[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Trên 1 tuyến ĐS có thể tổ chức nhiều chế độ chạy tàu khác nhau. Nếu tàu 180km/h chạy HN-SG không dừng hoặc chỉ dừng Đà nẵng vài phút thì 9 tiếng là có thể.

Ngoài ra vẫn có các chế độ thường (dừng tất cả các ga), nhanh vừa (dừng 1 số ga chọn lọc).

Nếu về sau bãi bỏ TSN chuyển hết về Long Thành thì 9 (hoặc 10) tiếng đi từ trung tâm HN đến thẳng SG tôi nghĩ vẫn có thể là phương án chấp nhận được cho nhiều người. Vì đi ĐSCT rất khỏe người, rộng rãi và nhàn hạ.
Phương án của cụ thì vẫn phải là cao tốc thôi, TQ nó có 2 loại cao tốc 300-350 km/h và 200-250 km/h.
Còn lại là loại như của Lào chở cả người và hàng nặng, với tàu khách từ HN vào HCM khoảng 13-14 tiếng, ko có loại lửng lơ như cụ nói.
Thái đang làm loại 200-250 km/h, bọn dân nó nói là giá vé sẽ khá rẻ, nói chung cũng là phương án cần suy nghĩ.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Em thì nghĩ rằng với gần 60 củ to, ta cũng nên nhận chuyển giao công nghệ mà tự làm lấy vài phần, cái gì dễ làm trước rồi nâng dần, không cần mua hết . động lực phân tán thì k hiểu nó khó cái gì, làm thì nó được thôi
"Động lực phân tán" theo nhà cháu hiểu là động cơ nằm tại mỗi toa xe, không dùng đầu kéo.

- Ưu điểm của nó là linh hoạt về độ dài toa xe, động cơ điện cỡ nhỏ và vừa (theo tốc độ tàu). Nếu quyết tâm thì có thể nghiên cứu và sx và chuyển giao công nghệ được. Chứ động cơ điện cỡ lớn dùng cho đầu kéo thì khó mà mình tham gia khâu nào lắm.

- Nhược điểm là bộ phần mềm điều khiển phức tạp hơn nhiều. Cái này khó tự chủ mà phải đi mua vì không ai chuyển giao phần mềm hết. Sẽ phải phụ thuộc lâu dài những phiên bản update, nâng cấp động cơ, thay đổi tốc độ...
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Trước kia cầu Thăng Long làm rõ to, suốt 10-15 năm đầu xây lên "ko biế để làm gì" đấy cụ
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai phương án ban đầu là 3 làn mỗi bên tới Yên Bái, từ YB lên LC là 2 làn mỗi bên. Nhưng Bộ Tài chính tiếc tiền, bảo miền núi, người dân tộc thì cần gì cao tốc, rồi bóp lại 1 làn. Giờ chưa được chục năm lại bắt đầu phải mở thêm làn YB-LC.
Nếu tầm nhìn 10-15 năm thì quan điểm như cụ là chuẩn đấy
Cái phần bôi đậm cụ sai hoàn toàn nhé, cái này học theo mô hình Nhật bản. Từ những năm 70 Nhật bản hạn chế cải tạo mở rộng đường quốc lộ mà xây dựng tuyến cao tốc, nhưng rất khó thu hút tư nhân bỏ vốn BOT vì vốn lớn lại chưa dự đoán được khả năng thu hút xe chạy vào tuyến mới, CP Nhật đề ra phương án là nhà nước bỏ tiền làm trước 2 lane xe (theo tiêu chuẩn cao tốc) và nếu như đoạn tuyến nào có lưu lượng vượt thiết kế của 2 lane (khoảng 10.000 CPU) thì đấu thầu bán cho tư nhân để họ BOT mở rộng lên 4 hay 6 lane xe cao tốc hoàn chỉnh. Việt nam thí điểm ở Nội bài Lào cai, giờ mà cho đấu thầu thì đầy công ty trong ngoài nước mở rộng đoạn Yên bái Lào cai. (Chắc ưu tiên Vec vì đang thu phí ngon lành)
Rất tiếc khi # sang bộ GT lại không áp dụng với cao tốc Bắc nam mà chọn mở rộng QL 1 và BOT tràn lan trên tuyến đường độc đạo đấy, chứ nếu với số vốn mở rộng QL1 thời điểm đó thừa đủ làm cao tốc 2 lane Bắc nam và giờ thì các DNTN lại đang tranh nhau mở rộng 4-6 lane, chứ ko phải đầu tư bằng vốn đầu tư công 100% hay PPP
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Hình như cụ mừng hơi sớm.

