[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,465
Động cơ
107,147 Mã lực
Nga và Ukraine tung hỏa mù trên chiến trường bằng vũ khí mồi nhử tinh vi
Thứ Ba, 11:47, 04/03/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Các vũ khí mồi nhử mà Nga và Ukraine sử dụng trên chiến trường ngày càng tinh vi hơn, giúp chúng dễ dàng qua mắt máy bay không người lái hoặc các phương tiện nhận diện hình ảnh hiện đại.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện đã bước sang năm thứ tư, với việc sử dụng rộng rãi công nghệ máy bay không người lái, cho phép cả hai bên nhắm mục tiêu hiệu quả vào xe bọc thép của đối phương – vốn là phương tiện cốt lõi trên chiến trường. Được trang bị các cảm biến tiên tiến, những máy bay không người lái này ngày càng có khả năng chống gây nhiễu.
nga va ukraine tung hoa mu tren chien truong bang vu khi moi nhu tinh vi hinh anh 1

Binh sỹ Ukraine sử dụng mồi nhử giả làm xe tăng Leopard 2A4. Nguồn: Military
Để ứng phó, Nga và Ukraine đã sử dụng xe bọc thép mồi nhử đánh lạc hướng máy bay không người lái của đối phương, buộc đối thủ phải lãng phí nguồn lực trong khi bảo vệ thành công những phương tiện thật. Mặc dù việc sử dụng mồi nhử đã được áp dụng rộng rãi trong Thế chiến I và Thế chiến 2, nhưng cuộc xung đột tại Ukraine đang chứng kiến những tiến bộ đáng kể trong thiết kế và nâng cao hiệu quả của chúng.
Mồi nhử gỗ
Mức độ tinh vi của các mồi nhử trên chiến trường Nga-Ukraine thay đổi đáng kể. Ở cấp độ cơ bản nhất, các phương tiện mồi nhử, chẳng hạn như xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-1 được chế tạo từ khung gỗ phủ vải bạt dày. Khung gỗ được tạo hình giống với BMP-1, có một ống dài gắn ở tháp gỗ mô phỏng khẩu pháo. Mặc dù những mồi nhử này khá thô sơ, nhưng chúng vẫn có khả năng đánh lừa máy bay không người lái trinh sát hoặc người quan sát từ xa. Nhưng khi áp dụng công nghệ hình ảnh hiện đại, những mồi nhử thô sơ đó rất dễ dàng bị phát hiện.

Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội gần đây cho thấy, bản sao xe tăng Leopard 2A6 của Ukraine được làm từ các tấm gỗ nguyên khối, sao chép chính xác kích thước và hình dạng của xe tăng.
Những mồi nhử hạng nặng này cần phải vận chuyển bằng xe tải quân sự để đưa đến các vị trí khác nhau trên khắp chiến tuyến của Ukraine. Một số báo cáo cho biết, Nga đã lãng phí nhiều UAV Lancet để tiêu diệt từng mồi nhử của Ukraine. Một video khác từ mùa hè năm 2024 cho thấy mồi nhử có hình dạng giống như xe tăng Leopard 2A4 xuất hiện ở tỉnh Donetsk. Mồi nhử này đã được cải tiến bằng lưới ngụy trang để gia tăng độ chân thực.
Mồi nhử giả xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-1. Nguồn: Forbes


