[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,497
Động cơ
107,327 Mã lực
Nga và Ukraine tung hỏa mù trên chiến trường bằng vũ khí mồi nhử tinh vi
Thứ Ba, 11:47, 04/03/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Các vũ khí mồi nhử mà Nga và Ukraine sử dụng trên chiến trường ngày càng tinh vi hơn, giúp chúng dễ dàng qua mắt máy bay không người lái hoặc các phương tiện nhận diện hình ảnh hiện đại.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện đã bước sang năm thứ tư, với việc sử dụng rộng rãi công nghệ máy bay không người lái, cho phép cả hai bên nhắm mục tiêu hiệu quả vào xe bọc thép của đối phương – vốn là phương tiện cốt lõi trên chiến trường. Được trang bị các cảm biến tiên tiến, những máy bay không người lái này ngày càng có khả năng chống gây nhiễu.
nga va ukraine tung hoa mu tren chien truong bang vu khi moi nhu tinh vi hinh anh 1

Binh sỹ Ukraine sử dụng mồi nhử giả làm xe tăng Leopard 2A4. Nguồn: Military
Để ứng phó, Nga và Ukraine đã sử dụng xe bọc thép mồi nhử đánh lạc hướng máy bay không người lái của đối phương, buộc đối thủ phải lãng phí nguồn lực trong khi bảo vệ thành công những phương tiện thật. Mặc dù việc sử dụng mồi nhử đã được áp dụng rộng rãi trong Thế chiến I và Thế chiến 2, nhưng cuộc xung đột tại Ukraine đang chứng kiến những tiến bộ đáng kể trong thiết kế và nâng cao hiệu quả của chúng.
Mồi nhử gỗ
Mức độ tinh vi của các mồi nhử trên chiến trường Nga-Ukraine thay đổi đáng kể. Ở cấp độ cơ bản nhất, các phương tiện mồi nhử, chẳng hạn như xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-1 được chế tạo từ khung gỗ phủ vải bạt dày. Khung gỗ được tạo hình giống với BMP-1, có một ống dài gắn ở tháp gỗ mô phỏng khẩu pháo. Mặc dù những mồi nhử này khá thô sơ, nhưng chúng vẫn có khả năng đánh lừa máy bay không người lái trinh sát hoặc người quan sát từ xa. Nhưng khi áp dụng công nghệ hình ảnh hiện đại, những mồi nhử thô sơ đó rất dễ dàng bị phát hiện.

Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội gần đây cho thấy, bản sao xe tăng Leopard 2A6 của Ukraine được làm từ các tấm gỗ nguyên khối, sao chép chính xác kích thước và hình dạng của xe tăng.
Những mồi nhử hạng nặng này cần phải vận chuyển bằng xe tải quân sự để đưa đến các vị trí khác nhau trên khắp chiến tuyến của Ukraine. Một số báo cáo cho biết, Nga đã lãng phí nhiều UAV Lancet để tiêu diệt từng mồi nhử của Ukraine. Một video khác từ mùa hè năm 2024 cho thấy mồi nhử có hình dạng giống như xe tăng Leopard 2A4 xuất hiện ở tỉnh Donetsk. Mồi nhử này đã được cải tiến bằng lưới ngụy trang để gia tăng độ chân thực.
Mồi nhử giả xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-1. Nguồn: Forbes


