[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,021
Động cơ
62,392 Mã lực
Tuổi
19
Cụ ko hiểu gì thì cũng nên tìm hiểu chứ đưa ra lý luận ngây ngô thế chỉ cãi nhau thôi, đọc báo nó cũng đưa tin đầy, chỉ sợ không có khách chứ năng lực chở người của đường sắt cao tốc là cực lớn, nó tính toán tuyến HN- HCM có thể vận chuyển 360k người/ngày, bằng cả nghìn chuyến máy bay đấy.
Ngây thơ như học sinh khi nghĩ là để đảm bảo an toàn các chuyến phải cách nhau 30', những tuyến đông khách nước ngoài nó từ 5-10-15' một chuyến đấy, mỗi chuyến nó có thể dừng ở những ga khác nhau, tất nhiên vận hành nó phức tạp mới đắt.
Nói chung chỉ sợ không có người đi thôi.
Sao lại "chỉ sợ không có người đi thôi" hả bác?
Chắc chắn không có đủ người đi luôn ấy chứ.

Các bác trên ni đã chỉ trích và phân tích nhiều lần cái Dự đoán nhu cầu vận tải hành khách của anh TEDI ++ rồi.
 

mamtom7981

Xe buýt
Biển số
OF-30434
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
986
Động cơ
495,278 Mã lực
Đường sắt cao tốc để "hạ cước vận tải " cái gì xuống hả bác?
Người hay Hàng hoá hay cả hai?
Nó là cả 2 cụ ạ,
Nhà cháu thấy cực đơn giản, các nước phát triển nó đều phát triển cả đường sắt cao tốc và đường hàng không? còn nhu cầu thị trường thì mỗi loại hàng hóa sẽ phù hợp với loại vận chuyển tương ứng. Mà vận chuyển thì đường sắt và đường thủy là chi phí thấp nhất rồi.
Ở VN nếu làm thì làm lại từ đầu vì đường sắt VN là công nghệ từ thời Pháp thuộc do vậy khi làm là bốc hết đi làm lại nên mới còn đang đắn đo và tính toán,
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
Nó là cả 2 cụ ạ,
Nhà cháu thấy cực đơn giản, các nước phát triển nó đều phát triển cả đường sắt cao tốc và đường hàng không? còn nhu cầu thị trường thì mỗi loại hàng hóa sẽ phù hợp với loại vận chuyển tương ứng. Mà vận chuyển thì đường sắt và đường thủy là chi phí thấp nhất rồi.
Ở VN nếu làm thì làm lại từ đầu vì đường sắt VN là công nghệ từ thời Pháp thuộc do vậy khi làm là bốc hết đi làm lại nên mới còn đang đắn đo và tính toán,
Bài toán kinh tế thì chưa được rõ ràng lắm vì Mỹ phát triển bao lâu mà gần như không có đường sắt cao tốc, còn đường sắt chở hàng thì đương nhiên rồi, gần như nước phát triển nào cũng có.

Em nghĩ đường sắt nâng cấp đến tốc độ nào đó rồi cũng phải thôi, em chưa tính cụ thể nhưng chắc tầm 200kmh, vì khổ ray vẫn chỉ hơn 1m đi nhanh quá nguy hiểm lắm. Ở tốc độ cao tầm 300kmh trở lên em nghĩ di chuyển trên mặt đất không thích hợp lắm.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,021
Động cơ
62,392 Mã lực
Tuổi
19
Nó là cả 2 cụ ạ,
Nhà cháu thấy cực đơn giản, các nước phát triển nó đều phát triển cả đường sắt cao tốc và đường hàng không? còn nhu cầu thị trường thì mỗi loại hàng hóa sẽ phù hợp với loại vận chuyển tương ứng. Mà vận chuyển thì đường sắt và đường thủy là chi phí thấp nhất rồi.
Ở VN nếu làm thì làm lại từ đầu vì đường sắt VN là công nghệ từ thời Pháp thuộc do vậy khi làm là bốc hết đi làm lại nên mới còn đang đắn đo và tính toán,
Cước vận tải hàng hoá thôi bác.
Và cái đó mới cần thiết hơn và quan trọng hơn cho phát triển kinh tế ở những vùng có năng lực vận tải kém.