Công nghệ "động lực phân tán" hình như chỉ Nhật mới làm. Các nước khác dùng công nghệ đầu kéo.
Theo như bài báo viết thì công nghệ, quy mô vốn .v..v là nhắm vào Nhật mà. Nhưng em nghĩ đó là báo muốn lái sang vốn Nhật công nghệ Shinkansen luôn cho rồi. Thế thì trình gì nữa. Sao không ghi mẹ luôn cho nó nhanh là " Trình BCT về dự án ĐSCT công nghệ Shinkansen sử dụng vốn vay ODA Nhật bản", chắc lái như thế này có lẽ thô quá nên báo ngượng, lỡ bị reject thì xấu mặt. Nói chung vẫn chỉ là báo chí dán mõm là chính.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,336
Động cơ
267,377 Mã lực
khiếp, cụ nói cứ như lão nông bàn chuyện phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng ý. Mọi thứ dễ quá.
E nghe bên ngành đường sắt bảo vd tàu shinkansen nếu m làm thì sẽ phải lệ thuộc vào Nhật toa tàu, vì với tốc độ thế khi 2 đoàn tàu gặp chạy ngược chiều nhau lực ép rất lớn đòi hỏi loại đặc chủng, VN ko thể làm được
Ơ kìa mình nông dân mà.
Đường bộ cao tốc làm 4 làn xe chạy và 2 làn khẩn cấp, chuẩn tốc độ 120km/h suất đầu tư 5 triệu usd/km còn bị khui là ăn dày.
15 triệu/km ds cao tốc bưa mần rồi. Tính trung bình.
Cầu Mỹ Thuận Úc tài trợ xây hết có 45 triệu usd thôi.
Tóm lại thời gian của TBT nghe chỉ đủ để nghe đến đấy.
Giải trình giải triếc loằng ngoằng thì giải tán sớm.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực
Ở đây có nhiều cụ chưa phân biệt được khái niệm tốc độ trung bình và tốc độ tối đa nên em giải thích nhanh.

Tốc độ trung bình = Quãng đường / Thời gian. Ví dụ HN-TPHCM là 1560km thì tàu chạy hết 9h sẽ có tốc độ trung bình là 175km/h. Tuy nhiên loại tàu sử dụng sẽ là tàu 250km/h (hiệu suất 77%) - đây là tốc độ tối đa, vì xét thêm tàu dừng đón trả khách tại 23 ga dọc tuyến, thời gian giảm tốc, tăng tốc khi ra vào ga.

Nhân tiện em thông tin luôn là loại 320km/h chỉ có hiệu suất 63% thôi. Tốc độ trung bình chỉ có 202km/h, tức là mất 7h31 từ HN-TP.HCM và ngược lại. Đứa nào kêu ăn sáng HN, ăn trưa TP.HCM thì nó ăn sáng lúc 5h và ăn trưa lúc 13h rồi, sinh hoạt kiểu đấy không giống bình thường lắm.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
TSN đang chuẩn bị xây thêm T3, bỏ là bỏ thế nào
T3 là làm khẩn cấp để giải tỏa bớt cho T1 và T2 thôi cụ, có Long thành thì dần sẽ chuyển hết.

TSN hiện đang là thành phố 10 triệu dân duy nhất trên thế giới có sân bay ngay trong thành phố, không thể giữ lại được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,104
Động cơ
220,258 Mã lực
- Ưu điểm của nó là linh hoạt về độ dài toa xe, động cơ điện cỡ nhỏ và vừa (theo tốc độ tàu). Nếu quyết tâm thì có thể nghiên cứu và sx và chuyển giao công nghệ được. Chứ động cơ điện cỡ lớn dùng cho đầu kéo thì khó mà mình tham gia khâu nào lắm.