Play
Mute

Loaded: 26.81%


Remaining Time -0:37
Picture-in-PictureFullscreen
Mồi nhử bơm hơi
Ngoài ra, cả Nga và Ukraine cũng triển khai những mồi nhử tinh vi và giống thật hơn. Theo một số nhà phân tích, hai bên đều sử dụng rộng rãi các mô hình bơm hơi để làm mồi nhử. Video do máy bay không người lái của Ukraine quay được cho thấy Nga đã sử dụng mô hình bơm hơi của xe tăng T-72 trên chiến trường. Nhìn từ xa, mô hình giống hệt xe tăng thật, nhưng khi tiến gần hơn hơn, máy bay không người lái sẽ phát hiện ra các góc bo tròn và thiếu chi tiết.
Những mồi nhử bơm hơi này nhiều khả năng do công ty Rusbal phát triển. Công ty này là nhà cung cấp thiết bị bơm hơi chính cho quân đội Nga. Ukraine cũng được cho là đã triển khai mồi nhử xe tăng bơm hơi. Công ty InflaTech của CH Séc vào năm 2024 tiết lộ, họ đã gửi mô hình bơm hơi của xe tăng Leopard 2A4 và cung cấp nhiều hệ thống tương tự cho Ukraine.
Mồi nhử bơm hơi này có thể được triển khai nhanh chóng, dễ dàng vận chuyển và có chi phí thấp, có khả năng đánh lừa các nỗ lực trinh sát của đối phương. Khi công nghệ được cải thiện, các phương tiện mồi nhử trở nên khó phân biệt hơn với các xe bọc thép thực sự. Một số mẫu mồi nhử mới hơn được trang bị hồng ngoại và radar để mô phỏng tín hiệu nhiệt và mặt cắt radar của xe tăng thật. Những mẫu khác có thêm tháp pháo cơ giới để khiến chúng trông giống thật hơn. Những mồi nhử này không cần quá tinh xảo, nhưng phải đủ tính thuyết phục để đánh lừa các thuật toán của vệ tinh và máy bay không người lái.
Bước tiến vượt trội về công nghệ mồi nhử
Công ty I2K Defense của Mỹ, chuyên về sản xuất hệ thống quân sự bơm hơi, đã công bố báo cáo dự đoán xu hướng tương lai trong lĩnh vực này. Họ cho rằng các mô hình mồi nhử trong tương lai sẽ kết hợp các vật liệu siêu bền và vật liệu thông minh để tăng cường khả năng tái sử dụng. Ngoài ra, các hệ thống sẽ có thể được triển khai tự động, cho phép chúng đến vị trí nhanh hơn và an toàn hơn mà không cần sự tham gia của các binh sỹ. Bên cạnh đó, chúng có thể được tích hợp các cảm biến để nâng cao giá trị chiến lược.
Công ty TEMERLAND Military Solutions có trụ sở tại Kiev đang tiến xa hơn một bước, đưa ra khái niệm "mồi nhử chủ động". Về cơ bản, đây là khung xe tăng mồi nhử được gắn trên xe tải dân sự có thể điều khiển từ xa. Mặc dù chúng không có tính năng giống xe tăng thật, nhưng khả năng cơ động cho phép chúng dễ thay đổi vị trí giống như các đơn vị thiết giáp thực sự, nâng cao khả năng đánh lừa lực lượng đối phương. Các mồi nhử trong tương lai có khả năng được nâng cấp thêm với tính năng di chuyển tự động, nhằm giảm rủi ro cho người vận hành và khiến việc đánh lừa trở nên hiệu quả hơn nữa.
Khi cả Nga và Ukraine đang nỗ lực để duy trì lực lượng chiến đấu trong bối cảnh thiếu hụt cả vũ khí và phương tiện, các mồi nhử giả xe tăng và xe bọc thép được cho là cung cấp một giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả, những mồi nhử này phải trở nên tinh vi hơn nhằm đi trước công nghệ máy bay không người lái và công nghệ hình ảnh có thể phân biệt thật giả. Khi cuộc chiến tiêu hao tiếp diễn, chiến lược sử dụng mồi nhử chắc chắn sẽ được nhân rộng, nhằm giúp các bên giảm thiểu tổn thất về phương tiện quân sự.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,497
Động cơ
107,327 Mã lực
Ukraine tung chiến thuật hiểm với tiêm kích F-16 khiến Nga phải dè chừng
Thứ Sáu, 06:40, 28/03/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Ukraine đã điều động các tiêm kích F-16 và Mirage để yểm trợ các chiến đấu cơ thời Liên Xô. Kiểu tấn công đó đã thay đổi đáng kể cách phản ứng của quân đội Nga.