Còn cước vận tải hành khách thì hiện tại chưa cần, vì khoản này đang cạnh tranh: Bác có thể đi tàu hay xe khách hay mái bai, nếu bác thích.
Cá nhân tôi vẫn đi tàu hoả vào Vinh, vì nó tiện.
Nhưng về quê các cụ, cũng ở Nghệ Tĩnh, thì lại đi xe khách, vì nó tiện, tất nhiên.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,829
Động cơ
163,887 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiện tại thì Vận tải đường sắt bằng sao được Đường bộ à bác?
Còn cái hơn của Đường sắt so với Đường biển: Nó dừng dọc đường, tại những ga xép kiểu Đồng Hới hay Tuy Hoà, việc cái tàu biển cỡ vừa với 2000 TEUs không thể làm.
Thực ra, nếu đi HaiPhong - Sài Gòn, tàu biển là rẻ nhất.
Mỗi tội, các anh bên Vinalines chém tại 2 đầu bến đắt quá.
Hồi trước có cái tàu Hoa Sen chạy cả trucks cả người, sau rồi cũng phải bỏ.

So sánh với tụi EU:
EU có tiêu chuẩn 1 đoàn tàu là 740met = appr 35 wagons = appr 52 trucks, xét trên công suất (tại sao là 52 trucks và không phải 35 trucks thì tôi chịu).
Tụi Mỹ cho phép tàu dài hơn, cả ngàn mét. Có lẽ vì đường sắt chỗ đó nó thẳng hơn.
Thằng Mỹ, đáng phải phê bình. Bao năm nay tự diễn biến, tự chuyển hóa đi ngược lại với xu hướng vận chuyển hành khách bằng đường sắt tốc độ cao của thế giới. Ngay như anh Việt Nam còn đang loay hoay là 6 tiếng vào ăn trưa ở Sài Gòn hay là 10 tiếng vào ăn tối. Thì thằng đường sắt Mỹ bao năm nay nó không thèm quan tâm đến mấy cái anh hành khách, thật tệ.

Của đáng tội, nó có công ty khai thác đường sắt lớn nhất thế giới, doanh thu đến từ mảng hàng hóa. Và 1/3 số hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ đi các nước được vận chuyển bằng đường sắt. Thế nên các nhà ga, kho bãi nó tối ưu cho hàng hóa, và có thể chứa những đoàn tàu đến cả ngàn mét thật, nhưng không phải là vì đường sắt nó thẳng hơn cụ ạ.

Như anh Việt Nam, giờ tàu hàng muốn nối thêm toa vào cũng không được ạ. Vì khi dừng ở mấy ga xép, nó lòi cmn đít ra tuyến chính. Thế là cả tuyến huyết mạch phải dừng chỉ vì một cái toa hàng tăng gia sản xuất.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,021
Động cơ
62,392 Mã lực
Tuổi
19
Thằng Mỹ, đáng phải phê bình. Bao năm nay tự diễn biến, tự chuyển hóa đi ngược lại với xu hướng vận chuyển hành khách bằng đường sắt tốc độ cao của thế giới. Ngay như anh Việt Nam còn đang loay hoay là 6 tiếng vào ăn trưa ở Sài Gòn hay là 10 tiếng vào ăn tối. Thì thằng Mỹ bao năm nay nó không thèm quan tâm đến mấy cái anh hành khách, thật tệ.

Của đáng tội, nó có công ty khai thác đường sắt lớn nhất thế giới, doanh thu đến từ mảng hàng hóa. Và 1/3 số hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ đi các nước được vận chuyển bằng đường sắt. Thế nên các nhà ga, kho bãi nó tối ưu cho hàng hóa, và có thể chứa những đoàn tàu đến cả ngàn mét thật, nhưng không phải là vì đường sắt nó thẳng hơn cụ ạ.

Như anh Việt Nam, giờ tàu hàng muốn nối thêm toa vào cũng không được ạ. Vì khi dừng ở mấy ga xép, nó lòi cmn đít ra tuyến chính. Thế là cả tuyến huyết mạch phải dừng chỉ vì một cái toa hàng tăng gia sản xuất.
À, tại sao đoàn tàu ở EU chỉ 740met, còn ở Mỹ cỡ 1000met hoặc hơn, thì tôi chịu. Cái đó cần kiến thức kỹ thuật nhiều hơn.

