[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,278
Động cơ
378,944 Mã lực
Tuổi
44
Hôm trước xem tivi tự dưng buồn cười quá có ông sếp bank to nào sang lại sắp gặp bà .... Mai, trưởng btc tw. Quá lạ đời.
Bọn nó vẫn công thức là thích ép thẳng từ lãnh đạo xuống và bỏ tiền ra mua truyền thông định hướng dư luận. Công thức này có vẻ đang kém hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Vừa xem lại hóa ra có tí lí do là bà Mai là đbqh trưởng hội hữu nghị Việt Nhật.
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,195
Động cơ
185,412 Mã lực
Tuổi
39
Lần 2010 đúng là vội vàng quá khi nhận ra chưa khả thi thì tất cả đều đồng tình chưa làm và QH bác là đương nhiên, lần này kinh tế lớn hơn nhiều nên không có chuyện tranh cãi nữa đâu, chỉ tranh cãi làm loại nào thôi, nếu loại 300 km/h nó không khả thi thì ít nhất cũng làm loại như của Lào và số tiền nó cũng khoảng 40 tỷ $ cụ nhé, ko nhỏ đâu.
Trước mắt chưa dc phép nộp lên bct đánh giá tính khả thi thì còn lâu lắm , vẫn còn chưa qua dc bộ khdt. Vẫn phấn đấu trong nhiệm kỳ này sẽ xin QH chủ trương thì còn lâu lắm. 2030 ko biết đã làm chưa
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,522
Động cơ
444,463 Mã lực
Trước mắt chưa dc phép nộp lên bct đánh giá tính khả thi thì còn lâu lắm , vẫn còn chưa qua dc bộ khdt. Vẫn phấn đấu trong nhiệm kỳ này sẽ xin QH chủ trương thì còn lâu lắm. 2030 ko biết đã làm chưa
Em cảm giác VN mình làm gì cũng chậm, toàn ngồi bàn cả chục năm, vậy thì sao đáp ứng được tốc độ phát triển nhỉ? Ngay đến bạn Lào cũng có đsct chạy phe phé rồi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,302
Động cơ
504,812 Mã lực
...

1) Về mặt địa lý Nhật Bản tương đồng với Việt Nam chiều dài rộng, chiều ngang hẹp chiều dài và chiều rộng 2 nước gần như tương đương. Nhật Bản đã có nhiều năm xây dựng và vận hành ĐSCT.

2) Về kỹ thuật, vì NB có nhiều động đất nên độ an toàn cao, độ chính xác gần như tuyệt đối (các cụ đã đi Sin ca sen đã biết điều này).

3) Khi VN bắt đầu thời kỳ đổi mới, NB là nước viện trợ và cho vay ODA nhiều nhất, đào tạo nhân lực lớn nhất cho VN.

4) Hiện nay VN có mức thu nhập TB thấp, không còn đói nghèo, nhiều nước sẵn sàng cho VN vay vốn, nên việc vay vốn ODA sẽ khác trước.

...
Cái này thì đúng chuyên ngành của em. Em sẽ giải thích 4 cái gạch đầu dòng là sai lầm như thế nào.

1. Cái này là lý lẽ của nhóm tedi-tedisouth-tricc để khăng khăng bảo vệ dùng shinkansen, lẫn để phản đối ban hành tiêu chuẩn thiết kế dựa vào châu Âu.
Cái này vừa buồn cười, vừa ngô nghê vì địa hình đường sắt tốc độ cao của châu Âu hay TQ đa dạng gấp mấy lần, tiêu chuẩn thiết kế của châu Âu hay TQ có độ phủ rộng hơn, bao quát hơn, và đặc biệt tần suất thiên tai như động đất, bão lũ của châu Âu hay TQ gần với VN hơn cả.

2. Cái lý luận nhiều động đất này mới hay đây. Cái này nó vận dụng với tiêu chuẩn thiết kế của NB thì đúng, nhưng sang nước nào mà không có tần suất động đất tương tự thì sai ngay. Cái này em phát hiện ra Đài loan còn trong vành đai lửa Thái Bình Dương còn không dám dùng tiêu chuẩn NB đối với kết cấu. Và em tin ai đọc tiêu chuẩn NB cũng sẽ phát hiện ra vấn đề ở đâu ngay.

3. NB cho vay ODA nhiều, nhưng thu lại từ ODA cũng lắm. Qua kinh nghiệm tham gia mấy dự án ODA của NB thì em biết giá tại VN cao hơn hẳn so với NB, và dự án nào cũng có nhiều thứ rất hấp dẫn khiến kỹ sư NB tranh giành nhau ở lại VN như thế nào.

