Cái chuyện Dồng này, nhẽ là một thực tế khác.
Nếu em là nhà cổ sinh học Anh quốc kia, em sẽ phải cung cấp thêm các bằng chứng liên hệ tới động vật bay thực sự (tức là không phải bay tạm như chồn bay, theo đà như vượn bay, theo quãng ngắn như vịt bay), mà là loài có đời sống bay.
Những loài bay thực sẽ có bố trí khoang hơi rất lớn, như khoang ngực lớn. Cấu trúc xương đặc biệt, chắc chắn nhưng xốp nhẹ. Cơ thể phải có nhiều khoang khí phụ...Chưa kể đến cấu tạo cánh nâng và đuôi ổn định hướng.
Vậy, từ cái bộ xương tìm được, có thể xác định cấu trúc xương thế nào? Nếu xương đặc, chắc chắn không thể bay. Hoặc cấu trúc đuôi, vị trí các túi khí...
Tóm lại là phải đáp ứng các yêu cầu khí động học thì mới bay được.
Anh cổ sinh học kia có tài liệu nào chứng minh vài thứ đó không mới là câu chuyện.
Còn về hình Dồng thăng cách đây hơn ngàn năm, khi Vua về Đại La, có thể có vài giả thuyết sau:
1- Giả thuyết khoa học nhất: Các khối mây thiên tạo theo hiệu ứng địa chất. Cái này thì như hiện tượng Phật Quan Âm khi gần đến bờ biển.
2- Giả thuyết huyền bí nhất: Có thể có một sức mạnh nào đó trong thiên nhiên, khi biểu lộ sẽ có hình Dồng ẩn hiện trong các trường thời tiết khí hậu khác nhau.
3- Giả thuyết thống trị nhất: Là Vua nói vậy để mị quan, yên dân.
Hờ hờ, tán bậy cho vui...