Còn mấy đồng chí bên Mỹ, chấp làm gì cái tụi tự diễn biến tự chuyển hoá ấy hả bác.
Theo mấy đồng chí đặc tình mà ta cài cắm rất tốt từ hàng chục năm nay ở Nam Cali, thì nước Mỹ sắp diệt vong rồi. Giãy mãi cũng phải thở hắt ra chứ.

Btw, tôi xem nhiều clips về cách Vận hành hệ thống đường sắt, và rất thích.
Từ cách nó huấn luyện lính mới lái tàu, để cái hệ thống điều khiển ....
Và cái nhà ga trung chuyển + đổi toa + dồn toa nữa.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
Cụ ko hiểu gì thì cũng nên tìm hiểu chứ đưa ra lý luận ngây ngô thế chỉ cãi nhau thôi, đọc báo nó cũng đưa tin đầy, chỉ sợ không có khách chứ năng lực chở người của đường sắt cao tốc là cực lớn, nó tính toán tuyến HN- HCM có thể vận chuyển 360k người/ngày, bằng cả nghìn chuyến máy bay đấy.
Ngây thơ như học sinh khi nghĩ là để đảm bảo an toàn các chuyến phải cách nhau 30', những tuyến đông khách nước ngoài nó từ 5-10-15' một chuyến đấy, mỗi chuyến nó có thể dừng ở những ga khác nhau, tất nhiên vận hành nó phức tạp mới đắt.
Nói chung chỉ sợ không có người đi thôi.
Đúng là em có nhầm khi đánh giá hơi thấp năng lực của đsct, bác mắng em xin ghi nhận.

Có điều em thấy bác tính năng lực ở mức lý tưởng quá. Đầu tiên là thực tế vận hành có được như thế không? Nếu được gần như thế tức là năng lực vận tải rất khủng rồi, liệu có thể giảm giá vé tàu xuống không ạ? Theo bác thì giá vé tàu HN-SG có thể xuống được bao nhiêu? Có dưới 1tr/người cho chuyến HN-SG không ạ? Tiện thể các bác cho em hỏi tuyến Shinkanshen đã hết khấu hao đường chưa mà giá vé vẫn đắt vậy?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
À, tại sao đoàn tàu ở EU chỉ 740met, còn ở Mỹ cỡ 1000met hoặc hơn, thì tôi chịu. Cái đó cần kiến thức kỹ thuật nhiều hơn.

Còn mấy đồng chí bên Mỹ, chấp làm gì cái tụi tự diễn biến tự chuyển hoá ấy hả bác.
Theo mấy đồng chí đặc tình mà ta cài cắm rất tốt từ hàng chục năm nay ở Nam Cali, thì nước Mỹ sắp diệt vong rồi. Giãy mãi cũng phải thở hắt ra chứ.

Btw, tôi xem nhiều clips về cách Vận hành hệ thống đường sắt, và rất thích.
Từ cách nó huấn luyện lính mới lái tàu, để cái hệ thống điều khiển ....
Và cái nhà ga trung chuyển + đổi toa + dồn toa nữa.
Em nghĩ Mỹ và Úc cũng vậy, có đặc điểm là khoảng cách giữa các trung tâm kinh tế rất xa, ở khoảng cách đấy thì tàu vận chuyển càng dài càng có lợi hơn (kiểu như tàu biển to thì phải đi xa mới bõ). Châu Âu thì chật chội hơn, ga tàu cũng khó làm to như Mỹ, Úc nên làm tàu dài quá không hiệu quả.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
Ở Úc em nhớ có lần ngồi chờ tàu ở một vùng hẻo lánh thì có một đoàn tàu hàng đi qua, nó đi qua em một lúc thấy mãi không hết em mới bắt đầu đếm toa, phải đếm hơn 100 toa mới hết nên đoán nó phải tầm > 120 toa, cả đoàn tàu dài hơn 1km. Vận chuyển hàng hóa trong lục địa lại qua vùng sa mạc hẻo lánh như Úc, Mỹ thì đường sắt là tối ưu nhất rồi.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,676
Động cơ
562,131 Mã lực
Em nghe giọng văn kêu dưới 200km/h là không có khách thì biết của ai rồi.

Hiện tại chạy mô hình dự báo, khai thác đồng thời 225/250 và 145/160 thì lượng khách gấp 4 lần so với loại 320. Và đặc biệt không suy giảm thị phần hàng không.

