Cô Hồng.Cô H là cô nào thế cụ?
Cô Hồng.Cô H là cô nào thế cụ?
Bác biết chạy hàm excel để tính mà lại ngô nghê đến mức lấy giá trà đá để tính lạm phát à ? Mục đích chính là cà khịa con số tính toán của bên thống kê chứ còn gì nữa .Chào cụ. Rất cảm ơn cụ đã có comment hay.
Sau khi đọc comment của cụ, em đã xem lại câu hỏi mà em post nhưng vẫn chưa "thủng" được là em đang có ý cà khịa ai? Có câu chữ nào mang tính cà khịa trong này cụ có thể chỉ dùm em được không ạ. Em đa tạ cụ nhiều.
Mục đích mở thớt, như em nói là giúp em có 1 cách tính toán gần chính xác nhất chỉ số lạm phát, để từ đó có gửi ngân hàng hay đầu tư cái gì đi nữa, thì cũng có một con số để cuối năm nhìn lại, có thể biết được mình năm vừa rồi "thua" hay "thắng". Nếu "thắng" thì thêm tự tin vào con đường đã chọn, còn "thua" thì cũng biết để mà thay đổi con đường mình đi. Em nghĩ đó cũng là một mong muốn chính đáng!
Dĩ nhiên trên đời cũng có nhiều "cao nhân", tự cho rằng ai cũng có ý đồ đằng sau cả. Với bhững "cao nhân" ấy cho dù mình có nói thẳng lòng mình một cách trung thực, thì họ cũng chẳng tin vào những điều đó, nhất định khăng khăng cho rằng "mục đích ẩn giấu đằng sau của ông là gì, ông có động cơ thâm hiểm gì mà lại hỏi như vây". Với những người theo thuyết âm mưu như vậy thì em cũng cười xòa thôi cụ ạ, nên cụ cứ việc hiểu theo ý mình cụ nhé.
Ô tô , điện thoại là thứ thiết yếu mà phần lớn mọi người cần . Còn trà đá chẳng ai cần .Vâng cảm ơn cụ đã mang mặt hàng điện thoại ra để so sánh. Về các mặt hàng công nghệ (kể cả điện thoại hay laptop, oto...) thì nhà sản xuất thay đổi model liên tục, khi ra model mới thì các model cũ sẽ ngừng sản xuất nên dẫn đến việc khan hiếm phụ tùng thay thế, phần mềm không được hỗ trợ... nên rớt giá cũng là chuyện dễ hiểu. Ý kiến cá nhân em thì không nên lấy mấy mặt hàng này ra để đo chỉ số lạm phát cụ ạ. Dẫu sao cũng cảm ơn cụ đã cho cao kiến.
Vâng cảm ơn cụ. Em biết dùng excel vì nó là tin học cơ bản, ngoài ra còn biết cả R hay SPSS nữa do công việc chuyên môn kỹ thuật yêu cầu mấy cái đó. Nhưng em không phải là dân tài chính kinh tế (em nói thật còn các cụ không tin thì tùy thôi ạ). Do vậy có thể có những mảng kiến thức cơ bản về tài chính em không biết. Mà những kiến thức này lại rất cần thiết cho em cũng như rất nhiều người.Bác biết chạy hàm excel để tính mà lại ngô nghê đến mức lấy giá trà đá để tính lạm phát à ? Mục đích chính là cà khịa con số tính toán của bên thống kê chứ còn gì nữa .
Nếu muốn tìm tìm hiểu nghiêm túc có rất nhiều thông tin giá cả thiết yếu , gg là ra .
Tôi cũng không biết trà đá có trong rổ hàng hoá tính CPI không , nhưng nếu có thì nó cũng chỉ là 1 trong hơn 600 mặt hàng trong rổ hàng , và cũng chỉ nằm trong nhóm Ăn uống ngoài giá đình với quyền số khoảng 9% .
70% là giá trị. VD cụ ăn bữa com gồm thịt. rau. cơm, nước chấm,.. khoảng 30k thì thịt chiếm 70% giá trị là 21k. Cụ ấy lói như vậy gần đúng. Trung bình thì chắc cỡ 50%.Lậy cụ. Thịt lợn chiếm 70% thực phẩm thì nhà cụ chắc chỉ toàn ăn thịt.
Lạm phát thì liên quan gì đến đồng tiền mạnh. Mỹ đang bơm tiền phá giá kia kìa.Ấy chết, cụ định tính chỉ số lạm phát theo tiền tệ thì cũng nên so bằng đồng tiền mạnh chứ.
Ví dụ: ngày này năm trước bao nhiêu VNĐ mua được 1 USD, ngày này năm nay thì bao nhiêu.