Ukraine khai thác tối đa sức mạnh tiêm kích phương Tây

Một phi công lái F-16 của Ukraine cho biết lực lượng của Moscow dường như đặc biệt tránh xa chiến đấu cơ này vì họ biết khả năng sát thương của chúng. Không quân Ukraine đã công bố các bình luận của phi công trên ngày 26/3 như một phần trong cuộc phỏng vấn video đầu tiên với một phi công lái F-16. Danh tính của phi công này đã được giữ bí mật vì mục đích an ninh.
ukraine tung chien thuat hiem voi tiem kich f-16 khien nga phai de chung hinh anh 1


Tiêm kích F-16. Ảnh: Reuters
"Với sự xuất hiện của các trang thiết bị phương Tây, tình hình thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ máy bay chiến đấu đã được cải thiện", phi công này nói. Theo ông: "Hiện chúng tôi có các vũ khí khác nhau với chất lượng cao hơn. Nga cũng hiểu điều đó".
Ông cho biết Ukraine đã triển khai các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ và Mirage 2000-5 của Pháp trong các cuộc chạm trán tầm gần.

"Dựa trên hành động của họ, chúng tôi có thể thấy họ đang bắt đầu rút lui. Họ sợ tiếp cận chúng tôi", phi công Ukraine nhận định.
Phi công này cho biết Ukraine đã sử dụng các tiêm kích F-16 cho các cuộc tấn công chiến thuật chính xác, trong khi các tiêm kích thời Liên Xô như MiG-29, Su-24 và Su-27 được giao nhiệm vụ rộng hơn là chế áp và phá hủy các mục tiêu hạng nặng. Các tiêm kích thời Liên Xô của Ukraine cũng thường được điều động để ném bom các mục tiêu của Nga ở cự ly gần, điều mà phi công này cho biết, đồng nghĩa với việc các đồng đội của ông phải bay "rất gần tiền tuyến".
Vì vậy, Ukraine đã điều động các chiến đấu cơ F-16 và Mirage để yểm trợ các chiến đấu cơ thời Liên Xô. Kiểu tấn công đó đã thay đổi đáng kể cách phản ứng của quân đội Nga.
"Họ biết sơ qua các đặc điểm kỹ thuật vũ khí của chúng tôi. Họ biết nên tiến công ở đâu, rút lui ở đâu", phi công Ukraine nói, đồng thời tiết lộ Kiev đang cố gắng khai thác những lỗ hổng này.
Phi công cũng cho biết F-16 và Mirage trao cho Ukraine khả năng tiến hành các cuộc tấn công "rất chính xác".
"Hiện tại chúng tôi chỉ có thể tấn công ở chiều sâu chiến thuật. Nhưng những cuộc tấn công như vậy cực kỳ chính xác", ông nói về các phi công Ukraine được giao điều khiển các chiến đấu cơ phương Tây.
"Nếu muốn, quả bom của chúng tôi có thể bay thẳng qua cửa sổ của ai đó", phi công Ukraine cho hay.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về việc này.
gm-uxegxaamimpn.jpg

