- Cụ có nguồn vụ mức thu phí của Nhật tương đương VN ko ạ. Phí của họ chừng 4000-5000 đồng/km đấy ạ (nguồn đây:
https://www.japan-guide.com/e/e2354.html); Ở ta phổ biến là 1000-1500 đồng/km
- Nội Bài - Lào Cai nguồn nào cụ nói lãi ạ. Dự án này chắc không có nhà đầu tư nào tham gia vì tổng mức đầu tư quá lớn (hơn 1 tỷ đô) và hiệu quả chưa thấy đâu. Tuy nhiên, Dự án này mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế đối với các tỉnh có dự án đi qua, điển hình là Lào Cai và Yên Bái. Đất Sapa, Bảo Hà sốt lên do có dự án đó. Kinh tế Lào Cai tăng trưởng trên 10%/năm từ các năm 2013-2014 - 2015 (
https://stttt.laocai.gov.vn/Uploads/1512251628321966Baocaothang12nam2015.pdf), GDP tăng 3500 tỷ chỉ sau 1 năm đưa dự án vào khai thác. Đấy là các cái lợi chung cho nền kinh tế.
Pháp vân Cầu Giẽ : Chưa có số liệu nhưng chắc phải lãi thì Nhà đầu tư tư nhân mới tham gia. Đính chính với cụ luôn là họ nâng cấp, sửa chữa, làm lại mặt đường, cải tạo mặt cắt dọc 4 làn xe và sau đó mở rộng hai làn xe nữa. Cái mà Nhà đầu tư được hưởng chính là sự "độc quyền tự nhiên" khi đó là tuyến đường có tình trạng tốt nhất đi vào thủ đô từ phía Nam (QL1A cũ đã được cải tạo nhưng tốc độ lưu thông chậm). Sự lãi nó xuất phát từ đây, cũng nhiều dự án BOT có tình trạng độc đạo như thế này nên mới bị dân ta phản ứng ạ.
Với các dự án BOT có đường song hành (ví dụ BOT đoạn gần thành phố Nam ĐỊnh), tỉnh đã phải cải tạo đường ngang dẫn từ đường 21 mới về QL21 cũ đi qua thành phố phục vụ các xe không muốn qua đoạn thu phí. Vụ này, nhà đầu tư BOT ko còn có cái "Độc quyền tự nhiên" kia đâu ạ.