[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,271
Động cơ
376,573 Mã lực
Tuổi
44
Cụ cần phân biệt cái gì không cần bàn, cái gì cần bàn.
Đường sắt hiện nay lạc hậu - không cần bàn.
Nhưng thay bằng đường sắt thế nào, tốc độ nào, khả năng tải như thế nào? - Cần bàn.
Cái chính là nó có cần thiết và phù hợp với khả năng tài chính hay ko. Nhiều cụ cứ thích phải sang xịn mịn nhưng dính phải 1 dự án nợ đầm đìa kéo cả hệ thống tài chính quốc gia vỡ nợ thì lúc đó liệu có cần ko. Chứ cái gì xin ngon chả cần. Nhưng ko khác gì gia đình nghèo mới bước vào trung lưu lại gom lúa đi mua Mẹc vậy. Chứng minh Mẹc cần và bảo đảm an toàn cho gia đình khi đi đường dài thì rõ rồi nhưng sao cần đầu tư tới MẸc trong khi chỉ mua I10 đã là đủ rồi. Nói khơi khơi là cần thiết nhưng dự án nào quy mô nào, tài chính dự án ra sao, đầu tư dự án này thì phải hi sinh các dự án nào. Chưa kể kinh tế thế giới nó ko phải luôn luôn tăng trưởng, kinh tế Việt nam cũng vậy. Nếu lỡ kinh tế suy thoái hay tăng trưởng chậm thì liệu cái nền tài chính quốc gia này có trụ đc cục nợ to tướng này hay ko?
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,829
Động cơ
163,887 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
e lại nghĩ khác,

Ngây thơ thật á?
Đưa bài báo lên, càng chứng minh mình ngây thơ trong luận điệu.

Trong vòng 10 năm đổi mới tổng số hành khách đi tàu cao tốc từ Rome đến Milan đã tăng gần 4 lần, từ 1 triệu người năm 2008 lên 3,6 triệu khách năm 2018. Đường sắt hút hết 2/3 lượng hành khách di chuyển giữa hai thành phố lớn nhất nước.

Khoảng cách giữa Rome và Milan là bao nhiêu? 560km - Vẫn nằm trong khoảng cách cạnh tranh tối ưu của đường sắt cao tốc so với đường bộ và hàng không. Không thể mang ra so sánh với Việt Nam được.

Và thông tin quan trọng nhất là dưới đây thì báo chí giả cầy giả vờ quên.

Sau khi Alitalia đóng cửa, Italy sẽ khai trương một hãng hàng không quốc gia mới vào cùng ngày. Hãng này có tên Italia Transporto Aereo (ITA). Họ đã bắt đầu bán vé cho chuyến bay từ 15/10. Đơn vị này cũng tiếp nhận 52 chiếc máy bay mới nhất của Alitalia. Dự kiến, họ sẽ nâng số máy bay lên 105 chiếc vào năm 2025.
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Thế mình làm ĐSCT 300kmh xong không định điện khí hóa tuyến đường sắt cũ để chở hàng à cụ?
Ko làm gì cả chỉ làm thêm ga hàng hóa thôi, cái tàu Thống Nhất nó bám sát đường bộ nên rất dở, đến lúc có tiền sẽ phá đi làm lại đường sắt chỉ chở hàng đúng vào vị trí cũ và làm đường đơn thôi nhưng nâng lên để không cần gác tàu nữa, chi phí ko quá cao và đất nước có hệ thống đường sắt hoàn hảo.
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
3,162
Động cơ
452,298 Mã lực
Hiện nay CP đã phải đi vay để trả nợ rồi, ôm thêm một cục nợ 59++ tỷ để làm một dự án không có hiệu quả kinh tế thì tương lai của đất nước tối tăm lắm.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,829
Động cơ
163,887 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thằng Mỹ và một số nước rơi vào thế muốn mà ko làm gì được, chính vì cái tội phát triển sớm, nhiều tuyến có đường sắt chạy 100 km/h rồi, điện khí hóa, nhà ga ngon lành rồi, bây giờ đập đi làm lại à?
trong khi đó dân thưa, lại quen đi ô tô, máy bay, nó ở thế bó tay. Một số nước nâng cấp lên cao tốc nhưng không ra gì.
Không, vì thằng Mỹ nó là cụ tổ của thực dụng và hiệu quả.