4. Việc vay vốn ODA mà bị lệ thuộc quá nhiều vào nước cho vay, (công nghệ bắt buộc phải dùng thì không tính) từ thiết kế, thi công, vật tư vật liệu, vận hành, bảo trì thì thực tiễn trên thế giới chỉ ra hại nhiều hơn lợi. Cái này em nhìn mấy nước cố thoát khỏi "sát thủ kinh tế" ODA thì nhận ra ngay.
Hiện nay Thái Lan đang xây dựng đường sắt tốc độ cao 250km/h mà người Thái tự thi công, có liên danh thiết kế với TQ thì chỉ tốn 10 triệu usd/1km. Có thể coi là giá siêu rẻ, tương đương như giá TQ làm tại TQ luôn. Đây có thể là hình mẫu để chúng ta học tập. Và tất nhiên TL không vay ODA.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,278
Động cơ
378,944 Mã lực
Tuổi
44
Cái này thì đúng chuyên ngành của em. Em sẽ giải thích 4 cái gạch đầu dòng là sai lầm như thế nào.

1. Cái này là lý lẽ của nhóm tedi-tedisouth-tricc để khăng khăng bảo vệ dùng shinkansen, lẫn để phản đối ban hành tiêu chuẩn thiết kế dựa vào châu Âu.
Cái này vừa buồn cười, vừa ngô nghê vì địa hình đường sắt tốc độ cao của châu Âu hay TQ đa dạng gấp mấy lần, tiêu chuẩn thiết kế của châu Âu hay TQ có độ phủ rộng hơn, bao quát hơn, và đặc biệt tần suất thiên tai như động đất, bão lũ của châu Âu hay TQ gần với VN hơn cả.

2. Cái lý luận nhiều động đất này mới hay đây. Cái này nó vận dụng với tiêu chuẩn thiết kế của NB thì đúng, nhưng sang nước nào mà không có tần suất động đất tương tự thì sai ngay. Cái này em phát hiện ra Đài loan còn trong vành đai lửa Thái Bình Dương còn không dám dùng tiêu chuẩn NB đối với kết cấu. Và em tin ai đọc tiêu chuẩn NB cũng sẽ phát hiện ra vấn đề ở đâu ngay.

3. NB cho vay ODA nhiều, nhưng thu lại từ ODA cũng lắm. Qua kinh nghiệm tham gia mấy dự án ODA của NB thì em biết giá tại VN cao hơn hẳn so với NB, và dự án nào cũng có nhiều thứ rất hấp dẫn khiến kỹ sư NB tranh giành nhau ở lại VN như thế nào.

4. Việc vay vốn ODA mà bị lệ thuộc quá nhiều vào nước cho vay, (công nghệ bắt buộc phải dùng thì không tính) từ thiết kế, thi công, vật tư vật liệu, vận hành, bảo trì thì thực tiễn trên thế giới chỉ ra hại nhiều hơn lợi. Cái này em nhìn mấy nước cố thoát khỏi "sát thủ kinh tế" ODA thì nhận ra ngay.
Hiện nay Thái Lan đang xây dựng đường sắt tốc độ cao 250km/h mà người Thái tự thi công, có liên danh thiết kế với TQ thì chỉ tốn 10 triệu usd/1km. Có thể coi là giá siêu rẻ, tương đương như giá TQ làm tại TQ luôn. Đây có thể là hình mẫu để chúng ta học tập. Và tất nhiên TL không vay ODA.
Nhật giờ dân số già, thương mại chậm chạp. Các ngành mũi nhọn như điện tử, oto , bán dẫn đã ko còn dẫn đầu, sức sáng tạo thấp nên đang tận dụng cửa ODA cho mấy nước đang phát triển để tạo công ăn việc làm cho người Nhật. Chọn được đối tác có tiềm năng mà cho vay thì còn gì bằng. Chứ đầu tư mạnh vào mấy nước như Srilanka hay Myanamar giờ đang chết dở vì họ tuyên bố vỡ nợ rồi thì chủ nợ cũng đau đầu. Khách sộp kiểu Việt Nam thì phải chăm sóc vừa cầu mong trinhd độ công nghệ nước đó nó ko phát triển nhanh quá để còn vay tiếp ko thì móm. Chuyển sang ODA thế hệ mới với việc con nợ được quyền tự chủ nhiều hơn thì chủ nợ lại chẳng có nhiều việc làm và thu lại chả được bao nhiêu. Nên cụ nào bảo Nhật nó hào hiệp cho vay ODA với lãi suất thấp là quá ngây thơ. Chủ nợ ODA ko nhắm đến lãi suất mà nhắm đến các dịch vụ, các chi phie đi kèm giá trên trời cài vào xác hợp đồng. Cái này béo bở gấp vạn lần lãi suất.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,933
Động cơ
280,979 Mã lực
Vn giờ cũng cảnh giác với phát xít nhật rồi. Từ chối ODA cảng Tiên Sa gần đây là ví dụ.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
cụ liệt kê cho e mấy dự án to tát Nga đầu tư ở nước ngoài gần đây đi, dự án thực chứ ko phải dự án mồm nhé
Nga không có dự án mồm. Mấy cái bác kia nói là dự án nhà máy điện hạt nhân Nga xây. Nga đang xây thêm 4 tổ máy mới ở Trung quốc (tại 2 tỉnh Giang Tô và Liêu Ninh), Thổ, Ấn, Bangladesh, ..., và mới nhất là Ai Cập. Những dự án này đều đã và đang tiến hành, tiến độ chi tiết, hôm nào lắp thiết bị gì đều được ghi kỹ lưỡng trong topic kia, có dự án đã đến giai đoạn lắp lò phản ứng rồi. Lò phản ứng neutron nhanh sắp tới của TQ làm cũn dùng nhiên liệu công nghệ cao của Nga phát triển. Chi tiết thì xem bên kia
Với nhà máy ở tỉnh Giang Tô Trung Quốc, thì không tính các tổ máy mới mà Nga đàn xây cho TQ bằng công nghệ mới VVER 1200, trước đó Nga đã xây cho TQ 4 tổ máy khác ở Giang Tô bằng công nghệ VVER 1000 và đã đi vào vận hành.

