Vận chuyển đường sắt hiện nay có cái dở là nhà tàu chưa kết nối được với khách hàng. Chưa đủ cơ sở vật chất để thực hiện việc vận chuyển dễ dàng.
Ví dụ: Khách muốn chuyển 1 container hàng từ SG ra Bắc Ninh chẳng hạn, thì sẽ phải thuê xe cont chở hàng ra ga, ĐỢI nhà tàu bốc lên tàu, ĐỢI lịch chạy tàu. Hàng ra đến ga HN thì lại phải thuê xe cont ĐỢI giờ bốc hàng về chuyển cho khác. Hàng loạt cái Đợi + vài loại hình vận chuyển kết hợp khiến cho đơn giá vận chuyển không cạnh tranh được với đường bộ. Trong khi, với tầm tư duy của thằng CEO đường sắt thì nó phải nghĩ rằng nó là công ty logistic như các hãng tàu biển, đường sắt phải bao trọn được việc vận chuyển từ kho đến kho cho khách hàng và chi phí thấp.
Ví dụ thực tế: Em đi gửi hàng tại ga Hàng Cỏ thì nhân viên nhận hàng vẫn dùng cân Nhơn Hòa để cân từng bao hàng, và vác từng bao đi nhong nhong. Ghi chép khối lượng bằng bút bi thủ công rất nhếch nhác.
Trong khi, nếu là hãng logistic thì khâu cân, bốc xếp, ghi chép sẽ được làm bằng máy, có kết nối dữ liệu máy tính thì công việc vừa nhanh vừa tốn ít thời gian và nhân lực.
Cáu này là khâu quản lý, cần nâng cấp, chứ ko liên quan đến năng lực vận chuyện ạ.
Nhà cháu gửi hàng từ HN đi HCM, dịch vụ khép kín luôn ạ. Giá khoảng 8k/ 1kg
Cụ vẫn chưa hiểu
. hạ tầng không cho phép khối lượng vượt mức cho phép dẫn đến chi phí sẽ đội lên rất cao. Cont 40Ft hay 20Ft thì họ báo giá theo cont. nhưng cụ quan tâm đến tổng trọng lượng chưa. Cụ nhét đầy cái cont đó bao nhiêu cũng được. nhưng khi lên trạm cân vượt tải trọng cho phép thì xuống chứ không có chuyện được đi. Anh dịch vụ báo giá là chuyện của anh báo giá. còn anh vận chuyển không cho đi thì sao ?.
Em có trích dẫn công lệnh của công ty vận tải đường sắt. Cụ nghĩ tại sao có công lệnh đó chưa ?. tại sao có sự chênh lệch giữa các khu vực ? ( vd tại sao từ Đà Nẵng đổ ra thì tải trọng cho phép cao hơn là từ Đà Nẵng đổ vào ). Cụ nói vận chuyển được hàng Siêu trường siêu trọng vậy cụ dẫn thử một đơn hàng vượt tải trọng cho phép trên đường sắt bắc nam xem thử. Không có chuyện để một đơn hàng nào đó vượt tải trọng cho phép dẫn đến sụp một cái cầu, lún một đoạn ray dẫn đến tê liệt toàn tuyến đâu.
Vụ sập cầu Gềnh 2016 là một ví dụ. mặc dầu không liên quan đến vấn đề tải trọng vận chuyển. Tuy nhiên việc này làm tê liệt việc vận chuyển hàng hóa, hành khách đoạn Biên Hòa - HCM mất 3 tháng. Tốn gần 300 tỷ cho việc khắc phục chưa tính đến thiệt hại về kinh tế do tắc nghẽn hàng hóa, hành khách
Ý cụ là vận tải đường sắt phải bao thầu trọn bộ ngành vc, hàng gì cũng phải vc được? Nhà cháu công nhận khổ 1.43m thì vc hàng hóa đương nhiên hơn nhiều so với 0.98m. Cái này có gì phải bàn cãi đâu? Tuy nhiên, có mấy vấn đề:
- Nhà cháu giả sử đường sắt hiện nay đã nâng cấp lên khổ 1.43m. Tàu hàng cũng vẫn ngày 1 chuyến để nhường cho tàu khách tăng thêm 1 -2 chuyến. Giả sử tính toán của cụ đúng, năng lực vc tăng từ 4.5t/m2 lên 6t, tức là tăng thêm 133% năng lực vc. Trong khi nếu giữ khổ cũ, chuyên chở hàng thì ngày tăng 1+5 chuyến, tức là tăng hơn 500% năng lực.
Mỗi toa, tải trọng giảm đi một chút, nhưng số lượng hàng có thể vận chuyển tăng lên nhiều lần. Và hàng hóa siêu nặng cũng không nhiều đến mức như vậy. Cont hàng quá tải thì đi đường biển thôi.
Đường 1.43m là đầu tư mới, nên chi phí vc sẽ phải cộng thêm chi phí đầu tư, chi phí khấu hao, trong khi khổ đường cũ không phải gánh 2 chi phí trên. Năng lực vc lên cao hơn, giá thành lại rẻ hơn nhiều.
Và tất nhiên, nếu CP đầu tư làm DS tôc độ 200km/h thì tàu vẫn có thể kéo theo 1-2 toa chở hàng nhẹ. Không phải tránh tàu hàng nên có thể tăng thêm chuyến chở người.