Nó thuộc nằm lòng các nghiên cứu, thống kê về nhu cầu và sở thích của hành khách qua hàng chục năm khai thác vận tải. Đó là hành khách sẽ lựa chọn thời gian vàng để di chuyển nằm trong khoảng 1-2 tiếng.

Chính vì lý do đó, 200km trở xuống là phạm vi của vận tải đường bộ. Từ 200km đến 600km là lãnh địa của đường sắt và đường sắt cao tốc. Trên 600 km thì hành khách sẽ chuyển dần sang hàng không. Và với khoảng cách giữa các thành phố, các bang của Mỹ, thì ĐSCT hoạt động không hiệu quả.

Giả sử TP HCM đổi vị trí địa lý với Đà Nẵng thì đó là một tuyến đường sắt cao tốc sẽ đem lại hiệu quả, và không phải bàn cãi cho đến tận bây giờ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,866
Động cơ
411,917 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thật ngây thơ hoặc cố tình lòe người không biết gì khi cứ mãi một giọng điệu ĐSCT cạnh tranh chở khách với máy bay tuyến HN-SG.

Phương tây đã đúc kết kinh nghiệm sau bao năm khai thác ĐSCT, để phân chia quãng đường chiếm ưu thế của mỗi loại phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển. Các anh làm dự án Việt Nam chân ướt chân ráo sổ toẹt đúc kết kinh nghiệm xương máu vào sọt rác.

Như tuyến đường sắt cao tốc tốc độ >300kmh hoạt động hiệu quả nhất là tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải.Tuyến này hay được lấy ra làm ví dụ cho cái dự án đang trình vì có quãng đường xấp xỉ, tuy nhiên khác biệt ở điểm căn bản mà Bộ GT cố tình lờ đi.
Chưa nói đến quãng đường chỉ 1300km nhỏ hơn HN-SG 1500km. Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải nó không đơn thuần là tuyến ĐSCT nối điểm đầu và điểm cuối, mà nó kết nối rất nhiều thành phố cực lớn với dân số mỗi thành phố xấp xỉ 10 triệu dân nằm dọc trên tuyến, đấy chỉ là xét riêng cái thành phố có nhà ga, còn xét trên quy mô tỉnh thì riêng một tỉnh nằm trên tuyến ĐSCT đã có dân số bằng cả đất nước Việt Nam rồi. Vì vậy nó không đơn thuần là nhu cầu vận chuyển từ điểm A đến điểm D như HN-SG. Mà tổng hợp năng lực vận chuyển của A - B, A - C, A-D, B-C, B-D, C-D.
Cho nên xét ra, có thể hiểu tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải là tổng thể của nhiều tuyến đường sắt cao tốc ngắn hơn với quãng đường quanh 300km, vẫn phù hợp với lý thuyết về quãng đường tối ưu đối với ĐSCT.

Còn như tuyến Hà Nội - Sài Gòn, chắc là đất nước sắp hóa rồng đến nơi nên nhiều anh mới phát biểu sáng ngủ dậy ở Nam Định, Hà Nam ra ga bắt tàu Sinkansen hàng ngày lên HN làm việc.
e lại nghĩ khác,

Ngây thơ thật á?
Về chuyện "ĐSCT giết chết hàng không" ở Ý thì có giải thích rõ hơn chút cho các cụ thế này:

Hàng không nội địa Ý sống chủ yếu bằng vận chuyển hành khách giữa các thành phố miền Bắc và miền Trung nước Ý. Không may cho hàng không là tất cả các thành phố đó lại nằm vào đúng khoảng cách lý tưởng cho ĐSCT:
- Milano - Roma: 580km, trên đường còn có Parma, Bologna và Florence
- Milano - Torino: 150km
- Roma - Napoli: 185km (Milano - Napoli: 765km)
- Milano - Venice: 260km
- Roma - Venice: 520km vv

Ý lại có công ty chế tạo đoàn tàu cao tốc Pendolino, tức là ĐSCT với Ý là nhà trồng được hoàn toàn, nên chi phí phát triển ĐSCT ở Ý tương đối rẻ

2 yếu tố này cộng lại làm cho khi mạng lưới ĐSCT mở rộng thì hàng không nội địa Ý mất dần thị phần, cuối cùng phải giải tán.