Đất nước tôi đang sống là thuộc dạng số 1 về hạt nhán dân sự của thế giới phương tây, và hạt nhân là 1 trong nhũng ngành họ tự hào, nhưng gần đây bắt đầu tụt so với Nga, một số thứ phải dựa vào Nga, kể cả khủng hoảng Ukraine hiện nay, chính phủ trừng phạt Nga đủ thứ nhưng hạt nhân thì vẫn tiếp tục. Những invention của Nga trong lĩnh vực hạt nhân dân sự (cả về lò phản ứng lẫn công nghệ nhiên liệu) đã được các tạp chí chuyên ngành hàng đầu của phương tây ghi nhận (xem topic kia)
Nói chung các dự án điện hạt nhân của Nga ơ nước ngoài không bị ảnh hưởng gì cả, chỉ có Phần Lan tham gia cùng NATO nên đã ngừng dự án nhà máy điện hạt nhân Nga đang xây cho Phần Lan, hai bên đang đàm phán bồi thường. May mà chưa đến giai đoạn lắp lò phản ứng, Nga lắp xong rồi thì muốn ngưng cũng e không nổi.


Bonus thêm thông tin về tiến độ xây một số nhà máy điện hạt nhân của Nga ở nước ngoài. Nga không có chuyện dự án mồm đâu. Trái lại ở Tây này, tôi lại thấy họ có nhiều dự án "vẽ" ra hơn, và rất hay chậm tiến độ, đặc biệt trong lĩnh vực điện hạt nhân, có trường hợp chậm tiến độ trên 10 năm, còn đội vốn thì kinh khủng

Bẫy nóng chảy - Một trong những yếu tố chính của hệ thống an toàn thụ động, được lắp đặt tại tổ máy thứ ba của Akkuyu NPP, nhà máy điện hạt nhân mà Nga đang xây cho Thổ (tổ thứ 3 rồi đấy) vào cuối tháng 6 năm nay

1658609093177.png
1658609113310.png


Trong tòa nhà lò phản ứng của tổ máy điện thứ hai của NPP Akkuyu, tầng thứ ba của ngăn chứa bên trong (IEC) vào cuối tháng 6 đã được lắp đặt, là một trong những yếu tố chính của hệ thống an toàn của nhà máy.
1658609152005.png


reactor vessel đã được lắp vào tổ máy thứ 3 của nhà máy điện hạt nhân mà Nga đang xây ở Ấn Độ Kudankulam NPP vào cuối tháng 4 năm nay. Đầu tháng 6 năm nay, công ty nhiên liệu TVEL của Rosatom Nga đã chuyển giao lô nhiên liệu hạt nhân tiên tiến TVS-2M đầu tiên cho Ấn Độ, điều này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của 2 tổ máy vận hành của NPP Kudankulam, mà Nga xây dựng ở Ấn Độ
1658609565394.png
1658609577312.png
1658609585365.png


---------------------------------------------------------------

Vụ nhà máy nhiệt điện ở VN thì đã được các bác VN chuyên môn bàn chán bên kia. Vì Nga chọn dùng tuabin hơi (không phải tuabin khí) của GE đấu thầu, nên khi GE bị cấm giao thì ảnh hưởng thôi.
Tuabin hơi thì là thiết bị kinh điển, nhiều nước làm được, cả Nga và TQ dĩ nhiên làm được, và vận hành lâu rồi. Còn vì sao Nga lại dùng tuabin hơi của GE đấu thàu ở VN thì mời xem topic kia các bác ấy phán
Bên topic kia cũng đưa tin các nhà máy nhiệt điện mà Nga xây ở Mông Cổ và 1 số nước châu Á khác, dĩ nhiên dùng tuabin hơi của Nga, nên không bị ảnh hưởng gì bởi trừng phạt cả

Hệ thống đường sắt Nga to thứ 2 thế giới (chỉ sau thằng XHCN TQ), dài 85 000 km, điện khí hóa từ tận thời xô viết, Moskva Metro thì ngang cung điện, gọi metro đám tư bản tuổi xì-tin luôn. Cơ sở hạ tầng của cựu siêu cường mà nghĩ nó kém !?