Tiêm kích F-16 đóng vai trò tình báo điện tử, thành “tai mắt” của Ukraine

VOV.VN - Sau 7 tháng tham gia chiến đấu tại Ukraine, máy bay F-16 do Mỹ chế tạo đã thực hiện nhiều phi vụ mỗi ngày, nhằm giúp Kiev cải thiện lợi thế trên không. Thời gian gần đây, Kiev được cho là đã triển khai tiêm kích này cho nhiệm vụ tình báo điện tử [ELINT].
Ưu thế của F-16 so với các tiêm kích thời Liên Xô
F-16 là một thiết kế cũ hơn theo tiêu chuẩn phương Tây, với hơn 50 năm hoạt động, nhưng vẫn được Ukraine đánh giá cao vì khả năng mang và phóng nhiều loại đạn dược dẫn đường chính xác của NATO, chống lại cả mục tiêu trên không và trên bộ. Các loại đạn này bao gồm Đạn tấn công trực diện phối hợp với tầm bắn mở rộng (JDAM-ER) có tầm hoạt động 80km và tên lửa phóng từ trên không tầm trung AIM-120 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không khác. Ukraine hiện sở hữu cả hai loại đạn này.
Điều đó tức là F-16 có thể là một công cụ đa năng để chiến đấu với các tiêm kích khác, tiến hành các cuộc tấn công mặt đất hoặc chế áp phòng không Nga.
Một số chiến đấu cơ thời Liên Xô từ MiG-29 cũng là máy bay chiến đấu đa năng nhưng F-16 có hệ thống radar, thiết bị gây nhiễu điện từ và tầm bắn tốt hơn. Vào tháng 1/2025, Ukraine cho biết một trong các phi công của họ đã phá hủy tới 6 tên lửa Nga trong một lần xuất kích.
Trong khi đó, Mirage của Dassault là một máy bay chiến đấu khác được gửi đến Ukraine, mặc dù nó thường chỉ giới hạn ở việc sử dụng đạn dược từ Pháp. Chẳng hạn, Mirage có thể phóng tên lửa hành trình Storm Shadow tầm xa nhưng phải gắn cùng tên lửa không đối không MICA tầm ngắn hơn khi đối phó với các mục tiêu trên không.
Kiev đã nhận được tiêm kích F-16 từ các đồng minh châu Âu kể từ mùa hè năm 2024 và nhận được lô Mirage đầu tiên từ Pháp vào tháng 2. Ukraine vẫn giữ im lặng về số lượng tiêm kích mà họ nhận được. Các quốc gia như Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch đã cam kết cung cấp hơn 100 máy bay F-16 cho Ukraine, nhưng toàn bộ quá trình này có thể mất nhiều tháng đến nhiều năm.
Dù vậy, Ukraine vẫn phải cẩn thận với các tiêm kích phương Tây có giá trị của mình. Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga như S-400 sở hữu những khả năng đáng gờm, do đó các phi công Ukraine phải hạn chế độ cao hoặc tầm bay để giảm khả năng tiếp xúc với chúng.
Kiev đã mất một tiêm kích F-16 hồi tháng 8/2024 khi phải chiến đấu với tên lửa hành trình và máy bay không người lái gần thủ đô.
Đầu tháng này, một số kênh Telegram ủng hộ Điện Kremlin cho biết một chiếc F-16 khác đã bị bắn hạ ở khu vực Sumy. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ báo cáo này khi phát biểu với các nhà báo ngày 19/3.
Ông Zelensky cũng tiết lộ, Ukraine cần 128 chiếc F-16 để chiến đấu hiệu quả với Nga.
Gần đây, chương trình F-16 của Ukraine đã bị đặt dấu hỏi khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự cho Kiev vào đầu tháng 3. Cuối cùng, viện trợ đã được nối lại khi Ukraine đồng ý với các điều khoản do Mỹ làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,497
Động cơ
107,327 Mã lực


 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,497
Động cơ
107,327 Mã lực

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,497
Động cơ
107,327 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực
Nga thành lập các đơn vị máy bay không người lái nông nghiệp: Họ dự định trang bị gì cho chúng
Quốc phòng Express
Quốc phòng Express

ukr.defense.news@gmail.com
Ngày 5 tháng 4 năm 2025
351 0
Máy bay không người lái MiS-35
Máy bay không người lái MiS-35