- Nhược điểm là bộ phần mềm điều khiển phức tạp hơn nhiều. Cái này khó tự chủ mà phải đi mua vì không ai chuyển giao phần mềm hết. Sẽ phải phụ thuộc lâu dài những phiên bản update, nâng cấp động cơ, thay đổi tốc độ...
tính theo kiểu khác thì toa xe tự hành sẽ phức tạp, chưa chắc làm được. Còn đầu kéo thì đằng nào cũng mua, mình làm toa xe thường thôi (hiện đã làm được)
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,417
Động cơ
113,930 Mã lực
Ở đây có nhiều cụ chưa phân biệt được khái niệm tốc độ trung bình và tốc độ tối đa nên em giải thích nhanh.

Tốc độ trung bình = Quãng đường / Thời gian. Ví dụ HN-TPHCM là 1560km thì tàu chạy hết 9h sẽ có tốc độ trung bình là 175km/h. Tuy nhiên loại tàu sử dụng sẽ là tàu 250km/h (hiệu suất 77%) - đây là tốc độ tối đa, vì xét thêm tàu dừng đón trả khách tại 23 ga dọc tuyến, thời gian giảm tốc, tăng tốc khi ra vào ga.

Nhân tiện em thông tin luôn là loại 320km/h chỉ có hiệu suất 63% thôi. Tốc độ trung bình chỉ có 202km/h, tức là mất 7h31 từ HN-TP.HCM và ngược lại. Đứa nào kêu ăn sáng HN, ăn trưa TP.HCM thì nó ăn sáng lúc 5h và ăn trưa lúc 13h rồi, sinh hoạt kiểu đấy không giống bình thường lắm.
Ý cụ rachfan là nếu có chuyến ko dừng nghỉ, chạy thẳng 1 mạch HN-SG. Nhưng cần phải nói thêm là tuy có những chuyến như vậy, nhưng hiệu suất cũng không hơn nhiều. Trừ 1 số tuyến biểu tượng, khoe công nghệ, đầu tư đắt đỏ, ví dụ như Bắc Kinh Thượng Hải, chạy thẳng 1 mạch với tốc độ tối đa 350km/h, thì hiệu suất cũng chỉ 80%, tức là tốc độ trung bình 280km/h.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,534
Động cơ
232,569 Mã lực
Tuổi
48
Các cụ có ý kiến ý cò phản đối hay ủng hộ thì cũng cho vui diễn đàn thôi, làm hay không là do hội ít người quyết .
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,336
Động cơ
267,377 Mã lực
"Động lực phân tán" theo nhà cháu hiểu là động cơ nằm tại mỗi toa xe, không dùng đầu kéo.

- Ưu điểm của nó là linh hoạt về độ dài toa xe, động cơ điện cỡ nhỏ và vừa (theo tốc độ tàu). Nếu quyết tâm thì có thể nghiên cứu và sx và chuyển giao công nghệ được. Chứ động cơ điện cỡ lớn dùng cho đầu kéo thì khó mà mình tham gia khâu nào lắm.

- Nhược điểm là bộ phần mềm điều khiển phức tạp hơn nhiều. Cái này khó tự chủ mà phải đi mua vì không ai chuyển giao phần mềm hết. Sẽ phải phụ thuộc lâu dài những phiên bản update, nâng cấp động cơ, thay đổi tốc độ...
Gì chứ phần mềm điều khiển là chuyện nhỏ.
To chỉ để chấm mút.
Cái Việt Nam yếu là luyện mấy thanh sắt thành đường ray thôi.
Còn từ tàu bè vận hành, nội địa hoá đc hết.
Khó nhất là...giải phóng mặt bằng.
Khó nhì là ...kiểm soát giá vật liệu cơ bản. Ông nào cũng thủ săn chân rết dài ngoàng. Giá chỉ có lên.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,104
Động cơ
220,258 Mã lực
Ý cụ rachfan là nếu có chuyến ko dừng nghỉ, chạy thẳng 1 mạch HN-SG. Nhưng cần phải nói thêm là tuy có những chuyến như vậy, nhưng hiệu suất cũng không hơn nhiều. Trừ 1 số tuyến biểu tượng, khoe công nghệ, đầu tư đắt đỏ, ví dụ như Bắc Kinh Thượng Hải, chạy thẳng 1 mạch với tốc độ tối đa 350km/h, thì hiệu suất cũng chỉ 80%, tức là tốc độ trung bình 280km/h.
chạy không ngừng nghĩ rồi đấy chứ, có những chổ phải giảm tốc độ mà.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
T3 là làm khẩn cấp để giải tỏa bớt cho T1 và T2 thôi cụ, có Long thành thì dần sẽ chuyển hết.

