Cụ nói thế ko đúng!
Tiền ngân sách là tiền của dân đóng góp vào, để chi tiêu công việc phục vụ xã hội, không phải vốn để kinh doanh. Nên việc thu phí để trả lại ngân sách là sai. Dân đã bỏ tiền ra làm đường, nay lại bỏ thêm tiền trả phí nữa thật vô lý. Các công trình vay vốn oda giao thông họ cũng yêu cầu không thu phí, mà bắt buộc phải dùng ngân sách để trả.
Bỏ qua vụ vốn vay ODA, đúng là họ phản đối thu phí.
Ngân sách đúng là do lấy từ thuế của dân, không được dùng để kinh doanh, mà dùng để phát triển đất nước.
Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, cần phát triển mạnh đường cao tốc làm mạch máu cho phát triển kinh tế (nhiều nước thành công, VN em không dám chắc) trong khi không kêu gọi được vốn tư nhân và nước ngoài.
Nhà nước dùng vốn ngân sách xây dựng cao tốc thì không đủ, chính vì vậy xây từng đoạn và thu về trả lại ngân sách. Đây không phải là kinh doanh mà là phát triển kinh tế, không trái với luật ngân sách.
Nhật Bản, Trung Quốc họ cũng dùng vốn ngân sách xây dựng cao tốc, sau đó bán quyền thu phí đấy. Và họ thành công như nào thì cụ tự tìm hiểu.
Có 1 cái hay là do không chịu lãi suất của ngân hàng nên chi phí đầu tư thấp hơn, vé thấp hơn kìm hãm giá vé các tuyến BOT lúc nào cũng chực tăng.
Việc lấy ngân sách ra tạm ứng làm cao tốc sẽ buộc chính phủ thắt lưng buộc bụng, đỡ lãng phí hơn.