Hiện giờ 3 cty NB đứng sau nhóm tư vấn VN lý luận loại 200 sẽ giảm hành khách vì khách sẽ chuyển sang đi máy bay. Em đọc thấy ngô nghê vãi, vì loại 145/160 và 225/250 sẽ thu hút lớn cả nhóm xe khách liên tỉnh và máy bay luôn (tất nhiên, những người có nhu cầu di chuyển HAN-SGN dưới 4h thì vẫn chọn hàng không).
e lại nghĩ khác,
Thật ngây thơ hoặc cố tình lòe người không biết gì khi cứ mãi một giọng điệu ĐSCT cạnh tranh chở khách với máy bay tuyến HN-SG.

Phương tây đã đúc kết kinh nghiệm sau bao năm khai thác ĐSCT, để phân chia quãng đường chiếm ưu thế của mỗi loại phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển. Các anh làm dự án Việt Nam chân ướt chân ráo sổ toẹt đúc kết kinh nghiệm xương máu vào sọt rác.

Như tuyến đường sắt cao tốc tốc độ >300kmh hoạt động hiệu quả nhất là tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải.Tuyến này hay được lấy ra làm ví dụ cho cái dự án đang trình vì có quãng đường xấp xỉ, tuy nhiên khác biệt ở điểm căn bản mà Bộ GT cố tình lờ đi.
Chưa nói đến quãng đường chỉ 1300km nhỏ hơn HN-SG 1500km. Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải nó không đơn thuần là tuyến ĐSCT nối điểm đầu và điểm cuối, mà nó kết nối rất nhiều thành phố cực lớn với dân số mỗi thành phố xấp xỉ 10 triệu dân nằm dọc trên tuyến, đấy chỉ là xét riêng cái thành phố có nhà ga, còn xét trên quy mô tỉnh thì riêng một tỉnh nằm trên tuyến ĐSCT đã có dân số bằng cả đất nước Việt Nam rồi. Vì vậy nó không đơn thuần là nhu cầu vận chuyển từ điểm A đến điểm D như HN-SG. Mà tổng hợp năng lực vận chuyển của A - B, A - C, A-D, B-C, B-D, C-D.
Cho nên xét ra, có thể hiểu tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải là tổng thể của nhiều tuyến đường sắt cao tốc ngắn hơn với quãng đường quanh 300km, vẫn phù hợp với lý thuyết về quãng đường tối ưu đối với ĐSCT.

Còn như tuyến Hà Nội - Sài Gòn, chắc là đất nước sắp hóa rồng đến nơi nên nhiều anh mới phát biểu sáng ngủ dậy ở Nam Định, Hà Nam ra ga bắt tàu Sinkansen hàng ngày lên HN làm việc.
Ngây thơ thật á?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
Cụ đếm nhầm hoặc ước lượng nhầm chứ ko có cái toa tầu nào dài 80m thế đâu ạ, 30m còn khó ấy =))
Thì em đếm lưng chừng đã ra hơn 100 toa, cả đoàn tàu cứ cho 120 toa thì cả đoàn tàu phải dài hơn 1km là đúng mà cụ. Em có bảo một toa 30m đâu, mà đoán mỗi toa phải tầm >= 10m.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,676
Động cơ
562,131 Mã lực
Ở Úc em nhớ có lần ngồi chờ tàu ở một vùng hẻo lánh thì có một đoàn tàu hàng đi qua, nó đi qua em một lúc thấy mãi không hết em mới bắt đầu đếm toa, phải đếm hơn 100 toa mới hết nên đoán nó phải tầm > 120 toa, cả đoàn tàu dài hơn 1km. Vận chuyển hàng hóa trong lục địa lại qua vùng sa mạc hẻo lánh như Úc, Mỹ thì đường sắt là tối ưu nhất rồi.
ĐS bên Úc rất lạc hậu và chậm chạp, Úc sắp xây thêm tuyến xuyên lục địa nhưng hình như vẫn định chọn loại tốc độ chậm
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Thằng Mỹ, đáng phải phê bình. Bao năm nay tự diễn biến, tự chuyển hóa đi ngược lại với xu hướng vận chuyển hành khách bằng đường sắt tốc độ cao của thế giới. Ngay như anh Việt Nam còn đang loay hoay là 6 tiếng vào ăn trưa ở Sài Gòn hay là 10 tiếng vào ăn tối. Thì thằng đường sắt Mỹ bao năm nay nó không thèm quan tâm đến mấy cái anh hành khách, thật tệ.