Nếu không phải anh cả chết sớm thì Metro Hà Nội nó không rẻ rách như giờ đâu, vì LX từng có dự định xây 1 hệ thống Metro cho HN, tương tự như xây cho Triều Tiên. Quy hoạch giao thông đô thị kiểu vành đai ở HN cũng là bắt chước moskva đấy.
Đất nước tôi đang sống cũng thuộc hàng đầu thế giới về giao thông công cộng, nhưng theo nhiều bạn bè tôi sang Nga công tác (hợp tác về hạt nhân) hay sang du lịch hồi 2018, 2019 thì cũng bảo tàu điện ngầm bên Nga đó hơn đứt bên này, cả về tàu lẫn hệ thống (quy mô, nguy nga, đẹp).
Bên topic kia, tôi đưa khá nhiều về công nghệ giao thông đường sắt Nga. Nói chung Nga tự chủ được hết về mọi loại hình đường sắt trừ tàu cao tốc, vì thế nên Viet Nam chỉ nên thuê Nga làm tàu điện ngầm, xe điện tramway, hay tàu hỏa nhanh chở người, chở hàng, không nên thuê Nga làm tàu cao tốc vì Nga không sở hữu công nghệ này
 
Chỉnh sửa cuối:

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,176
Động cơ
-152,103 Mã lực
Tuổi
36
Em cảm giác VN mình làm gì cũng chậm, toàn ngồi bàn cả chục năm, vậy thì sao đáp ứng được tốc độ phát triển nhỉ? Ngay đến bạn Lào cũng có đsct chạy phe phé rồi.
Bàn là đúng.. Nếu Nhật làm giống như tàu với Lào làm thì chả phải bàn.
ODA là sát thủ kinh tế nha cụ...các dự án ODA của Nhật ở Việt Nam toàn phốt nặng kỹ thuật đội vốn tham nhũng kia kia. Truyền thông nó chi tiền để lấp đi nhưng sự thật trước mắt ngày càng lòi ra... Từ cao tốc đến cảng biển rùi đường sắt trên cao...
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,137
Động cơ
313,892 Mã lực
Trước sau gì VN cũng làm ĐSCT, nhưng hiện nay nên ưu tiên ĐS đô thị trước đã, và nên chuyển sang sử dụng xe công cộng bằng điện cho giảm ô nhiễm môi trường.
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,522
Động cơ
444,463 Mã lực
Nhật giờ dân số già, thương mại chậm chạp. Các ngành mũi nhọn như điện tử, oto , bán dẫn đã ko còn dẫn đầu, sức sáng tạo thấp nên đang tận dụng cửa ODA cho mấy nước đang phát triển để tạo công ăn việc làm cho người Nhật. Chọn được đối tác có tiềm năng mà cho vay thì còn gì bằng. Chứ đầu tư mạnh vào mấy nước như Srilanka hay Myanamar giờ đang chết dở vì họ tuyên bố vỡ nợ rồi thì chủ nợ cũng đau đầu. Khách sộp kiểu Việt Nam thì phải chăm sóc vừa cầu mong trinhd độ công nghệ nước đó nó ko phát triển nhanh quá để còn vay tiếp ko thì móm. Chuyển sang ODA thế hệ mới với việc con nợ được quyền tự chủ nhiều hơn thì chủ nợ lại chẳng có nhiều việc làm và thu lại chả được bao nhiêu. Nên cụ nào bảo Nhật nó hào hiệp cho vay ODA với lãi suất thấp là quá ngây thơ. Chủ nợ ODA ko nhắm đến lãi suất mà nhắm đến các dịch vụ, các chi phie đi kèm giá trên trời cài vào xác hợp đồng. Cái này béo bở gấp vạn lần lãi suất.
Việt Nam ta cũng đã từng nghe lời đường mật của Nhật khi tin mấy doanh nghiệp FDI như Toytota cam kết "giúp" chúng ta phát triển công nghiệp ô tô, nhưng gần như chỉ là con số 0. Ngày đó biết bao thớt than thở trên otofun này với việc 20 năm mà ngành ô tô không chịu lớn. Hồi đó chủ tịch Toyota auto là chủ tịch VAMA, hô mưa gọi gió xin đủ loại chính sách, chính phủ ta cũng nhường nhịn để mong đội FDI đấy giúp phát triển ô tô nội địa. Ngờ đâu đến trước thời điểm thuế ô tô nội khối ASEAN năm 2018, đội FDI rút sạch dây chuyền, hiện hình là con buôn. Ngày đó em nhớ Toy rút dây chuyền Fortuner, Honda để lại mỗi dây chuyền lắp Civic.
May mà ngày đó, chúng ta có anh doanh nghiệp nội là TC và Hyundai Thành công đã đủ mạnh, hoàn toàn ủng hộ nghị định 116, mặc cho đội FDI kêu gào phản đối. Ngày đó Vinfast cũng đang thai nghén nữa:
Em xin trích đoạn này từ 1 bài báo
Trường Hải, TC Motor - kẻ mạnh 'lộ diện'

Ngày 14/12/2017, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) lần thứ tư trong vòng hai tháng gửi đơn kiến nghị lên Chính phủ với mong muốn hoãn thi hành Nghị định 116 đến tháng 7/2018. Những hãng có sản phẩm nhập khẩu khi đó như Toyota, Ford, Honda mong muốn có thêm thời gian chuẩn bị thay vì bị động đến mức "không thể làm gì" cho giai đoạn gần hai tháng còn lại của năm 2017 để đáp ứng những yêu cầu về thủ tục nhập khẩu xe, đặc biệt giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA.