Đại loại thế.
Bổ sung một chút ý kiến giải thích nguyên nhân tại sao người dân hay tranh luận về lạm phát. Bỏ qua chuyện nhiều người không nắm rõ bản chất lạm phát, cách tính lạm phát, cơ cấu giỏ hàng hoá này nọ, có một vấn đề về tậm lý: mỗi người sẽ nhìn vào những hàng hoá ảnh hưởng đến mình và bỏ qua những hàng hoá ít ảnh hưởng.Người ta chỉ tính cái gì người ta thích và ảnh hưởng tới người ta nhất hoặc đúng ý người ta nhất. Đọc trong thớt này thấy nhiều cụ thiếu kiến thức về lạm phát và đồng thời cũng thiếu cả niềm tin vào Chính phủ. Nói thật thì chẳng nước nào tính toán đúng 100% các số liệu thống kê cả, kể cả Mỹ hay châu Âu. Tuy nhiên, cái người ta thực sự quan tâm không phải là con số chính xác tuyệt đối mà là con số đó có phản ánh tương đối thực trạng nền kinh tế không.
Có một số người em từng nghe, từng gặp thần tượng Tây, bảo là sao số liệu lạm phát hoặc tăng trưởng của ta báo cáo khác với bọn Tây như IMF chẳng hạn, và cho rằng chắc Tây đúng, còn ta thay đổi số theo sức ép chính trị hoặc lý do nào đấy. Thực tế, số liệu Tây mà các cụ cho là chính xác cũng chưa chắc chính xác vì chính các ông Tây ấy, như IMF, WB hay ADB cũng báo cáo con số khác nhau. Vậy ông nào đúng? và mấy ông kia là bịa số?
Về cách tính, cách tính hiện nay của Việt Nam tương đối theo chuẩn thế giới và Tổng cục thống kê đã được nhiều lần Tây sang đào tạo, hỗ trợ hệ thống. Về lạm phát, rổ hàng hóa được xác định có phương pháp, dựa trên điều tra mức sống và chi tiêu bình quân của hộ gia đình ở Việt Nam và được cố định trong một thời kỳ (chi tiết rổ hàng hóa theo nhóm cho thời kỳ từ 2016 đến nay, các cụ google mạng là có). Lưu ý là bình quân, do đó có thể không giống với chi tiêu của cụ nào đó trên OF này và do đó, cùng một thay đổi giá thị trường, các gia đình có thể thấy ảnh hưởng khác nhau.
Về độ chính xác, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê hiện nay tương đối chính xác theo nghĩa là thể hiện được xu hướng thay đổi của nền kinh tế. Có nghĩa là xem số vẫn nắm được khá đúng về nền kinh tế để nhà nước có chính sách thích hợp, doanh nghiệp và người dân có điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, nó còn thiếu chính xác như mong muốn do mấy nguyên nhân:
- Số liệu đầu vào thu thập chưa chính xác. Nếu ai đó hỏi các cụ thu nhập bao nhiêu, doanh nghiệp cụ lãi bao nhiêu, có cụ nào trả lời chính xác không?
- Số liệu thu thập sót. Nhiều số liệu chưa thu thập được, chẳng hạn, vừa qua có tính lại GDP, thấy rằng thu thập thiếu thông tin rất nhiều doanh nghiệp.
- Nhiều số liệu phải ước tính.
- Sai sót do trình độ nhân viên điều tra hoặc tính toán.
Ngoài ra còn có thể có trường hợp nhân viên thống kê bịa số liệu (em không có bằng chứng nhưng cứ đưa ra một tình huống như vậy). Chuyện lãnh đạo 1 số địa phương can thiệp để có báo cáo đẹp cũng đã từng có (và có thể chưa hết). Tuy nhiên, trên góc độ quốc gia hiện nay thì có lẽ không còn (nghĩa là có thể báo cáo ở địa phương chưa chuẩn lắm, nhưng gửi số lên TW vẫn chuẩn).
Con số thống kê nó phải theo cách tính và bao gồm nhiều hàng hóa, trên toàn quốc, không như một số cụ bảo thấy chi tiêu đắt gấp đôi năm ngoái thì lạm phát phải tăng 100%. Hay một số cụ bảo doanh nghiệp phá sản nhiều lắm, chắc chắn không thể có tăng trưởng, ví dụ thế. Từ đó nhiều cụ tin rằng số liệu không đúng. Những nghi ngờ đó đều thiếu cơ sở, vì tất cả những cái như vậy chỉ là thầy bói xem voi, các cụ không bao quát được cả nền kinh tế. Nếu số liệu của ta quá sai, thì như có cụ đã nói trong này, các tổ chức quốc tế đã gào ầm lên là sai rồi.
Các cụ cứ tranh cãi về các thứ đều hợp lý cả, nhưng nếu các cụ nắm được định nghĩa nguyên thủy về lạm phát không như bây giờ đã bị chính quyền hóa thì sẽ thấy lạm phát rất đơn giản.Bổ sung một chút ý kiến giải thích nguyên nhân tại sao người dân hay tranh luận về lạm phát. Bỏ qua chuyện nhiều người không nắm rõ bản chất lạm phát, cách tính lạm phát, cơ cấu giỏ hàng hoá này nọ, có một vấn đề về tậm lý: mỗi người sẽ nhìn vào những hàng hoá ảnh hưởng đến mình và bỏ qua những hàng hoá ít ảnh hưởng.
Vì vậy, người nghèo ở VN nhìn chung sẽ thấy lạm phát cao hơn so với người giàu. Lý do vì phần lớn thu nhập người nghèo là vào lương thực, thực phẩm (trên 70% tuỳ theo định nghĩa người nghèo). Mặt hàng này ở VN nhiều năm qua giá tăng nhanh hơn lạm phát trung bình (tại sao lại vậy là câu chuyện dài và hay, có lợi cho nông dân nhưng hại cho công nhân). Với người giầu thì lâu nay chi phí thực phẩm trong thu nhập thấp (dưới 3% tuỳ theo định nghĩa người giầu). Trong khi đó chi tiêu người giầu chủ yếu lại rơi vào may mặc (gồm cả trang sức lẫn mỹ phẩm), đồ điện tử, du lịch... Mấy cái này giá cả thường rất ổn định, thậm chí đồ điện tử có xu hướng giảm. Kết quả là người nghèo luôn có cảm giác lạm phát cao hơn nhiều so với con số công bố, còn người giầu hầu như ko thấy như vậy.
Ở giữa người giầu và nghèo là tầng lớp trung lưu, chiếm đa số ở thành thị và thiểu số ở nông thôn. Theo định nghĩa, trung lưu là chi tiêu mỗi tháng từ 15$/người/ngày trở lên, tầm 10 triệu/tháng, trùng với đại đa số các cụ trên otofun (gia đình 4 người ở HN chi tiêu hết 40 triệu/tháng là hợp lý). Càng ở gần mức 15$ này chúng ta sẽ càng cảm thấy lạm phát cao, và ngược lại.
Như vậy, sẽ không có một chỉ số lạm phát nào phản ánh được hoàn hảo cho mọi thành phần trong xã hội. Cái giỏ hàng VN đang dùng có vẻ áp dụng cho tầng lớp trung lưu. Như cụ chủ và một số cụ tập trung nhìn mỗi vào thực phẩm mà ko quan tâm những thứ khác thì đó là đang tính chỉ số lạm phát cho người nghèo, khả năng chỉ số này lên đến 20% thật. Giỏ lạm phát cho người giầu năm nay có khi âm vì Covid (hàng xa xỉ và đồ điện tử giảm giá mạnh).
ĐS với QL là cái gì vậy cụ?ĐS và QL cũng thế hả cụ?
Bác đọc lại còm 74 của cụ at76 .Vâng cảm ơn cụ. Em biết dùng excel vì nó là tin học cơ bản, ngoài ra còn biết cả R hay SPSS nữa do công việc chuyên môn kỹ thuật yêu cầu mấy cái đó. Nhưng em không phải là dân tài chính kinh tế (em nói thật còn các cụ không tin thì tùy thôi ạ). Do vậy có thể có những mảng kiến thức cơ bản về tài chính em không biết. Mà những kiến thức này lại rất cần thiết cho em cũng như rất nhiều người.
Quan điểm của em là mình giỏi, chuyên môn về cái gì thì mình chia sẻ với xã hội cái đó. Cái gì mình dốt, mình không biết thì đi "hỏi" và "học". Mỗi ngày học hỏi được điều gì bổ ích là em cảm thấy rất vui vì cảm thấy một ngày trôi qua không uổng phí. Em không biết thì em hỏi thôi chứ chả định cà khịa tổ chức nào cả.
Quay trở lại topic, nếu các cụ, mợ biết có cách nào đơn giản,dễ áp dụng để có thể ước tính gần chính xác chỉ số lạm phát (hay CPI gì đó - em không rành thuật ngữ chuyên môn lắm) thì vui lòng chỉ dạy cho em với ạ. Cảm ơn các cụ mợ.