Điều này tương đương với chuyện Việt nam chỉ có đến Đà nẵng. Nếu có mạng lưới ĐSCT hoàn bị tỏa khắp Miền Bắc và kéo đến Đà nẵng thì chắc hàng không nội địa cũng không phát triển được.

Tôi đã nói nhiều lần trong thớt này là khoảng cách 1.600km từ Hà nội đến Sài gòn là vượt quá xa khoảng cách tối ưu đối với ĐSCT (150-700km) nên việc làm ĐSCT Hà nội - SG để thay thế hàng không là hoàn toàn không hợp lý. Thay vì làm đường sắt tốc độ thật cao (trên 250km/h) cạnh tranh với hàng không thì nên làm đường sắt tốc độ trung bình cao (160-180km/h) với tính chất du lịch và trải nghiệm, nhằm vào du lịch/giao thông từ 2 đầu VN đến miền Trung và ngược lại, và hành khách nhiều thời gian tuyến HN-SG. Tàu 180km/h chạy HN-SG hết khỏang 9 tiếng thì cũng không phải quá lâu.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,617
Động cơ
223,094 Mã lực
Không, vì thằng Mỹ nó là cụ tổ của thực dụng và hiệu quả.
Mỹ nó muốn nhưng một là mấy ông bán dầu và ô tô lobby phá kinh quá, có cả chuyện mấy chú hùn tiền lại mua đường sắt để dẹp bỏ!

Hai là không có lờ đờ đủ sức làm các công trình "liên bang". Các công trình liên bang là 1 việc nhạy cảm, sẽ chửi nhau vì sao bang tôi không có đường sắt đi qua mà lại phải góp tiền xây...

 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,829
Động cơ
163,887 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về chuyện "ĐSCT giết chết hàng không" ở Ý thì có giải thích rõ hơn chút cho các cụ thế này:

Hàng không nội địa Ý sống chủ yếu bằng vận chuyển hành khách giữa các thành phố miền Bắc và miền Trung nước Ý. Không may cho hàng không là tất cả các thành phố đó lại nằm vào đúng khoảng cách lý tưởng cho ĐSCT:
- Milano - Roma: 580km, trên đường còn có Parma, Bologna và Florence
- Milano - Torino: 150km
- Roma - Napoli: 185km (Milano - Napoli: 765km)
- Milano - Venice: 260km
- Roma - Venice: 520km vv
Thực ra bài báo là phiến diện, và một số báo Việt cố tình vơ lấy để PR cho dự án đường sắt cao tốc.

Tuy nhiên bản chất của nó là thằng Alitalia phá sản chủ yếu do sai lầm do định hướng kinh doanh và không cạnh tranh được với các hãng hàng không giá rẻ như Ryanair hay Easyjet, thằng này cũng đã nộp đơn phá sản vài lần trong quá khứ, phải cơ cấu nợ nhiều lần. Và thực tế phá sản cũng chỉ là một hình thức đổi vỏ.

"Sau khi Alitalia đóng cửa, Italy sẽ khai trương một hãng hàng không quốc gia mới vào cùng ngày. Hãng này có tên Italia Transporto Aereo (ITA). Họ đã bắt đầu bán vé cho chuyến bay từ 15/10. Đơn vị này cũng tiếp nhận 52 chiếc máy bay mới nhất của Alitalia. Dự kiến, họ sẽ nâng số máy bay lên 105 chiếc vào năm 2025."
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Về chuyện "ĐSCT giết chết hàng không" ở Ý thì có giải thích rõ hơn chút cho các cụ thế này:

