Trên cùng 1 tuyến đường vẫn khai thác được nhiều kiểu: tàu cao tốc chạy suốt 2 chế độ (tàu cực nhanh chỉ dừng Vinh, Huế/Đà nẵng, Nha trang và cao tốc thường đỗ nhiều ga) và tàu cao tốc khu vực (chỉ chạy 1 phần tuyến). Như tuyến Bắc kinh - Thượng hải thậm chí có 2 kiểu chạy suốt 300km/h đỗ nhiều ga và 350km/h chỉ đỗ 3 ga, ngoài ra còn 2 tuyến ngắn Bắc kinh - Thiên tân và Thượng hải - Nam kinh.Xin cung cấp thông tin cho hội nghị:
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khỉ tha đang trình:
- Đoạn Ngọc Hồi - Vinh là 284km. Chạy với tốc độ lớn nhất 320km/h thì hết 59 phút nếu không dừng (tốc độ trung bình 289km/h).
Còn nếu dừng ở các ga như Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá (thời gian dừng 1 phút 30 giây) thì hết 1h21'30", tức là vận tốc trung bình còn 210km/h.
- Đoạn Thủ Thiêm - Nha Trang là 362km. Chạy với tốc độ lớn nhất 320km/h thì hết 1h13'30" nếu không dừng, tức là tốc độ trung bình 295km/h.
Còn nếu dừng ở các ga như Long Thành, Phan Thiết, Tuy Phong, Tháp Chàm (dừng mỗi ga 1'30") thì hết 1h35'30", tức là vận tốc trung bình còn 226km/h.
Có 2 lưu ý:
- Chưa xét thời gian từ trung tâm HN ra Ngọc Hồi, hay từ trung tâm TP.HCM ra Thủ Thiêm.
- Khả năng tàu chạy một mạch không dừng là rất hiếm, nên các cụ cần xem xét tàu lấy thêm khách dọc đường.
Mọi ý kiến đến nay đều tập trung vào việc chuyên chở mà bỏ qua là khả năng khai thác du lịch của tàu cao tốc. Các yếu tố văn minh, sạch sẽ, đi không mệt và ngắm cảnh có thể khiến tàu cao tốc trở thành 1 phương án du lịch rất tốt, thậm chí không kém so với chuyên chở thuần túy. Như tuyến ĐSCT Lan châu - Urumqi đầu tiên rất vắng khách (chưa đầy 8 ngàn khách/ngày), nhưng sau khi quảng cáo du lịch ngắm cảnh Tân cương thì khách tăng đột biến, năm 2020 đạt gần 19 triệu khách.
Chỉnh sửa cuối: