Em tìm thấy hai dị bản [so với của cụ] , có một vài chỗ khác.
Dị bản thứ nhất được xuất bản vào Thứ tư 23/04/2008 12:00:00 (GMT +7.
Việt Nam địa mạch Tổng quát thi
"Việt Nam địa mạch, tối hùng cường
Điệp điệp, trùng trùng, tủng tú trường
Sơn bất triều tha, hiềm lưỡng giới!
Thủy vô tòng ngoại, đãn song phương!
Bắc, Nam biệt thế giai kỳ cục!
Tả, hữu phân cương các dị đường!
Như mộc, nhất căn, quân nhị cán!
Như quân; nhất quốc, nhị vương đương."
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/phong-thuy/chi-tiet/bao-ngoc-thu-phan-1-quyet-doan-dia-cach-820/
Dị bản thứ hai, xuất bản còn sớm hơn, vào ngày 9/2/2006. Chỉ khác bản trên một từ ở câu cuối, thay "quân" bằng "nhân". Còn "tũng" ở câu 2 có thể do sai chính tả, vì "tũng" không có nghĩa.
ĐỊA MẠCH VIỆT NAM
Việt Nam địa mạch tối hùng cường
Điệp điệp trùng trùng , tũng tú trường
Sơn bất triều tha, hiềm lưỡng giới
Thủy vô tòng ngoại, đãn song phương
Bắc Nam biệt thế giai kỳ cục
Tả hữu phân cương các dị đường
Như mộc, nhất căn, quân nhị cán
Như nhân, nhất quốc, nhị vương đương?
http://ttvnol.com/threads/moi-nguoi-co-y-kien-gi-ve-dhia-the-phong-thuy-cua-ha-noi-hue-sai-gon-va-van-menh-cua-dan-toc-vie.224435/page-2
Em thử phân tích các dị biệt trong bài thơ cụ trích dẫn với hai bài em tìm thấy.
Câu 1, 2 giống hai dị bản em tìm thấy.
Câu 3 của cụ là "Sơn Bắc..."
trong khi hai dị bản là "Sơn bất..."
Câu này có lẽ cụ nhớ nhầm. Vì "Sơn Bắc..." sẽ không đối được với "thủy vô..." ở câu 4. Cho nên em nghĩ rằng hai bản kia đúng, phải là "Sơn bất..."
Câu 4 của cụ là "đãng song phương", hai bản kia là "đãn song phương". "đãn [但 ] song phương", nghĩa là nhưng hai ngả có lẽ đúng hơn là đãng.
Câu 5 của cụ là "gia kỳ cục", hai dị bản là "giai kỳ cục". Vậy thì là "gia" hay giai? Em nghĩ là giai-nghĩa là tốt đẹp, có lẽ đúng hơn.
Câu 6 của cụ là "phân minh cát nhị đường", hai dị bản là "phân cương các dị đường".
Các cặp đối trong bài thơ này thường dùng kiểu đối cùng trường nghĩa. Như "vô"<>"bất", "lưỡng giới"<>"Song Phương", "bắc nam"<>"tả hữu"... Cho nên có lẽ "phân cương"<>"biệt thế" sẽ chỉnh hơn là "phân minh"<>"biệt thế".
Cũng với suy luận như vậy, sẽ thấy "dị đường"<>"kỳ cục" sẽ chỉnh hơn. là "nhị đường"<>"kỳ cục". Nhưng còn "các" của dị bản và "cát" của cụ? Cái này em nghĩ cụ đúng hơn. Vì "cát"<>"giai" ở câu 5 chỉnh hơn so với "các"<>"giai" ở dị bản.
Câu 7 của cụ là "Như cội nhất căn sinh lưỡng cán", hai dị bản là "Như mộc, nhất căn, quân nhị cán". Có lẽ dị bản cũng đúng, thoát nghĩa hơn. Ít ra ta thấy có cây [mộc], rễ [căn], chia [quân-勻 không phải quân-君, nghĩa là vua], cành [cán]. Còn câu của cụ thì không thấy cây đâu cả.
Câu 8 không quan trọng lắm nên bỏ qua vậy.
Nói tóm lại là thơ Hán Việt mà không có bản bằng chữ Hán thì không biết đường nào mà lần. Các cụ thường nói "chữ tác đánh chữ tộ" là vì vậy.
Trên đây chỉ là tí chút kiến thức ăn đong thôi, có gì không đúng thì cụ giơ cao đánh khẽ em cụ nhớ.
Cám ơn cụ nhiều.
Trời, hay quá!
Quả thực là em cũng đã được mở rộng tầm mắt khi đọc so sánh và kiến giải của cụ. Thật bổ ích!
Rất cảm ơn cụ!
Em xin có chút ý kiến thêm dựa trên commemt của cụ, thế này:
- Câu 3: "Sơn bắc" và "sơn bất", về thơ luật nhẽ "bất" đúng hơn. Nhưng trong tình huống xét gốc Sơn câu 3 và Thuỷ câu 4, cùng ý là từ bên ngoài nhập vào. Vậy như em viết thì đạt về ý, còn như cụ nêu thì đạt về thơ luật. Em nhẽ bảo lưu cả 2 cách, để sau vỡ ra thêm ạ.
- Câu 5: trong đầu em vẫn đang là "giai kỳ cục" đây, mà cái này em pots 1 lần đâu đó rồi, chắc chắn là "giai". Ở đây nhẽ em gõ thiếu rồi.
- Câu 6: "phân cương cát nhị đường" nhẽ là phương án hoàn hảo nhất.
- Câu 7: "Như mộc" là đúng đấy ạ. em oánh bằng trí nhớ, mà cái trí này thường bị ngâm rượu. Giờ tỉnh đây thì nếu gõ lại, em sẽ gõ là "mộc".
Nếu xem lướt, cái ý toát lên của cả bài, dù là ở bản nào trong 3 bản thì cũng không mấy ảnh hưởng. Nhưng đi vào chi tiết chính xác thì có vài khác biệt, mà mấy khác biệt đó lại rất hay!
Một lần nữa cảm ơn cụ!
Bài này của cụ Việt Hải - một nhân tài phong thủy, cụ ấy sống trong Thế kỷ 20, con trai cụ ấy là Việt Anh cũng đang cống hiến một phần kiến thức của cụ Việt Hải cho chúng ta.
Em thì chỉ toàn hóng hớt kiến thức chắp vá được trong lúc các đại ca vui miệng, hoặc say rượu. Còn thực tế thì không có trường lớp nào chính quy dạy những cái thứ này. Dạy cái khác thì cũng có nhiều câu lạc bộ, nhưng em không tham gia bao giờ. Thế nên tất cả là phụ thuộc vào trí nhớ thôi.
Phân tích và so sánh của cụ thật bổ ích, và kiến thức của cụ cũng rất tốt!
Một lần nữa cho em cảm ơn cụ!