TSN hiện đang là thành phố 10 triệu dân duy nhất trên thế giới có sân bay ngay trong thành phố, không thể giữ lại được.
Về lâu dài chắc cũng ko bỏ TSN đâu cụ ạ, nó dự phòng cho LT và duy trì ở mức 25tr hành khách/năm (Bằng Nội bài quy mô hiện tại). Thậm trí hôm nọ em xem báo thấy anh Thủ vào bảo nghiên cứu thêm Biên hòa thành lưỡng dụng, mặc dù trước đây Biên hòa bị gạch tên khỏi quy hoạch sân bay hành khách, dịch bệnh làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của các nhà hoạch định chính sách.
25 năm nữa là cái mà không ai dám chắc chắn, Biết dâu đấy lúc ý công nghệ phát triển TSN lại có thể đủ năng lực đón lên 100tr khách/năm, và LT lại thành SB dự bị :))
Như anh Musk anh ý làm được hyper loop với giá 10tr/km như anh ý chém thì ĐSCT lại thành sắt vụn, (nhưng rất tiếc anh ý chỉ thành công ở mức 1000km/h chứ gía xây dựng vẫn đang xa với với mức 10tr/km)
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực
Ý cụ rachfan là nếu có chuyến ko dừng nghỉ, chạy thẳng 1 mạch HN-SG. Nhưng cần phải nói thêm là tuy có những chuyến như vậy, nhưng hiệu suất cũng không hơn nhiều. Trừ 1 số tuyến biểu tượng, khoe công nghệ, đầu tư đắt đỏ, ví dụ như Bắc Kinh Thượng Hải, chạy thẳng 1 mạch với tốc độ tối đa 350km/h, thì hiệu suất cũng chỉ 80%, tức là tốc độ trung bình 280km/h.
À, cái này thì em biết. 1 ngày có gần 80 đôi tàu giữa ga BK nam và TH hồng kiều. Chuyến nào cũng dừng ít nhất 1 ga. Chuyến nhanh nhất chạy lúc 5h chiều (từ BK) hoặc 7h chiều (từ TH), hết 4h18'. Nó chỉ dừng tại ga Nam Kinh 2 phút. Tức là tốc độ trung bình 306km/h, hiệu suất 87,5%.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Hình như cụ mừng hơi sớm.

Công nghệ "động lực phân tán" hình như chỉ Nhật mới làm. Các nước khác dùng công nghệ đầu kéo.
CN động lực phân tán chỉ có Nhật làm, CN này linh hoạt số toa ghép tuỳ thuộc vào lượng khách đi tàu.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực
Nhân topic này thì các cụ có câu hỏi gì về đường sắt nói chung và đường sắt tốc độ cao thì cứ post lên luôn. Em đang may mắn ở trong group có các chuyên gia đầu ngành thế giới, cái nào không biết em sẽ chuyển câu hỏi luôn thể.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,104
Động cơ
220,258 Mã lực
Liệu có trường hợp nào tàu hàng cố tình thiết kế đi chậm để tiết kiệm điện không ạ? Xe máy em nó tối ưu xăng ở 40km/h thôi
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,417
Động cơ
113,930 Mã lực
Liệu có trường hợp nào tàu hàng cố tình thiết kế đi chậm để tiết kiệm điện không ạ? Xe máy em nó tối ưu xăng ở 40km/h thôi
Do an toàn thôi cụ.

Vd thế này. Thằng tàu Tàu xây cho Lào. Chở khách tàu nhanh 160km/h. Chở hàng/tàu thường 120km/h. Chở hàng nặng (4-5000 tấn/chuyến) 60km/h.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top