Những gì nhận lại sau nhiều lần gửi đơn của VAMA là Nghị định 116 vẫn được thi hành từ đầu 2018. Xe nhập khẩu tê liệt nửa đầu năm đó, ngược lại các hãng xe lắp ráp trong nước có cơ hội tăng thị phần.

Việc VAMA, hiệp hội lớn nhất trong ngành gửi thư kiến nghị tới 4 lần về một chính sách liên quan nhưng vẫn không đạt kết quả như mong muốn là điều hiếm thấy trong lịch sử ngành ôtô Việt Nam. Với vị thế của một tổ chức bao gồm hầu hết các hãng xe lớn, thị phần bán xe chiếm lĩnh phần lớn thị trường, tiếng nói của VAMA thường được cân nhắc và có sức ảnh hưởng đến các chính sách trong ngành. Nhưng 2018 có thể xem là dấu mốc thay đổi điều đó.
Nói chung trong bất kỳ việc gì, độc lập tự cường được là nhất, chỉ tranh thủ học hỏi và hợp tác với nước bạn thôi, chứ đừng mong họ đưa hai tay mang công nghệ kỹ thuật đến cho mình.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,278
Động cơ
378,944 Mã lực
Tuổi
44
Việt Nam ta cũng đã từng nghe lời đường mật của Nhật khi tin mấy doanh nghiệp FDI như Toytota cam kết "giúp" chúng ta phát triển công nghiệp ô tô, nhưng gần như chỉ là con số 0. Ngày đó biết bao thớt than thở trên otofun này với việc 20 năm mà ngành ô tô không chịu lớn. Hồi đó chủ tịch Toyota auto là chủ tịch VAMA, hô mưa gọi gió xin đủ loại chính sách, chính phủ ta cũng nhường nhịn để mong đội FDI đấy giúp phát triển ô tô nội địa. Ngờ đâu đến trước thời điểm thuế ô tô nội khối ASEAN năm 2018, đội FDI rút sạch dây chuyền, hiện hình là con buôn. Ngày đó em nhớ Toy rút dây chuyền Fortuner, Honda để lại mỗi dây chuyền lắp Civic.
May mà ngày đó, chúng ta có anh doanh nghiệp nội là TC và Hyundai Thành công đã đủ mạnh, hoàn toàn ủng hộ nghị định 116, mặc cho đội FDI kêu gào phản đối. Ngày đó Vinfast cũng đang thai nghén nữa:
Em xin trích đoạn này từ 1 bài báo

Nói chung trong bất kỳ việc gì, độc lập tự cường được là nhất, chỉ tranh thủ học hỏi và hợp tác với nước bạn thôi, chứ đừng mong họ đưa hai tay mang công nghệ kỹ thuật đến cho mình.
Dcm lần đó giám đốc Toyota mang tiếng đại diện VAMA doạ cả bộ công thương cơ mà. Nên ko tin gì bọn Nhật hứa hẹn. Nhật cũng bẩn ko kém, nhưng nó đấm cho media mạnh nên ko bao giờ có bài báo chê bai cả. Lúc nào cũng khen hết lời. Tuy nhiên giờ là năm 2022 ko phaie 2002, số người hiểu biết và những kinh nghiệm xương máu đã trải. Đau cho các nhóm lobby Nhật đó là các công trình đang tắc tị của Nhật hiện giờ quá tệ. Nên quay sang chủi TQ tố là rủi ro an ninh nên làm gì còn ai ngoài Nhật làm đâu.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,654
Động cơ
226,740 Mã lực
Nay đích thân anh C vào Giao thông luôn, anh T xuống thứ 3: như vậy hội Sinkasen chỉ còn 1/3 phiếu.

Thủ tướng *************** vừa ký Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Quyết định nêu rõ, thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm. Về thành phần Ban Chỉ đạo, Quyết định nêu rõ Thủ tướng Chính phủ *************** là Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành (Phó Trưởng ban Thường trực), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,278
Động cơ
378,944 Mã lực
Tuổi
44
Nay đích thân anh C vào Giao thông luôn, anh T xuống thứ 3: như vậy hội Sinkasen chỉ còn 1/3 phiếu.

Thủ tướng *************** vừa ký Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Quyết định nêu rõ, thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm. Về thành phần Ban Chỉ đạo, Quyết định nêu rõ Thủ tướng Chính phủ *************** là Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành (Phó Trưởng ban Thường trực), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
A T sắp bị thay rồi mà, nghe đồn a Sơn là chủ nhiệm vpcp chuyển sang. A Sơn trước bí thư Ninh Bình. Làm giao thông lại toàn mấy ông miền Bắc làm. Được cái sẽ làm nhanh và quyết liệt.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,678
Động cơ
562,081 Mã lực
Nga không có dự án mồm. Mấy cái bác kia nói là dự án nhà máy điện hạt nhân Nga xây. Nga đang xây thêm 4 tổ máy mới ở Trung quốc (tại 2 tỉnh Giang Tô và Liêu Ninh), Thổ, Ấn, Bangladesh, ..., và mới nhất là Ai Cập. Những dự án này đều đã và đang tiến hành, tiến độ chi tiết, hôm nào lắp thiết bị gì đều được ghi kỹ lưỡng trong topic kia, có dự án đã đến giai đoạn lắp lò phản ứng rồi. Lò phản ứng neutron nhanh sắp tới của TQ làm cũn dùng nhiên liệu công nghệ cao của Nga phát triển. Chi tiết thì xem bên kia
Với nhà máy ở tỉnh Giang Tô Trung Quốc, thì không tính các tổ máy mới mà Nga đàn xây cho TQ bằng công nghệ mới VVER 1200, trước đó Nga đã xây cho TQ 4 tổ máy khác ở Giang Tô bằng công nghệ VVER 1000 và đã đi vào vận hành.