Hàng không nội địa Ý sống chủ yếu bằng vận chuyển hành khách giữa các thành phố miền Bắc và miền Trung nước Ý. Không may cho hàng không là tất cả các thành phố đó lại nằm vào đúng khoảng cách lý tưởng cho ĐSCT:
- Milano - Roma: 580km, trên đường còn có Parma, Bologna và Florence
- Milano - Torino: 150km
- Roma - Napoli: 185km (Milano - Napoli: 765km)
- Milano - Venice: 260km
- Roma - Venice: 520km vv

Ý lại có công ty chế tạo đoàn tàu cao tốc Pendolino, tức là ĐSCT với Ý là nhà trồng được hoàn toàn, nên chi phí phát triển ĐSCT ở Ý tương đối rẻ

2 yếu tố này cộng lại làm cho khi mạng lưới ĐSCT mở rộng thì hàng không nội địa Ý mất dần thị phần, cuối cùng phải giải tán.

Điều này tương đương với chuyện Việt nam chỉ có đến Đà nẵng. Nếu có mạng lưới ĐSCT hoàn bị tỏa khắp Miền Bắc và kéo đến Đà nẵng thì chắc hàng không nội địa cũng không phát triển được.

Tôi đã nói nhiều lần trong thớt này là khoảng cách 1.600km từ Hà nội đến Sài gòn là vượt quá xa khoảng cách tối ưu đối với ĐSCT (150-700km) nên việc làm ĐSCT Hà nội - SG để thay thế hàng không là hoàn toàn không hợp lý. Thay vì làm đường sắt tốc độ thật cao (trên 250km/h) cạnh tranh với hàng không thì nên làm đường sắt tốc độ trung bình cao (160-180km/h) với tính chất du lịch và trải nghiệm, nhằm vào du lịch/giao thông từ 2 đầu VN đến miền Trung và ngược lại, và hành khách nhiều thời gian tuyến HN-SG. Tàu 180km/h chạy HN-SG hết khỏang 9 tiếng thì cũng không phải quá lâu.
Cụ lấy ở đâu ra tàu không phải cao tốc mà chạy HN-HCM hết 9 tiếng?
Rất nhiều tuyến tàu cao tốc loại >300 km/h đang vận hành trên thế giới nếu tính tỷ lệ thời gian cho tuyến HN-HCM thì nó mất 9 tiếng cụ nhé, có khi 10-11 tiếng cơ.

Chỉ có TQ mới xây là ngon nhất, tuyến Bắc Kinh Thượng Hải là cực phẩm chạy ko dừng ở các ga 1320 km hết 4,5h.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,437
Động cơ
477,525 Mã lực
Tuổi
54
Cái này đúng ý em nên em đã cơ bản đồng ý rồi



Chính nó đó, đường đôi 1435 điện khí hóa, có thế thôi mà. Nghĩa là ta quyết nói không với bọn ẻo lả 1000mm hoặc 1200mm mà 99% gắn với bọn bóc lột ưa cúi gập người xin lỗi đó
Hình như cụ mừng hơi sớm.

Công nghệ "động lực phân tán" hình như chỉ Nhật mới làm. Các nước khác dùng công nghệ đầu kéo.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Hình như cụ mừng hơi sớm.

Công nghệ "động lực phân tán" hình như chỉ Nhật mới làm. Các nước khác dùng công nghệ đầu kéo.
Đâu cụ, wiki nói thế này:
As high speed trains
Some of the more famous electric multiple units in the world are high-speed trains: the Italian Pendolino and Frecciarossa 1000, Shinkansen in Japan, the China Railway High-speed in China, ICE 3 in Germany, and the British Rail class 395 Javelin.
Thế là đủ hết anh tài.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Hình như cụ mừng hơi sớm.

