[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,874
Động cơ
413,281 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xin cung cấp thông tin cho hội nghị:
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khỉ tha đang trình:

- Đoạn Ngọc Hồi - Vinh là 284km. Chạy với tốc độ lớn nhất 320km/h thì hết 59 phút nếu không dừng (tốc độ trung bình 289km/h).
Còn nếu dừng ở các ga như Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá (thời gian dừng 1 phút 30 giây) thì hết 1h21'30", tức là vận tốc trung bình còn 210km/h.

- Đoạn Thủ Thiêm - Nha Trang là 362km. Chạy với tốc độ lớn nhất 320km/h thì hết 1h13'30" nếu không dừng, tức là tốc độ trung bình 295km/h.
Còn nếu dừng ở các ga như Long Thành, Phan Thiết, Tuy Phong, Tháp Chàm (dừng mỗi ga 1'30") thì hết 1h35'30", tức là vận tốc trung bình còn 226km/h.

Có 2 lưu ý:
- Chưa xét thời gian từ trung tâm HN ra Ngọc Hồi, hay từ trung tâm TP.HCM ra Thủ Thiêm.
- Khả năng tàu chạy một mạch không dừng là rất hiếm, nên các cụ cần xem xét tàu lấy thêm khách dọc đường.
Trên cùng 1 tuyến đường vẫn khai thác được nhiều kiểu: tàu cao tốc chạy suốt 2 chế độ (tàu cực nhanh chỉ dừng Vinh, Huế/Đà nẵng, Nha trang và cao tốc thường đỗ nhiều ga) và tàu cao tốc khu vực (chỉ chạy 1 phần tuyến). Như tuyến Bắc kinh - Thượng hải thậm chí có 2 kiểu chạy suốt 300km/h đỗ nhiều ga và 350km/h chỉ đỗ 3 ga, ngoài ra còn 2 tuyến ngắn Bắc kinh - Thiên tân và Thượng hải - Nam kinh.

Mọi ý kiến đến nay đều tập trung vào việc chuyên chở mà bỏ qua là khả năng khai thác du lịch của tàu cao tốc. Các yếu tố văn minh, sạch sẽ, đi không mệt và ngắm cảnh có thể khiến tàu cao tốc trở thành 1 phương án du lịch rất tốt, thậm chí không kém so với chuyên chở thuần túy. Như tuyến ĐSCT Lan châu - Urumqi đầu tiên rất vắng khách (chưa đầy 8 ngàn khách/ngày), nhưng sau khi quảng cáo du lịch ngắm cảnh Tân cương thì khách tăng đột biến, năm 2020 đạt gần 19 triệu khách.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Sau khi có bài báo về ĐSCT của Tiến sĩ Chu trên báo Vietnamnet thì cũng chỉ sau 5 giờ, Vietnamnet lại xuất bản 1 bài về đường sắt Việt Nam bằng tiếng Anh. Mặc dù viết có vẻ "trung dung" nhưng ý đồ bợ đuýt hàng Nhật vẫn lộ rõ. Đặc biệt là đi phỏng vấn "chuyên gia JICA" và ông Đặng Sỹ Mạnh - Tổng giám đốc VNR (thân Nhật, luôn ủng hộ phương án 320 km/h).
Ông Mạnh lãnh đạo đường sắt sẵn có, không phải đầu tư gì nhiều mà còn lỗ lòi tỹ, không có đổi mới gì suốt mấy chục năm. Ấy thế mà vẫn hào sảng chém gió chuyện đầu tư đường ĐSCT 350km/h.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Trên cùng 1 tuyến đường vẫn khai thác được nhiều kiểu: tàu cao tốc chạy suốt 2 chế độ (tàu cực nhanh chỉ dừng Vinh, Huế/Đà nẵng, Nha trang và cao tốc thường đỗ nhiều ga) và tàu cao tốc khu vực (chỉ chạy 1 phần tuyến). Như tuyến Bắc kinh - Thượng hải thậm chí có 2 kiểu chạy suốt 300km/h đỗ nhiều ga và 350km/h chỉ đỗ 3 ga, ngoài ra còn 2 tuyến ngắn Bắc kinh - Thiên tân và Thượng hải - Nam kinh.

Mọi ý kiến đến nay đều tập trung vào việc chuyên chở mà bỏ qua là khả năng khai thác du lịch của tàu cao tốc. Các yếu tố văn minh, sạch sẽ, đi không mệt và ngắm cảnh có thể khiến tàu cao tốc trở thành 1 phương án du lịch rất tốt, thậm chí không kém so với chuyên chở thuần túy. Như tuyến ĐSCT Lan châu - Urumqi đầu tiên rất vắng khách (chưa đầy 8 ngàn khách/ngày), nhưng sau khi quảng cáo du lịch ngắm cảnh Tân cương thì khách tăng đột biến, năm 2020 đạt gần 19 triệu khách và mật độ xuất bến 92 chuyến/160 chuyến tối đa.
Theo em là không vì du lịch mà đầu tư ĐSCT được. Vì không có lý do gì nhà nước và nhân dân phải bỏ tiền trợ cấp giá vé cho khách đi du lịch. (trợ cấp đến 70% theo tính toán của JICA, còn theo tính toán của em thì phải trợ cấp cỡ 90% giá vé thì may ra mới cạnh tranh được với ô tô và máy bay)
Còn tuyến Lan châu - Urumqi thì đầu tư đường sắt vừa chở người và vừa chở hàng là chính.
Ngoài đường sắt ra thì đường bộ và đường không bị hạn chế. Không giống điều kiện ở VN cho lắm.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,650
Động cơ
226,693 Mã lực
Sau khi có bài báo về ĐSCT của Tiến sĩ Chu trên báo Vietnamnet thì cũng chỉ sau 5 giờ, Vietnamnet lại xuất bản 1 bài về đường sắt Việt Nam bằng tiếng Anh.
ơ, bài tiếng Việt không được đăng à, chắc là sẽ đăng báo khác.
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,141
Động cơ
770,369 Mã lực
Lo lắng về khoản nợ khổng lồ
Một số nhà kinh tế Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng việc xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc đang tạo ra một khoản nợ khổng lồ, cùng với các khoản lỗ và rủi ro tài chính đi kèm.

Theo Chinascope, đường sắt cao tốc của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các khoản vay nợ. Khoản nợ mà Tổng cục Đường sắt Trung Quốc (trước đây là Bộ Đường sắt) đã tăng từ 476,8 tỷ nhân dân tệ (70,39 tỷ USD) năm 2005 lên 4,72 nghìn tỷ nhân dân tệ (700 tỷ USD) vào năm 2016.

Đường sắt Trung Quốc luôn giữ bí mật tuyệt đối về tình hình tài chính của các tuyến đường sắt cao tốc. Tuy nhiên, từ dữ liệu nợ và doanh thu được công bố, có thể kết luận rằng, ngay cả khi không tính chi phí vận hành, tổng doanh thu của đường sắt cao tốc cũng không đủ để trả tiền lãi cho khoản vay khi xây dựng.
Nói chung là bài toán kinh tế khi làm ĐSCT là khó giải

hầu hết đường sắt cao tốc ở Trung Quốc đang thua lỗ. Ngoài các tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải hay Bắc Kinh - Quảng Châu, các tuyến đường sắt cao tốc khác đều đang hoạt động dưới công suất. Chỉ có 4 chuyến hoạt động hàng ngày từ Lan Châu đến Tân Cương so với công suất thiết kế là 160.

Doanh thu bán vé có thể thậm chí còn không thể chi trả chi phí điện. Ngay cả đối với tuyến cao tốc nhộn nhịp nhất là từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, tỷ lệ số lượng hành khách trên mỗi km chỉ bằng một nửa so với Nhật Bản.
TQ có dân số đông và điều kiện kinh tế hơn VN nhiều nhưng vẫn ít người đi ĐSCT "tỷ lệ số lượng hành khách trên mỗi km chỉ bằng một nửa so với Nhật Bản"

Cái này cũng hợp lý thôi vì dân Nhật nói chung là giàu hơn.

Vay tiền cố để làm thì kể cũng có thể được nhưng làm sao để sau đó không ôm cục nợ và chết chìm với nó mới là việc khó.

 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,889
Động cơ
544,958 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Thôi chuyên môn nhức đầu lắm, cụ nào đồng ý dự án 300km/h do TQ lập bẫy nợ 58 tỉ đô la thì giơ tay. Cụ nào đồng ý phương án vừa chở khách vừa chở hàng 200km/h do Nhật trình bày 26 tỉ đô thì giơ tay.
Em đã phê duyệt 200km/h rồi nhé!
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,886
Động cơ
918,594 Mã lực
Xây thế để ko giao cắt vì tàu chạy tốc độ cao. Tàu cụ đi có vẻ cũ tàu em đi có quầy bar như tàu mới làm bên Lào
B65BA9CB-73C6-4BF6-9F84-45D7BB871B4D.jpeg
Tầu em đi chắc là cũ thật vì hồi đó cũng lâu lâu rồi.

Họ xây mới không chỉ để tránh giao cắt. Khi tuyến đi qua những địa hình khác nhau thì họ còn phải làm đường ray thẳng nhất có thể. Rất nhiều phần của cả tuyến đường phải đi trên cầu - nôm na như đường sắt trên cao của ta. Mới hoàn toàn.

Với tốc độ trung bình cỡ trên 300km/h thì khi cung đường cong, hành khách trên tầu sẽ phải chịu một lực ly tâm đáng kể, đến mức gây khó chịu cho con người. Cái này chắc dân chuyên ngành có các con số quy chuẩn cụ thể.
 

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
Xin cung cấp thông tin cho hội nghị:
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khỉ tha đang trình:

- Đoạn Ngọc Hồi - Vinh là 284km. Chạy với tốc độ lớn nhất 320km/h thì hết 59 phút nếu không dừng (tốc độ trung bình 289km/h).
Còn nếu dừng ở các ga như Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá (thời gian dừng 1 phút 30 giây) thì hết 1h21'30", tức là vận tốc trung bình còn 210km/h.

- Đoạn Thủ Thiêm - Nha Trang là 362km. Chạy với tốc độ lớn nhất 320km/h thì hết 1h13'30" nếu không dừng, tức là tốc độ trung bình 295km/h.
Còn nếu dừng ở các ga như Long Thành, Phan Thiết, Tuy Phong, Tháp Chàm (dừng mỗi ga 1'30") thì hết 1h35'30", tức là vận tốc trung bình còn 226km/h.