Nga đang sao chép chiến thuật của Lực lượng Phòng vệ Ukraine bằng cách triển khai máy bay trực thăng tấn công hạng nặng, được gọi một cách không chính thức là Baba Yaga
Theo phương tiện truyền thông tuyên truyền của Nga, trích dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, các đơn vị máy bay không người lái nông nghiệp mới đang được thành lập trong các tiểu đoàn UAV của Nga.
Các đơn vị này sẽ được trang bị trực thăng nông nghiệp và các loại tương tự. Quân đội Nga tuyên bố rằng việc tổ chức các máy bay không người lái này thành các đơn vị chuyên dụng là một giải pháp hoạt động hiệu quả.
Trên thực tế, Nga đang sao chép cách sử dụng sáng tạo máy bay trực thăng đa năng của Ukraine như máy bay ném bom hạng nặng tạm thời. Quân đội Nga đã nhiều lần phàn nàn về máy bay không người lái của Ukraine như Vampire và R18 - cả hai đều thường được họ gọi là Baba Yaga. Do hiệu quả chiến trường đã được chứng minh của những máy bay không người lái này, quân đội Nga hiện đang cố gắng áp dụng các chiến thuật tương tự.

Máy bay không người lái tấn công hạng nặng của Ukraine thuộc loại Vampire
Máy bay không người lái tấn công hạng nặng của Ukraine thuộc loại Vampire / Ảnh: ArmyInform
Thuật ngữ “máy bay không người lái nông nghiệp” là một cách nói tránh, chủ yếu ám chỉ đến trực thăng tám cánh có khả năng mang theo tải trọng lớn.
Trong chiến đấu, máy bay không người lái kiểu Baba Yaga có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ - từ tấn công xe bọc thép và công sự đến hoạt động như thiết bị chuyển tiếp tín hiệu hoặc tàu mẹ cho máy bay không người lái FPV nhỏ hơn.

4_Quân xâm lược Nga với súng phóng lựu của Mỹ



00:00
TrướcTạm dừngKế tiếp

00:01 / 01:56
Tắt tiếng
Toàn màn hình










Đáng chú ý là Nga đã sử dụng những khả năng này trên chiến trường. Ví dụ, trước đây chúng tôi đã báo cáo rằng lực lượng địch đã sử dụng máy bay không người lái mẹ để phóng FPV ở khoảng cách lên tới 40 km.

Về các loại máy bay không người lái sẽ được triển khai, các nguồn tin của Nga chủ yếu trích dẫn máy bay trực thăng Buran hexacopter. Chúng tôi đã nêu chi tiết thông số kỹ thuật của máy bay này và đánh giá mối đe dọa mà nó có thể gây ra. Theo báo cáo, máy bay không người lái này có thể mang tải trọng lên tới 80 kg.
Máy bay không người lái MiS-35
Máy bay không người lái MiS-35
Một mẫu máy bay khác đang được giới thiệu là MiS-35. Nga đã công bố việc đưa vào sản xuất hàng loạt vào mùa hè năm ngoái.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực
Pháo tự hành M-30 đã chiến đấu trong Thế chiến thứ II, vậy tại sao người Nga lại tích cực đưa chúng trở lại phục vụ
Quốc phòng Express
Quốc phòng Express

ukr.defense.news@gmail.com
Ngày 5 tháng 4 năm 2025
1304 0
M-30 như một triển lãm bảo tàng / Ảnh minh họa nguồn mở
M-30 như một triển lãm bảo tàng / Ảnh minh họa nguồn mở