Đất nước tôi đang sống là thuộc dạng số 1 về hạt nhán dân sự của thế giới phương tây, và hạt nhân là 1 trong nhũng ngành họ tự hào, nhưng gần đây bắt đầu tụt so với Nga, một số thứ phải dựa vào Nga, kể cả khủng hoảng Ukraine hiện nay, chính phủ trừng phạt Nga đủ thứ nhưng hạt nhân thì vẫn tiếp tục. Những invention của Nga trong lĩnh vực hạt nhân dân sự (cả về lò phản ứng lẫn công nghệ nhiên liệu) đã được các tạp chí hàng đầu của phương tây ghi nhận (xem topic kia)
Nói chung các dự án điện hạt nhân của Nga ơ nước ngoài không bị ảnh hưởng gì cả, chỉ có Phần Lan tham gia cùng NATO nên đã ngừng dự án nhà máy điện hạt nhân Nga đang xây cho Phần Lan, hai bên đang đàm phán bồi thường. May mà chưa đến giai đoạn lắp lò phản ứng, Nga lắp xong rồi thì muốn ngưng cũng e không nổi.


Bonus thêm thông tin về tiến độ xây một số nhà máy điện hạt nhân của Nga ở nước ngoài. Nga không có chuyện dự án mồm đâu. Trái lại ở Tây này, tôi lại thấy họ có nhiều dự án "vẽ" ra hơn, và rất hay chậm tiến độ, đặc biệt trong lĩnh vực điện hạt nhân, có trường hợp chậm tiến độ trên 10 năm, còn đội vốn thì kinh khủng

Bẫy nóng chảy - Một trong những yếu tố chính của hệ thống an toàn thụ động, được lắp đặt tại tổ máy thứ ba của Akkuyu NPP, nhà máy điện hạt nhân mà Nga đang xây cho Thổ (tổ thứ 3 rồi đấy) vào cuối tháng 6 năm nay

View attachment 7267762 View attachment 7267763

Trong tòa nhà lò phản ứng của tổ máy điện thứ hai của NPP Akkuyu, tầng thứ ba của ngăn chứa bên trong (IEC) vào cuối tháng 6 đã được lắp đặt, là một trong những yếu tố chính của hệ thống an toàn của nhà máy.
View attachment 7267764

reactor vessel đã được lắp vào tổ máy thứ 3 của nhà máy điện hạt nhân mà Nga đang xây ở Ấn Độ Kudankulam NPP vào cuối tháng 4 năm nay. Đầu tháng 6 năm nay, công ty nhiên liệu TVEL của Rosatom Nga đã chuyển giao lô nhiên liệu hạt nhân tiên tiến TVS-2M đầu tiên cho Ấn Độ, điều này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của 2 tổ máy vận hành của NPP Kudankulam, mà Nga xây dựng ở Ấn Độ
View attachment 7267765 View attachment 7267766 View attachment 7267767


---------------------------------------------------------------

Vụ nhà máy nhiệt điện ở VN thì đã được các bác VN chuyên môn bàn chán bên kia. Vì Nga chọn dùng tuabin hơi (không phải tuabin khí) của GE đấu thầu, nên khi GE bị cấm giao thì ảnh hưởng thôi.
Tuabin hơi thì là thiết bị kinh điển, nhiều nước làm được, cả Nga và TQ dĩ nhiên làm được, và vận hành lâu rồi. Còn vì sao Nga lại dùng tuabin hơi của GE đấu thàu ở VN thì mời xem topic kia các bác ấy phán
Bên topic kia cũng đưa tin các nhà máy nhiệt điện mà Nga xây ở Mông Cổ và 1 số nước châu Á khác, dĩ nhiên dùng tuabin hơi của Nga, nên không bị ảnh hưởng gì bởi trừng phạt cả


Đất nước tôi đang sống cũng thuộc hàng đầu thế giới về giao thông công cộng, nhưng theo nhiều bạn bè tôi sang Nga công tác (hợp tác về hạt nhân) hay sang du lịch hồi 2018, 2019 thì cũng bảo tàu điện ngầm bên Nga đó hơn đứt bên này, cả về tàu lẫn hệ thống (quy mô, nguy nga, đẹp).
Bên topic kia, tôi đưa khá nhiều về công nghệ giao thông đường sắt Nga. Nói chung Nga tự chủ được hết về mọi loại hình đường sắt trừ tàu cao tốc, vì thế nên Viet Nam chỉ nên thuê Nga làm tàu điện ngầm, xe điện tramway, hay tàu hỏa nhanh chở người, chở hàng, không nên thuê Nga làm tàu cao tốc vì Nga không sở hữu công nghệ này
Nếu vậy cũng chỉ có ĐHN thôi
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,678
Động cơ
562,081 Mã lực
Các cụ đừng có sùng Nga, KH cơ bản thì được, chứ công nghệ lạc hậu rồi, ví như vũ khí Nga vẫn tay kìm tay cờ lê sửa; vũ khí phương tây giờ nó cắm máy tính vào kiểm tra như xe mẹc rồi
 