Có 2 lưu ý:
- Chưa xét thời gian từ trung tâm HN ra Ngọc Hồi, hay từ trung tâm TP.HCM ra Thủ Thiêm.
- Khả năng tàu chạy một mạch không dừng là rất hiếm, nên các cụ cần xem xét tàu lấy thêm khách dọc đường.
Các ga gần nhau quá không dùng tới tốc độ 300km/h mấy cụ nhỉ.
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,141
Động cơ
770,369 Mã lực
Nếu đưa về bài toán 200km/h đường đôi chở được hàng nặng, cứ cho là loại Tàu ra vì lý do an ninh chẳng hạn, thì vẫn có rất nhiều nước có thể làm: châu Âu, Nga, thậm chí là Ấn Độ như cụ rachfan từng đề cập.
Cái vụ ĐSCT này thì loại Tàu là đương nhiên rồi, cho Tàu vào đang làm mà nó kéo mấy dàn khoan vào biển Đông rồi hộ thao té nước thì có mà đi cả đám, mấy cụ bộ GT có ăn gan hùm không dám cho Tàu làm cái này.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,874
Động cơ
413,281 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Theo em là không vì du lịch mà đầu tư ĐSCT được. Vì không có lý do gì nhà nước và nhân dân phải bỏ tiền trợ cấp giá vé cho khách đi du lịch. (trợ cấp đến 70% theo tính toán của JICA, còn theo tính toán của em thì phải trợ cấp cỡ 90% giá vé thì may ra mới cạnh tranh được với ô tô và máy bay)
Còn tuyến Lan châu - Urumqi thì đầu tư đường sắt vừa chở người và vừa chở hàng là chính.
Ngoài đường sắt ra thì đường bộ và đường không bị hạn chế. Không giống điều kiện ở VN cho lắm.
Tất nhiên là không thể trợ giá cho ĐSCT được. Còn nếu nhìn đường sắt hiện đại như 1 thành phần nhất thiết phải có trong hệ thống hạ tầng quốc gia thì chỉ có thể làm đường 200km/h vừa chở người vừa chở hàng với chi phí khoảng 25 tỉ đô. Chứ không thể bỏ 58 tỉ đô làm đường 320km/h chỉ chở khách rồi lại đi trợ giá cho khách một lần nữa.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,650
Động cơ
226,693 Mã lực
Với tốc độ trung bình cỡ trên 300km/h thì khi cung đường cong, hành khách trên tầu sẽ phải chịu một lực ly tâm đáng kể, đến mức gây khó chịu cho con người. Cái này chắc dân chuyên ngành có các con số quy chuẩn cụ thể.
300km/h à? Các nhà khoa học mũi lõ dự kiến lắp cánh tên lửa Tô ma hốc cho tàu để lên 450km/h
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Với tốc độ trung bình cỡ trên 300km/h thì khi cung đường cong, hành khách trên tầu sẽ phải chịu một lực ly tâm đáng kể, đến mức gây khó chịu cho con người. Cái này chắc dân chuyên ngành có các con số quy chuẩn cụ thể.
Đường tàu 350km/h có bán kính cong tối thiểu lớn hơn đường 300km/h thôi cụ ạ.
Trên wiki có bảng đây:
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,886
Động cơ
918,594 Mã lực
Có 2 lưu ý:
- Chưa xét thời gian từ trung tâm HN ra Ngọc Hồi, hay từ trung tâm TP.HCM ra Thủ Thiêm.
- Khả năng tàu chạy một mạch không dừng là rất hiếm, nên các cụ cần xem xét tàu lấy thêm khách dọc đường.
Thế thì chít. Em thấy Đức, Nhật đều làm ga tầu cao tốc trong trung tâm thành phố, chuyển từ, hoặc chuyển đến tầu xe của hệ thống giao thông công cộng của thành phố chỉ cần leo mấy cái thang là đến không những thế giá vé tầu cao tốc đã bao gồm cả giá vé cho việc sử dụng những phương tiện này. Đúng nghĩa door-to-door luôn.

Dừng không những là để đón khách mà còn để cho khách xuống. Hà Nội hoặc Nghê An đi Thanh Hóa thì sao.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,874
Động cơ
413,281 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Với tốc độ trung bình cỡ trên 300km/h thì khi cung đường cong, hành khách trên tầu sẽ phải chịu một lực ly tâm đáng kể, đến mức gây khó chịu cho con người. Cái này chắc dân chuyên ngành có các con số quy chuẩn cụ thể.
Đến chỗ cong thì tàu phải chạy chậm lại cụ ạ. Chậm bao nhiêu thì tùy vào bán kính cong.
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,045
Động cơ
383,789 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Tầu em đi chắc là cũ thật vì hồi đó cũng lâu lâu rồi.

Họ xây mới không chỉ để tránh giao cắt. Khi tuyến đi qua những địa hình khác nhau thì họ còn phải làm đường ray thẳng nhất có thể. Rất nhiều phần của cả tuyến đường phải đi trên cầu - nôm na như đường sắt trên cao của ta. Mới hoàn toàn.

Với tốc độ trung bình cỡ trên 300km/h thì khi cung đường cong, hành khách trên tầu sẽ phải chịu một lực ly tâm đáng kể, đến mức gây khó chịu cho con người. Cái này chắc dân chuyên ngành có các con số quy chuẩn cụ thể.
thẳng thì dưới đất cũng thẳng đc nhưng để cho nó đi với 300-350 thì để nó đi riêng một đường cụ ạ. Chứ còn gặp núi gặp sông thì auto phải có cầu có hầm rồi.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,174
Động cơ
82,811 Mã lực
Thôi chuyên môn nhức đầu lắm, cụ nào đồng ý dự án 300km/h do TQ lập bẫy nợ 58 tỉ đô la thì giơ tay. Cụ nào đồng ý phương án vừa chở khách vừa chở hàng 200km/h do Nhật trình bày 26 tỉ đô thì giơ tay.
Cái vụ ĐSCT này thì loại Tàu là đương nhiên rồi, cho Tàu vào đang làm mà nó kéo mấy dàn khoan vào biển Đông rồi hộ thao té nước thì có mà đi cả đám, mấy cụ bộ GT có ăn gan hùm không dám cho Tàu làm cái này.
Các cụ lại đọc fb nhiều quá rồi, Tàu nào tư vấn 56 tỷ đô cho cái ĐSCT này, nếu để Tàu nó làm laonh quanh chắc cỡ 30 tỷ là kịch tầm (em so sánh mấy tuyến nó mới Xây dựng) mà tốc độ 380 đang hoàng. Mấy a Hàn nhật mới tư vấn 350 km/h thôi.
 

