Người ta chỉ tính cái gì người ta thích và ảnh hưởng tới người ta nhất hoặc đúng ý người ta nhất. Đọc trong thớt này thấy nhiều cụ thiếu kiến thức về lạm phát và đồng thời cũng thiếu cả niềm tin vào Chính phủ. Nói thật thì chẳng nước nào tính toán đúng 100% các số liệu thống kê cả, kể cả Mỹ hay châu Âu. Tuy nhiên, cái người ta thực sự quan tâm không phải là con số chính xác tuyệt đối mà là con số đó có phản ánh tương đối thực trạng nền kinh tế không.Thế sao cụ không tính cước viễn thông? Cách đây 15 năm nó 3.000 đồng/phút. Giờ còn có 1.000 đồng.
Thế là giảm phát moẹ nó rồi còn gì.
Có một số người em từng nghe, từng gặp thần tượng Tây, bảo là sao số liệu lạm phát hoặc tăng trưởng của ta báo cáo khác với bọn Tây như IMF chẳng hạn, và cho rằng chắc Tây đúng, còn ta thay đổi số theo sức ép chính trị hoặc lý do nào đấy. Thực tế, số liệu Tây mà các cụ cho là chính xác cũng chưa chắc chính xác vì chính các ông Tây ấy, như IMF, WB hay ADB cũng báo cáo con số khác nhau. Vậy ông nào đúng? và mấy ông kia là bịa số?
Về cách tính, cách tính hiện nay của Việt Nam tương đối theo chuẩn thế giới và Tổng cục thống kê đã được nhiều lần Tây sang đào tạo, hỗ trợ hệ thống. Về lạm phát, rổ hàng hóa được xác định có phương pháp, dựa trên điều tra mức sống và chi tiêu bình quân của hộ gia đình ở Việt Nam và được cố định trong một thời kỳ (chi tiết rổ hàng hóa theo nhóm cho thời kỳ từ 2016 đến nay, các cụ google mạng là có). Lưu ý là bình quân, do đó có thể không giống với chi tiêu của cụ nào đó trên OF này và do đó, cùng một thay đổi giá thị trường, các gia đình có thể thấy ảnh hưởng khác nhau.
Về độ chính xác, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê hiện nay tương đối chính xác theo nghĩa là thể hiện được xu hướng thay đổi của nền kinh tế. Có nghĩa là xem số vẫn nắm được khá đúng về nền kinh tế để nhà nước có chính sách thích hợp, doanh nghiệp và người dân có điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, nó còn thiếu chính xác như mong muốn do mấy nguyên nhân:
- Số liệu đầu vào thu thập chưa chính xác. Nếu ai đó hỏi các cụ thu nhập bao nhiêu, doanh nghiệp cụ lãi bao nhiêu, có cụ nào trả lời chính xác không?
- Số liệu thu thập sót. Nhiều số liệu chưa thu thập được, chẳng hạn, vừa qua có tính lại GDP, thấy rằng thu thập thiếu thông tin rất nhiều doanh nghiệp.
- Nhiều số liệu phải ước tính.
- Sai sót do trình độ nhân viên điều tra hoặc tính toán.
Ngoài ra còn có thể có trường hợp nhân viên thống kê bịa số liệu (em không có bằng chứng nhưng cứ đưa ra một tình huống như vậy). Chuyện lãnh đạo 1 số địa phương can thiệp để có báo cáo đẹp cũng đã từng có (và có thể chưa hết). Tuy nhiên, trên góc độ quốc gia hiện nay thì có lẽ không còn (nghĩa là có thể báo cáo ở địa phương chưa chuẩn lắm, nhưng gửi số lên TW vẫn chuẩn).
Con số thống kê nó phải theo cách tính và bao gồm nhiều hàng hóa, trên toàn quốc, không như một số cụ bảo thấy chi tiêu đắt gấp đôi năm ngoái thì lạm phát phải tăng 100%. Hay một số cụ bảo doanh nghiệp phá sản nhiều lắm, chắc chắn không thể có tăng trưởng, ví dụ thế. Từ đó nhiều cụ tin rằng số liệu không đúng. Những nghi ngờ đó đều thiếu cơ sở, vì tất cả những cái như vậy chỉ là thầy bói xem voi, các cụ không bao quát được cả nền kinh tế. Nếu số liệu của ta quá sai, thì như có cụ đã nói trong này, các tổ chức quốc tế đã gào ầm lên là sai rồi.