Lý do đằng sau việc khôi phục những mặt hàng cũ này của thiết bị thời Thế chiến II có thể vượt ra ngoài phạm vi sẵn có đơn giản
Các báo cáo gần đây cho biết lực lượng vũ trang Nga đang đưa các khẩu pháo kéo M-30 cũ ra khỏi kho lưu trữ dài hạn, phục hồi và đưa chúng trở lại hàng ngũ quân đội. Điều này nghe có vẻ như là sự tiếp nối hợp lý của nỗ lực bù đắp tổn thất về pháo binh, lên tới 4.000 khẩu pháo dã chiến chỉ trong ba tháng qua của năm 2025. Tuy nhiên, lý do đằng sau việc lựa chọn mặt hàng cụ thể này thực sự có thể phức tạp hơn nhiều.
Pháo lựu M-30 122mm được phục chế đang phục vụ trong lực lượng xâm lược Nga, mùa xuân năm 2025 / Defense Express / Pháo lựu M-30 đã chiến đấu trong Thế chiến thứ II, vậy tại sao người Nga lại tích cực đưa chúng trở lại phục vụ
Theo như đã tuyên bố, đây là pháo lựu M-30 122mm được phục chế đang phục vụ cho lực lượng xâm lược Nga, mùa xuân năm 2025 / Ảnh nguồn mở
Để bắt đầu, chúng ta hãy phác thảo kho vũ khí hiện tại. Đánh giá Cân bằng quân sự 2024 của IISS cung cấp các số liệu sau: tính đến đầu năm ngoái, quân đội Nga có 2.000 pháo lựu M-30 (hay còn gọi là M-1938) trong kho, khiến đây trở thành loại pháo binh dồi dào thứ hai trong kho dự trữ chiến tranh của Nga — sau pháo D-30, với số lượng 2.400 đơn vị. Hiện tại, không có thông tin nào để dựa vào khi đánh giá số lượng pháo M-30 sẵn sàng chiến đấu, vì vậy quy mô của xu hướng này vẫn chỉ là suy đoán.
"Thông số kỹ thuật trong tờ thông tin" của lựu pháo M-30 không thực sự ấn tượng: kíp lái yêu cầu là 8 người, tốc độ bắn là 5–6 viên mỗi phút, tầm bắn tối đa là 11,8 km, chiều cao trục là 1.200 mm và tốc độ kéo cho phép trên đường cao tốc lên tới 50 km/h.

So sánh với lựu pháo D-30 được đề cập trước đó, lựu pháo này có những đặc điểm tốt hơn: kíp lái gồm sáu người, tốc độ bắn là 7–8 vòng/phút, tầm bắn ngắm/tầm bắn tối đa là 15,3 km khi sử dụng đạn HE-FRAG hoặc 22 km khi sử dụng đạn pháo hỗ trợ. Do đó, có vẻ như quyết định hợp lý hơn sẽ là ưu tiên loại bỏ D-30 trước thay vì M-30 cũ hơn và kém khả năng hơn.
lựu pháo BTR-70 và D-30 của Nga tại một căn cứ lưu trữ, tháng 6 năm 2023 / Defense Express / Lựu pháo M-30 đã chiến đấu trong Thế chiến thứ II, vậy tại sao người Nga lại tích cực đưa chúng trở lại phục vụ
xe bọc thép BTR-70 của Nga và lựu pháo D-30 tại một căn cứ lưu trữ dài hạn, tháng 6 năm 2023 / Ảnh nguồn mở
Tuy nhiên, người Nga có thể đang theo một phép tính cụ thể khi khôi phục những khẩu pháo lựu thời Thế chiến thứ II này. Bằng cách ngừng hoạt động các hệ thống pháo cũ, quân đội Nga có thể có được "khối lượng loạt đạn" thích hợp để hỗ trợ các nhóm tấn công của mình trong các hoạt động tấn công. Người Nga có thể coi tầm bắn ngắn hơn và độ bền nòng súng có thể kém hơn so với D-30 là những nhược điểm có thể chấp nhận được miễn là chúng có thể đạt được hiệu quả mong muốn.




00:00
TrướcChơiKế tiếp

00:00 / 01:56
Tắt tiếng
Toàn màn hình








Hơn nữa, họ đã phát triển một phương pháp khá phổ biến là sử dụng cái gọi là "đội bảo trì du mục" và bắt đầu chôn gần như toàn bộ hệ thống pháo binh dưới lòng đất để tăng khả năng sống sót của cả nhân sự và thiết bị.
M-30 trong thời kỳ Thế chiến II / Defense Express / Pháo tự hành M-30 đã chiến đấu trong Thế chiến II, vậy tại sao người Nga lại tích cực đưa chúng trở lại phục vụ
M-30 trong thời kỳ Thế chiến II / Ảnh lưu trữ nguồn mở
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,627
Động cơ
138,349 Mã lực
UAE giới thiệu phiên bản BMP-3 thú vị được hiện đại hóa với tháp pháo DVK-30 của Slovakia
Quốc phòng Express
Quốc phòng Express

ukr.defense.news@gmail.com
Ngày 4 tháng 4 năm 2025
2158 0
BMP-3 của Quân đội UAE với trạm vũ khí DVK-30 của Slovakia / Ảnh lưu trữ nguồn mở
BMP-3 của Quân đội UAE với trạm vũ khí DVK-30 của Slovakia / Ảnh lưu trữ nguồn mở