Không đúng. Tăng giá này do cung cầu, cạnh tranh dẫn đến trượt giá chứ không phải lạm phát. Kể cả tính riêng cho hàng hóa là trà đá.Hôm qua em thấy bà bán trà đá bàn với chồng là: Cấm kiếc quán xá như này, trà đá chắc phải tăng giá lên 4k/cốc thôi.
thế là lạm phát 25% nhỉ
Để tránh " lạm phát trà đá " này cũng đơn giản thôi : thay đổi lối sống , hạn chế ngồi lê la là xongHôm qua em thấy bà bán trà đá bàn với chồng là: Cấm kiếc quán xá như này, trà đá chắc phải tăng giá lên 4k/cốc thôi.
thế là lạm phát 25% nhỉ
Là nơi cung cấp dv thiết yếu với giá cả ổn định nhất xứ nàyĐS với QL là cái gì vậy cụ?
Trượt giá là lạm phát chứ đâu hả bác? Trượt giá là một trong vài hình thức lạm phát.Không đúng. Tăng giá này do cung cầu, cạnh tranh dẫn đến trượt giá chứ không phải lạm phát. Kể cả tính riêng cho hàng hóa là trà đá.
Không ăn thua bác ạ. Càng ít khách thì việc tăng giá càng dễ sảy ra với mặt hàng này. Giải pháp của bác chỉ tiết kiệm chi phí chứ ko chống lạm phát được vì xét cho cùng. Trà đá là nhu cầu của con người, mà đã là nhu cầu thì đắt cũng vẫn phải sử dụng.Để tránh " lạm phát trà đá " này cũng đơn giản thôi : thay đổi lối sống , hạn chế ngồi lê la là xong
Nguồn: Copy từ Giáo sư google:Trượt giá là lạm phát chứ đâu hả bác? Trượt giá là một trong vài hình thức lạm phát.
Vâng. Dựa vào GG thì như hiểu như bác là đúng ạ.Nguồn: Copy từ Giáo sư google:
Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Vì lý do đó, lạm phát cũng được định nghĩa là sự giảm sức mua của một đồng tiền nhất định. Lạm phát được sinh ra do một vài điều kiện cụ thể.
Thứ nhất, sự tăng giá cả phải mang tính liên tục, không phải là một sự kiện ngẫu nhiên. Giá cả của một mặt hàng có thể tăng đột ngột, nhưng có thể không nhất thiết là lạm phát. Những thay đổi về giá cả như vậy được gọi là "biến động giá tương đối" và thường xảy ra do vấn đề cung và cầu của một hàng hóa cụ thể. Giá sẽ ổn định khi cung tăng lên để đáp ứng cầu. Mặt khác, trong quá trình lạm phát, sự tăng giá cả là liên tục, không dừng lại ở mức ổn định.
Thứ hai, lạm phát bao hàm sự tăng giá chung của các hàng hóa và dịch vụ. Trong khi "biến động giá tương đối" thường có nghĩa chỉ là sự tăng giá của một hoặc hai hàng hóa, lạm phát lại là sự tăng giá của gần như tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế.
Thứ ba, lạm phát là một hiện tượng lâu dài với sự tăng giá chung diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Hầu hết các quốc gia hiện đại tiến hành các đo lường hàng năm về tỷ lệ lạm phát. Các nghiên cứu cho thấy lạm phát thường kéo dài trong nhiều năm.
Tranh cãi giữa các cụ đang thể hiện cách hiểu khác nhau về lạm phát.Nguồn: Copy từ Giáo sư google:
Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Vì lý do đó, lạm phát cũng được định nghĩa là sự giảm sức mua của một đồng tiền nhất định. Lạm phát được sinh ra do một vài điều kiện cụ thể.
Thứ nhất, sự tăng giá cả phải mang tính liên tục, không phải là một sự kiện ngẫu nhiên. Giá cả của một mặt hàng có thể tăng đột ngột, nhưng có thể không nhất thiết là lạm phát. Những thay đổi về giá cả như vậy được gọi là "biến động giá tương đối" và thường xảy ra do vấn đề cung và cầu của một hàng hóa cụ thể. Giá sẽ ổn định khi cung tăng lên để đáp ứng cầu. Mặt khác, trong quá trình lạm phát, sự tăng giá cả là liên tục, không dừng lại ở mức ổn định.
Thứ hai, lạm phát bao hàm sự tăng giá chung của các hàng hóa và dịch vụ. Trong khi "biến động giá tương đối" thường có nghĩa chỉ là sự tăng giá của một hoặc hai hàng hóa, lạm phát lại là sự tăng giá của gần như tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế.
Thứ ba, lạm phát là một hiện tượng lâu dài với sự tăng giá chung diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Hầu hết các quốc gia hiện đại tiến hành các đo lường hàng năm về tỷ lệ lạm phát. Các nghiên cứu cho thấy lạm phát thường kéo dài trong nhiều năm.