Của đáng tội, nó có công ty khai thác đường sắt lớn nhất thế giới, doanh thu đến từ mảng hàng hóa. Và 1/3 số hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ đi các nước được vận chuyển bằng đường sắt. Thế nên các nhà ga, kho bãi nó tối ưu cho hàng hóa, và có thể chứa những đoàn tàu đến cả ngàn mét thật, nhưng không phải là vì đường sắt nó thẳng hơn cụ ạ.

Như anh Việt Nam, giờ tàu hàng muốn nối thêm toa vào cũng không được ạ. Vì khi dừng ở mấy ga xép, nó lòi cmn đít ra tuyến chính. Thế là cả tuyến huyết mạch phải dừng chỉ vì một cái toa hàng tăng gia sản xuất.
Thằng Mỹ và một số nước rơi vào thế muốn mà ko làm gì được, chính vì cái tội phát triển sớm, nhiều tuyến có đường sắt chạy 100 km/h rồi, điện khí hóa, nhà ga ngon lành rồi, bây giờ đập đi làm lại à?
trong khi đó dân thưa, lại quen đi ô tô, máy bay, nó ở thế bó tay. Một số nước nâng cấp lên cao tốc nhưng không ra gì.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
ĐS bên Úc rất lạc hậu và chậm chạp, Úc sắp xây thêm tuyến xuyên lục địa nhưng hình như vẫn định chọn loại tốc độ chậm
Úc làm thế là đúng, đường sắt để chở hàng là chính, người thì bay.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
ĐS bên Úc rất lạc hậu và chậm chạp, Úc sắp xây thêm tuyến xuyên lục địa nhưng hình như vẫn định chọn loại tốc độ chậm
Chậm thì đúng vì đi chậm em mới đếm được toa mà :)) Có điều hồi đó nhìn tàu dài khủng thế cũng choáng.

À ở Úc còn có cái mô hình road-train như dưới đây, chạy khá phổ biến các tuyến đường bộ liên bang, một dạng lai giữa đường sắt và đường bộ. VN có khi cũng có thể tham khảo mô hình này.
1660535557663.png
 

bmw_diesel

Xe buýt
Biển số
OF-49162
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
716
Động cơ
466,297 Mã lực
Đưa lên đây để các cụ cho ý kiến thì cũng sẽ như cách đây chục năm đưa ra QH, mỗi ông mỗi ý, cãi nhau chán rồi ko làm :)
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,675
Động cơ
851,483 Mã lực
Thằng Mỹ và một số nước rơi vào thế muốn mà ko làm gì được, chính vì cái tội phát triển sớm, nhiều tuyến có đường sắt chạy 100 km/h rồi, điện khí hóa, nhà ga ngon lành rồi, bây giờ đập đi làm lại à?
trong khi đó dân thưa, lại quen đi ô tô, máy bay, nó ở thế bó tay. Một số nước nâng cấp lên cao tốc nhưng không ra gì.
Thế mình làm ĐSCT 300kmh xong không định điện khí hóa tuyến đường sắt cũ để chở hàng à cụ?
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,296
Động cơ
504,793 Mã lực
Chậm thì đúng vì đi chậm em mới đếm được toa mà :)) Có điều hồi đó nhìn tàu dài khủng thế cũng choáng.

À ở Úc còn có cái mô hình road-train như dưới đây, chạy khá phổ biến các tuyến đường bộ liên bang, một dạng lai giữa đường sắt và đường bộ. VN có khi cũng có thể tham khảo mô hình này.
View attachment 7315513
VN không làm được đâu, vì phải nâng hoạt tải thiết kế cầu đường lên khoảng gấp đôi. Em từng tính toán cầu cho Úc rồi nên biết cái này.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,616
Động cơ
223,071 Mã lực
Thế mình làm ĐSCT 300kmh xong không định điện khí hóa tuyến đường sắt cũ để chở hàng à cụ?
Có giáo sư bảo khó bắt chước Nhật nâng cấp đường 1m để chạy hàng vì 1 là đường đơn, không có mặt bằng ở rộng, 2 là cầu cống nhiều chỗ không đạt. Nếu nâng cấp thì coi như làm 2 đường sắt đồng thời, không đủ tiền.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top