triển khai hiện nay chỉ có gia cố cầu/hầm yếu, kéo dài một số ga, thay tà vẹt bê tông và lắp hàng rào thôi. Thêm đường đơn mới và muốn cho nó chạy 120km/h điện khí hóa thì phải gấp nhiều lần nữa.
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Vừa đọc thông tin bọn Thái, tuyến của nó dự kiến chỉ có chưa đến chục chuyến một ngày, 5300 khách/ngày, tận 90 phút/chuyến, giá vé rất rẻ.
Tuyến của mình khả thi hơn nó rất nhiều, nếu mình làm loại dưới 200 km/h đúng là quá ngu, hủy hoại cơ hội vàng thúc đẩy kinh tế lên kịp Thái.
Tuyến của Thái dài 253 km.

Thái Lan công bố mẫu tàu điện cao tốc mà nước này sẽ sử dụng tại dự án tàu cao tốc Bangkok - Nakhon Ratchasima Văn phòng Thủ tướng Thái Lan vừa đăng chi tiết thông tin về mẫu tàu cao tốc Thái trong tuyến đường sắt cao tốc trên tuyến Đông Bắc. Đó là dòng tàu "Fusing Hao",

- Mẫu CR300
- Tốc độ dịch vụ tối đa là 250 km / h.
- 1 đoàn tàu gồm 8 toa
- Có thể chở 594 hành khách, 96 ghế hạng nhất và 498 ghế hạng tiêu chuẩn.
- Giá vé cho Bangkok-Nakhon Ratchasima (Tuyến Đông Bắc) bắt đầu từ 105 baht và tối đa là 535 baht.
- Đi từ Bangkok Đến Nakhon Ratchasima trong vòng 1 giờ 30 phút.(như vậy bình quân khoảng 170 km/h)
- Khởi hành cứ sau 90 phút
- Dự báo 5.310 lượt khách / ngày


1663258049447.png
 
Chỉnh sửa cuối:

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Thái kế hoạch làm 4 tuyến 2700 km, đang làm 2 tuyến 250 km/h, 2 tuyến còn lại có thể 1 hoặc cả 2 là 300 km/h.
Tại sao TQ làm cấp tập như vậy, vì càng làm sớm càng tốt, sau này không còn cơ hội làm nữa. Anh Mỹ còn đang vãi cứt không làm nổi một tuyến. Nhiều thằng ngu nó bao biện TQ làm rẻ, đúng là có thể rẻ hơn nhưng nhiều tuyến vài chục năm nữa không có lãi kia kìa, sao nó vẫn làm.
Lợi ích lớn nhất là bán đất quy hoạch dân cư, thu hút đầu tư và du lịch, đang lúc kinh tế phát triển và loại cao tốc mới bán được đất chứ loại tàu thường bán đất ai mua, mà làm loại thường cũng lỗ sau này nó sẽ quay lại như Thống Nhất bây giờ và lỗ quanh đời. Lúc ấy muốn cũng không đập đi làm lại được nữa như những thằng giàu bây giờ còn chịu chết. Đương nhiên nó ít rủi ro hơn nhưng đó mới là lãng phí.
Phải chấp nhận mạo hiểm và vắt óc làm mới khá lên chứ ngồi chờ sung rụng?

Nói chung không muốn tranh luận nữa, cũng chẳng hy vọng gì vì đất nước có quá nhiều thằng ngu, tùy lãnh đạo họ quyết loại nào thì làm thôi, nếu may tỉnh táo thì tương lai tươi sáng còn chọn sai đừng hy vọng khá giả chấp nhận nghèo thôi.

Nhiều thằng ngu nó bảo để nợ nần cho con cháu, Anh Mỹ giờ làm còn vỡ mồm con cháu mình tiền đâu làm? mình làm đến năm 2050 trả gần hết nợ rồi con cháu nó chẳng sướng quá, chẳng lẽ đến năm 2100 con cháu mình nó không tự vận hành nổi cứ phải chịu lỗ, thế xã hội đâm đầu xuống vực?

(Nếu tôi là Bộ KH thì phương án phản biện của tôi là phương án của Thái)
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,388
Động cơ
268,092 Mã lực
Bọn ngu gì gì đó có vẻ nhiều cụ IFC nhỉ?
Nhưng khôn như cụ thì quê ai cũng đầy. Toàn xúi người ta làm chuyện dại để 1 nhóm hưởng lợi bất chấp XHCN (xuống hố cả nút) cho đám còn lại.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,101 Mã lực
Cái chính ngành đường sắt cũng ko thuyết minh được tính khả thi:))
VD: hiện tại đang chạy 25 đôi tầu ngày/đêm, doanh thu ngành đường sắt đang ở mức 800-10000 tỷ đồng. Nhà nước bù lỗ 2000 tỷ.
Nhưng nếu nâng lên được 50 đôi tàu ngày đêm doanh thu có thể tăng gấp 3 do tàu đi lại nhanh hơn thuận tiện hơn, full ghế...
Chi phí thì chỉ tăng lên gấp rưỡi thôi, thì nhà nước sẵn sàng cho bảo lãnh cho ông đường sắt vay lãi xuất bằng không, hay cấp thêm vốn để ông vay ngân hàng ngay. Nhưng ông lại muốn đẩy toàn bộ hạ tầng về cho bộ GT thì khó lắm
Từ trước đến nay cái bài "Đếm Cua Trong Lỗ" này hay được tận dụng, hậu quả thì sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. :)) :)) :))
Chiều dài toàn tuyến trải qua bao nhiêu Ga dừng đỗ, nếu không có những Ga đó thì ai sẽ đi.
Vậy cao tốc có khả thi không....?
Cứ cải tạo được 200km/h là đáp ứng đủ cả về DL lẫn vận tải rồi, tiền đầu tư cũng ít hơn nhiều và dự trù thu hồi để có cái mà nâng cấp sau này.
Sợ cái tính "Con nhà Lính, Tính nhà Wan". ;));));))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top