Sự hiện đại hóa bất ngờ này đã vá được một trong những khiếm khuyết cơ bản của xe chiến đấu
Bộ Quốc phòng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vừa công bố đoạn video giới thiệu xe chiến đấu bộ binh BMP-3 hiện đại được trang bị trạm vũ khí DVK-30 do Slovakia sản xuất với pháo 30mm, Janes đưa tin.
Bản nâng cấp này đặc biệt đáng chú ý vì nó giải quyết được một vấn đề cơ bản của BMP-3. Trong khi thông thường, phi hành đoàn ngồi trên kho đạn pháo 100mm, thiết kế của Emirati đã loại bỏ nhược điểm này và thay thế vũ khí ban đầu bằng cấu hình phù hợp và an toàn hơn cho xe chiến đấu bộ binh.
Bố cục BMP-3 / Defense Express / UAE giới thiệu phiên bản BMP-3 thú vị được hiện đại hóa với tháp pháo DVK-30 của Slovakia
Bố cục BMP-3 / Hình ảnh lưu trữ nguồn mở
Chiếc BMP-3 nâng cấp với tháp pháo Slovak đã được trưng bày trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng UAE đến Bộ Tư lệnh Lực lượng Dự bị. Tuy nhiên, như Janes đã lưu ý, một biển báo có thể nhìn thấy trên tòa nhà trụ sở cho biết đó là Bộ Tư lệnh Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 5 của UAE, "làm tăng khả năng" những chiếc BMP-3 hiện đại này đã được đưa trở lại hoạt động.

Các báo cáo cho biết UAE đã nhận được tới 700 xe BMP-3 từ Nga vào những năm 1990, mặc dù nhiều xe vẫn được lưu kho và sau đó được thay thế bằng xe chiến đấu bộ binh bánh lốp Rabdan 8×8.
Defense Express / UAE giới thiệu một biến thể BMP-3 thú vị được hiện đại hóa với tháp pháo DVK-30 của Slovakia
Bạn có thể thấy BMP-3 với trạm vũ khí DVK-30 của Slovakia ở bên phải của bộ trưởng, tháng 4 năm 2025 / Hình ảnh nguồn mở
Theo ghi chú từ Defense Express, vẫn còn một câu hỏi chưa được giải quyết. Vào tháng 2 năm 2025, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tiếp quản chương trình hiện đại hóa BMP-3 cho UAE, với công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ FNSS chịu trách nhiệm nâng cấp, trong khi Nga bị loại khỏi dự án. Vào thời điểm đó, các thông số cụ thể về nỗ lực hiện đại hóa của FNSS vẫn chưa được tiết lộ.




00:00
TrướcChơiKế tiếp

00:00 / 00:00
Tắt tiếng
Toàn màn hình







Lần đầu tiên BMP-3 được trang bị tháp pháo DVK-30 xuất hiện trước công chúng là vào tháng 12 năm 2024, làm dấy lên câu hỏi liệu việc nâng cấp tháp pháo này có phải là một sáng kiến riêng biệt hay là một phần của chương trình hiện đại hóa rộng lớn hơn hiện đang được FNSS giám sát hay không.
BMP-3 của Lực lượng vũ trang UAE / Defense Express / UAE giới thiệu phiên bản BMP-3 thú vị được hiện đại hóa với tháp pháo DVK-30 của Slovakia
BMP-3 của Lực lượng vũ trang UAE / Ảnh lưu trữ nguồn mở
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top