Xperia ZZ

Xe tăng
Biển số
OF-337232
Ngày cấp bằng
3/10/14
Số km
1,533
Động cơ
295,648 Mã lực
cụ ơi...cái này tàu tốc đô cao như mọi người đang nói cụ à.
Các chuyên gia Hà Lan và Đức cho biết, với tốc độ khai thác 200km/giờ, thời gian di chuyển giữa Hà Nội - TP.HCM sẽ vào khoảng 8 tiếng như vậy là khá hợp lý.
Còn Nhật đang dụ Việt Nam làm 300~350km giống kiểu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất là 58 tỷ USD.

Và phần lớn ủng hộ cái phương án 200km này...chứ không phải kiểu của NHật.
Theo em thì nên làm luôn 300-350. Cái dự án này khó và quá lớn, nên hay chơi 1 lần cho ra ngô ra khoai. Cho cái đám hàng không cùi bắp VN sáng mắt ra. Em cứ nghĩ tới cái cảnh đi SG HN ko bị delay phút nào mà sướng người.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Khi quyết có làm tàu cao tốc hay không, thì phải trả lời được câu hỏi chúng ta làm tàu cao tốc để làm gì, ngoài cái mục đích chở người thì ai cũng rõ.
Tôi không rõ VN bây giờ, nhu cầu chở hàng đường sắt có được đáp ứng tốt k? Cái này quan trọng với nền kinh tế hơn là tàu cao tốc chỉ chở người, nhưng hình như ít ai để ý đến nó

Các cụ đừng có sùng Nga, KH cơ bản thì được, chứ công nghệ lạc hậu rồi, ví như vũ khí Nga vẫn tay kìm tay cờ lê sửa; vũ khí phương tây giờ nó cắm máy tính vào kiểm tra như xe mẹc rồi
Chém gió, Nga nó in 3d, rồi anh em song sinh số,...kể cả nhiều cơ sở công nghiệp dân dụng nó cũng dùng thị giác máy tính, do chính Nga phát triển để giám sát. Khai thác mỏ cũng dùng các phần mềm mô hình hóa, tính toán, mô phỏng, tối ưu của Nga để làm việc,...Ô tô tự lái với UAV của nó tải những thùng dầu khổng lồ ở Bắc Cực. Xe tự lái (không có người lái thực sự) của nó chạy trên đường phố thực, điều kiên thực ở Nga, Mỹ (bang Nevada và Michigan), Israel (tel Aviv)
Chi tiết đưa hết bẻn kia, hãng nào làm bộ phận gì, ....

Báo Mỹ nói rằng tuy Nga đạt được thành công về công nghệ với xe tự lái, nhưng số lượng xe của họ ít hơn hẳn so với Baidu và Alphabet (Google) nên sẽ khó có thể có được thị phần lớn toàn cầu cạnh tranh với 2 gã kia được. Lý do có lẽ là tiềm lực tài chính Nga không đủ, nên chắc chỉ tập trung vào thị phần 1 số nước.

Còn con robot Yandex Rover giao hàng, và giao đồ cho bưu điện Nga thì nó đã hoạt động thương mại ở Nga rồi, cũng là cùng 1 công nghệ như xe tự lái thôi. Phí nhất là vụ làm ăn của nó ở Mỹ, với đối tác Grubhub, Nga cũng cấp Robot để dự định giao đồ ăn sinh viên đến 100 trường đại học của Mỹ, mới giao được cho 2 trường (Ohio và Arizona) thì tèo do khủng hoảng Ukraine.. Nga còn có máy gặt không người lái (của công ty khác) đã được thí điểm thu hoạch ở quy mô công nghiệp ở một số vùng của Nga vào năm ngoái, cho thấy hiệu quả tốt về thời gian và chi phí, không rõ năm nay họ có đẩy mạnh không?

UAV giao hàng không người lái cũng đã bắt đầu giao bưu phẩm cho vùng xa của Nga rồi (cú giao đầu tiên vào năm ngoái), và sắp tới sẽ là 1 con trực thăng không người lái khác sẽ đi vào hoạt động

Tóm lại, Nga không có công nghệ tàu cao tốc, và có thể họ sẽ chẳng bao giờ đầu tư vào R/D nó, nên không thể dùng họ được vào dự án tàu cao tốc VN, nhưng mấy bác không cần phải nhân cơ hội dìm hàng. Và nếu không làm tàu cao tốc vẫn có thể dùng nó làm các tàu khác nếu muốn (dĩ nhiên phải xem xét tổng thể xem cái nào hiệu quả hơn so với các offer khác)