dielac1

Xe tải
Biển số
OF-491768
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
370
Động cơ
209,841 Mã lực
Tuổi
33
Các cụ lại đọc fb nhiều quá rồi, Tàu nào tư vấn 56 tỷ đô cho cái ĐSCT này, nếu để Tàu nó làm laonh quanh chắc cỡ 30 tỷ là kịch tầm (em so sánh mấy tuyến nó mới Xây dựng) mà tốc độ 380 đang hoàng. Mấy a Hàn nhật mới tư vấn 350 km/h thôi.
Hỏi xoáy đáp xoay đấy cụ :v
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Thế thì chít. Em thấy Đức, Nhật đều làm ga tầu cao tốc trong trung tâm thành phố, chuyển từ, hoặc chuyển đến tầu xe của hệ thống giao thông công cộng của thành phố chỉ cần leo mấy cái thang là đến không những thế giá vé tầu cao tốc đã bao gồm cả giá vé cho việc sử dụng những phương tiện này. Đúng nghĩa door-to-door luôn.

Dừng không những là để đón khách mà còn để cho khách xuống. Hà Nội hoặc Nghê An đi Thanh Hóa thì sao.
Nhân tiện chủ đề này, chục năm trước có người đưa ra ý tưởng về sân ga di động: tàu nội đô có thể cập mạn với tàu cao tốc, hành khách lên tàu từ ga nội đô và chuyển sang tàu cao tốc khi hai tàu này cập mạn. Ý tưởng này có lẽ sẽ không thành hiện thực, nhưng phải nói con tàu cao tốc trong video đó đẹp thật!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,602
Động cơ
587,844 Mã lực
Theo em là không vì du lịch mà đầu tư ĐSCT được. Vì không có lý do gì nhà nước và nhân dân phải bỏ tiền trợ cấp giá vé cho khách đi du lịch. (trợ cấp đến 70% theo tính toán của JICA, còn theo tính toán của em thì phải trợ cấp cỡ 90% giá vé thì may ra mới cạnh tranh được với ô tô và máy bay)
Còn tuyến Lan châu - Urumqi thì đầu tư đường sắt vừa chở người và vừa chở hàng là chính.
Ngoài đường sắt ra thì đường bộ và đường không bị hạn chế. Không giống điều kiện ở VN cho lắm.
Đường sắt cao tốc hoàn toàn có thể trợ cấp vé cho khách du lịch được. Khách du lịch đi nhiều thì kinh tế xã hội địa phương cũng phát triển. Đã làm cao tốc là phải làm cho đàng hoàng 320km/h, chứ cứ lom dom làm gì cũng sợ thì thôi đừng làm cho lành.
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
535
Động cơ
41,598 Mã lực
Tuổi
38
Em thấy bỏ 60 tỷ đô( giao cho Tầu xây thì x1,5 và Nhật thì sẽ x2) bây giờ thì có vẻ không ổn, kiểu nông dân thích đú vay lãi sắm con oto cho sang cái thằng người. Cứ GPMB thật rộng làm trước 1đường cỡ 160-200km/h vừa hàng vừa người như thằng em Lào chắc hết tầm 30 tỷ, chia ra 4 đoạn mỗi thằng một đoạn cho nhanh tây tầu đều được hết. Sau chừng 20 năm nữa có thể VN đã là nước phát triển thì làm hẳn 1 line 500-600km/h bên cạnh(đã GPMB) cho nó phù hợp với tầm vóc Đại Việt lúc đó! Kkk
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top