Công nghệ "động lực phân tán" hình như chỉ Nhật mới làm. Các nước khác dùng công nghệ đầu kéo.
Em thì nghĩ rằng với gần 60 củ to, ta cũng nên nhận chuyển giao công nghệ mà tự làm lấy vài phần, cái gì dễ làm trước rồi nâng dần, không cần mua hết . động lực phân tán thì k hiểu nó khó cái gì, làm thì nó được thôi
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Em ko nghiên cứu về đường sắt, nhưng 1 đất nước có chiều dài dọc cao, chiều ngang ít mà phát triển đường sắt chở khách là sẽ không hiệu quả; nếu có thì để đường sắt vận tải hàng hóa dọc đất nước thôi; còn chở khách chỉ nên chặng ngắn <500km
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,437
Động cơ
477,525 Mã lực
Tuổi
54
Đâu cụ, wiki nói thế này:
As high speed trains
Some of the more famous electric multiple units in the world are high-speed trains: the Italian Pendolino and Frecciarossa 1000, Shinkansen in Japan, the China Railway High-speed in China, ICE 3 in Germany, and the British Rail class 395 Javelin.
Thế là đủ hết anh tài.
Nhà cháu ko biết về ĐS Ý, nhưng cứ cho là đúng đi, thì nhìn vào mấy QG có "công nghệ động lực phân tán", thấy ngay anh nào lobby rồi

TQ học theo công nghệ phân tán Nhật rồi cũng bỏ ngang, theo đầu kéo kiểu Châu Âu như cụ nào đã nói trên này.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,866
Động cơ
411,917 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ lấy ở đâu ra tàu không phải cao tốc mà chạy HN-HCM hết 9 tiếng?
Rất nhiều tuyến tàu cao tốc loại >300 km/h đang vận hành trên thế giới nếu tính tỷ lệ thời gian cho tuyến HN-HCM thì nó mất 9 tiếng cụ nhé, có khi 10-11 tiếng cơ.

Chỉ có TQ mới xây là ngon nhất, tuyến Bắc Kinh Thượng Hải là cực phẩm chạy ko dừng ở các ga 1320 km hết 4,5h.
Trên 1 tuyến ĐS có thể tổ chức nhiều chế độ chạy tàu khác nhau. Nếu tàu 180km/h chạy HN-SG không dừng hoặc chỉ dừng Đà nẵng vài phút thì 9 tiếng là có thể.

Ngoài ra vẫn có các chế độ thường (dừng tất cả các ga), nhanh vừa (dừng 1 số ga chọn lọc).

Nếu về sau bãi bỏ TSN chuyển hết về Long Thành thì 9 (hoặc 10) tiếng đi từ trung tâm HN đến thẳng SG tôi nghĩ vẫn có thể là phương án chấp nhận được cho nhiều người. Vì đi ĐSCT rất khỏe người, rộng rãi và nhàn hạ.
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,541
Động cơ
376,288 Mã lực
Trên 1 tuyến ĐS có thể tổ chức nhiều chế độ chạy tàu khác nhau. Nếu tàu 180km/h chạy HN-SG không dừng hoặc chỉ dừng Đà nẵng vài phút thì 9 tiếng là có thể.

Ngoài ra vẫn có các chế độ thường (dừng tất cả các ga), nhanh vừa (dừng 1 số ga chọn lọc).

Nếu về sau bãi bỏ TSN chuyển hết về Long Thành thì 9 (hoặc 10) tiếng đi từ trung tâm HN đến thẳng SG tôi nghĩ vẫn có thể là phương án chấp nhận được cho nhiều người. Vì đi ĐSCT rất khỏe người, rộng rãi và nhàn hạ.
TSN đang chuẩn bị xây thêm T3, bỏ là bỏ thế nào
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,296
Động cơ
504,793 Mã lực
Nhà cháu ko biết về ĐS Ý, nhưng cứ cho là đúng đi, thì nhìn vào mấy QG có "công nghệ động lực phân tán", thấy ngay anh nào lobby rồi

TQ học theo công nghệ phân tán Nhật rồi cũng bỏ ngang, theo đầu kéo kiểu Châu Âu như cụ nào đã nói trên này.
TQ học theo của Đức là chủ yếu cụ ah, và họ phân ra rất rõ. Từ 200km/h trở xuống là tập trung, ví dụ CR200J; từ 250km/h trở lên là phân tán, ví dụ CR300AF/BF, CR400AF/BF.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top