Bonus vài cái video

Chạy hoàn toàn không người lái thực sự
Yandex 1-hour autonomous drive in Ann Arbor, Michigan

Video này chi tiết, nhưng hơi dài, 17 phút, xem cách nó xử lý trên đường thật sự, khá ấn tượng với ùn tắc. Đây là lúc xe không người lái Yandex này chạy ở Las Vegas, Hoa Kỳ
Yandex autonomous car ride

Lúc chạy ở Israel
Yandex 35-minute autonomous drive in Tel-Aviv

Yandex 35-minute autonomous drive in Moscow

Yandex Self-Driving Car. Moscow streets after a heavy snowfall

Video tiếp, trong điều kiện mưa tuyết, ùn tắc
Autonomously navigating snow covered Moscow streets

Đây là robot giao hàng, bưu phẩm Yandex Rover

Delivery robot on-site testing: obstacle course

Delivery robot on-site testing: artificial snow

5/2021
Food delivery by a robot from Yandex
Доставка еды роботом от Яндекса

Day la video Yandex Rover bat dau giao hang buu pham cho buu dien Nga tu cuoi thang 10/2021
Video:

Đây là video Yandex Rover thử nghiệm giao hàng ở Michigan, Hoa Kỳ 5/2021:
5/2021
Yandex Rover delivers in Ann Arbor

3 сентября 2020 г.

Yandex.Rover delivers packages from Beru marketplace


Yandex Rover giao hàng tại đại học Arizona Hoa Kỳ
1658662853695.png
1658662861203.png
1658662872405.png



Xem luôn máy nông nghiệp tự lái AI của hãng Cognitive Pilot của Nga. Hãng này cũng đang thử nghiệm xe điện và tàu hoả tự lái
Cognitive Pilot giành được Giải thưởng Doanh nghiệp Châu Âu năm 2021, cụ thể là “ Giải pháp AI nông nghiệp toàn cầu tốt nhất năm 2021 ” tại The European Enterprise Giải thưởng do AI Global Media Ltd / UK / thực hiện.
Đây là toàn bộ tập sách có ghi các giải thưởng cho từng lĩnh vực công nghệ, và đây là trang về Cognitive Pilot
Hệ thống Cognitive Agro Pilot của họ, được vinh danh với giải thưởng cao nhất, là một hệ thống lái xe tự động dựa trên AI cho máy móc nông nghiệp giúp tăng hiệu suất của máy gặt đập liên hợp lên đến 25%, cắt giảm chi phí nhiên liệu và ngăn ngừa tai nạn trên đồng ruộng. Hệ thống sáng tạo cung cấp nhận thức về tình huống theo thời gian thực để đảm bảo hoạt động nông nghiệp và lái xe tự hành chính xác. Cognitive Agro Pilot phát hiện và di chuyển xung quanh chướng ngại vật và mối nguy hiểm trên thực địa chỉ bằng một camera, nhìn thấy môi trường một cách chính xác mà không cần sử dụng tín hiệu vệ tinh hoặc kết nối không dây.


Operator drinks coffee, and autonomous combine harvester drives by itself


Petersburg Tractor Plant created Kirovtsa with an autopilot
Петербургский тракторный завод создал Кировца с автопилотом
Máy kéo K-7M được trang bị hệ thống Cognitive Pilot độc đáo để lái xe không người lái.
Đây là sự phát triển chung của Nhà máy Máy kéo St.Petersburg và công ty Cognitive Pilot.
Một chiếc máy lái tự động như vậy có thể trở thành trợ thủ đắc lực không thể thiếu của người vận hành máy móc khi điều khiển một "Kirovtsa" mạnh mẽ trong các công việc nông nghiệp khác nhau. Ưu điểm chính của công nghệ của công ty Cognitive Pilot là nó gần như hoàn toàn kiểm soát chuyển động của máy nông nghiệp, do đó người vận hành chỉ có thể giám sát hoạt động chính xác của phần đính kèm.

Thu hoạch lúa mì bằng xe tự lái
Уборка озимой пшеницы автопилотом Cognitive Agro Pilot на комбайне RSM Torum 750


Self-driving combine harvester. The Cognitive Agro Pilot autonomous driving system in action

Self-driving harvester tested in Russia

Máy gặt không người lái thu hoạch vụ thu hoạch 720 nghìn tấn đầu tiên
Self-driving New Holland combine harvester under Cognitive Agro Pilot control

The world's first 360 video from the self-driving harvester

The first factory producing pilotless driving systems has opened in Siberia
-------------------------------

Xe điện tự lái ở Moscow
Autonomous driving system for trams Cognitive Tram Pilot
 
Chỉnh sửa cuối:

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
A T sắp bị thay rồi mà, nghe đồn a Sơn là chủ nhiệm vpcp chuyển sang. A Sơn trước bí thư Ninh Bình. Làm giao thông lại toàn mấy ông miền Bắc làm. Được cái sẽ làm nhanh và quyết liệt.
Anh Tê thì quyết được gì. Anh C quyết còn chưa xong nữa là. Mà anh S nào từ Ninh Bình thế cụ, chết thật ngoài lề không nhắc chuyện thì thôi chứ nói sai thì chán :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top