Play
Mute

Loaded: 26.81%


Remaining Time -0:37
Picture-in-PictureFullscreen
Mồi nhử bơm hơi
Ngoài ra, cả Nga và Ukraine cũng triển khai những mồi nhử tinh vi và giống thật hơn. Theo một số nhà phân tích, hai bên đều sử dụng rộng rãi các mô hình bơm hơi để làm mồi nhử. Video do máy bay không người lái của Ukraine quay được cho thấy Nga đã sử dụng mô hình bơm hơi của xe tăng T-72 trên chiến trường. Nhìn từ xa, mô hình giống hệt xe tăng thật, nhưng khi tiến gần hơn hơn, máy bay không người lái sẽ phát hiện ra các góc bo tròn và thiếu chi tiết.
Những mồi nhử bơm hơi này nhiều khả năng do công ty Rusbal phát triển. Công ty này là nhà cung cấp thiết bị bơm hơi chính cho quân đội Nga. Ukraine cũng được cho là đã triển khai mồi nhử xe tăng bơm hơi. Công ty InflaTech của CH Séc vào năm 2024 tiết lộ, họ đã gửi mô hình bơm hơi của xe tăng Leopard 2A4 và cung cấp nhiều hệ thống tương tự cho Ukraine.
Mồi nhử bơm hơi này có thể được triển khai nhanh chóng, dễ dàng vận chuyển và có chi phí thấp, có khả năng đánh lừa các nỗ lực trinh sát của đối phương. Khi công nghệ được cải thiện, các phương tiện mồi nhử trở nên khó phân biệt hơn với các xe bọc thép thực sự. Một số mẫu mồi nhử mới hơn được trang bị hồng ngoại và radar để mô phỏng tín hiệu nhiệt và mặt cắt radar của xe tăng thật. Những mẫu khác có thêm tháp pháo cơ giới để khiến chúng trông giống thật hơn. Những mồi nhử này không cần quá tinh xảo, nhưng phải đủ tính thuyết phục để đánh lừa các thuật toán của vệ tinh và máy bay không người lái.
Bước tiến vượt trội về công nghệ mồi nhử
Công ty I2K Defense của Mỹ, chuyên về sản xuất hệ thống quân sự bơm hơi, đã công bố báo cáo dự đoán xu hướng tương lai trong lĩnh vực này. Họ cho rằng các mô hình mồi nhử trong tương lai sẽ kết hợp các vật liệu siêu bền và vật liệu thông minh để tăng cường khả năng tái sử dụng. Ngoài ra, các hệ thống sẽ có thể được triển khai tự động, cho phép chúng đến vị trí nhanh hơn và an toàn hơn mà không cần sự tham gia của các binh sỹ. Bên cạnh đó, chúng có thể được tích hợp các cảm biến để nâng cao giá trị chiến lược.
Công ty TEMERLAND Military Solutions có trụ sở tại Kiev đang tiến xa hơn một bước, đưa ra khái niệm "mồi nhử chủ động". Về cơ bản, đây là khung xe tăng mồi nhử được gắn trên xe tải dân sự có thể điều khiển từ xa. Mặc dù chúng không có tính năng giống xe tăng thật, nhưng khả năng cơ động cho phép chúng dễ thay đổi vị trí giống như các đơn vị thiết giáp thực sự, nâng cao khả năng đánh lừa lực lượng đối phương. Các mồi nhử trong tương lai có khả năng được nâng cấp thêm với tính năng di chuyển tự động, nhằm giảm rủi ro cho người vận hành và khiến việc đánh lừa trở nên hiệu quả hơn nữa.
Khi cả Nga và Ukraine đang nỗ lực để duy trì lực lượng chiến đấu trong bối cảnh thiếu hụt cả vũ khí và phương tiện, các mồi nhử giả xe tăng và xe bọc thép được cho là cung cấp một giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả, những mồi nhử này phải trở nên tinh vi hơn nhằm đi trước công nghệ máy bay không người lái và công nghệ hình ảnh có thể phân biệt thật giả. Khi cuộc chiến tiêu hao tiếp diễn, chiến lược sử dụng mồi nhử chắc chắn sẽ được nhân rộng, nhằm giúp các bên giảm thiểu tổn thất về phương tiện quân sự.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,465
Động cơ
107,147 Mã lực
Ukraine tung chiến thuật hiểm với tiêm kích F-16 khiến Nga phải dè chừng
Thứ Sáu, 06:40, 28/03/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Ukraine đã điều động các tiêm kích F-16 và Mirage để yểm trợ các chiến đấu cơ thời Liên Xô. Kiểu tấn công đó đã thay đổi đáng kể cách phản ứng của quân đội Nga.

Ukraine khai thác tối đa sức mạnh tiêm kích phương Tây

Một phi công lái F-16 của Ukraine cho biết lực lượng của Moscow dường như đặc biệt tránh xa chiến đấu cơ này vì họ biết khả năng sát thương của chúng. Không quân Ukraine đã công bố các bình luận của phi công trên ngày 26/3 như một phần trong cuộc phỏng vấn video đầu tiên với một phi công lái F-16. Danh tính của phi công này đã được giữ bí mật vì mục đích an ninh.
ukraine tung chien thuat hiem voi tiem kich f-16 khien nga phai de chung hinh anh 1


Tiêm kích F-16. Ảnh: Reuters
"Với sự xuất hiện của các trang thiết bị phương Tây, tình hình thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ máy bay chiến đấu đã được cải thiện", phi công này nói. Theo ông: "Hiện chúng tôi có các vũ khí khác nhau với chất lượng cao hơn. Nga cũng hiểu điều đó".
Ông cho biết Ukraine đã triển khai các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ và Mirage 2000-5 của Pháp trong các cuộc chạm trán tầm gần.

"Dựa trên hành động của họ, chúng tôi có thể thấy họ đang bắt đầu rút lui. Họ sợ tiếp cận chúng tôi", phi công Ukraine nhận định.
Phi công này cho biết Ukraine đã sử dụng các tiêm kích F-16 cho các cuộc tấn công chiến thuật chính xác, trong khi các tiêm kích thời Liên Xô như MiG-29, Su-24 và Su-27 được giao nhiệm vụ rộng hơn là chế áp và phá hủy các mục tiêu hạng nặng. Các tiêm kích thời Liên Xô của Ukraine cũng thường được điều động để ném bom các mục tiêu của Nga ở cự ly gần, điều mà phi công này cho biết, đồng nghĩa với việc các đồng đội của ông phải bay "rất gần tiền tuyến".
Vì vậy, Ukraine đã điều động các chiến đấu cơ F-16 và Mirage để yểm trợ các chiến đấu cơ thời Liên Xô. Kiểu tấn công đó đã thay đổi đáng kể cách phản ứng của quân đội Nga.
"Họ biết sơ qua các đặc điểm kỹ thuật vũ khí của chúng tôi. Họ biết nên tiến công ở đâu, rút lui ở đâu", phi công Ukraine nói, đồng thời tiết lộ Kiev đang cố gắng khai thác những lỗ hổng này.
Phi công cũng cho biết F-16 và Mirage trao cho Ukraine khả năng tiến hành các cuộc tấn công "rất chính xác".
"Hiện tại chúng tôi chỉ có thể tấn công ở chiều sâu chiến thuật. Nhưng những cuộc tấn công như vậy cực kỳ chính xác", ông nói về các phi công Ukraine được giao điều khiển các chiến đấu cơ phương Tây.
"Nếu muốn, quả bom của chúng tôi có thể bay thẳng qua cửa sổ của ai đó", phi công Ukraine cho hay.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về việc này.
gm-uxegxaamimpn.jpg

Tiêm kích F-16 đóng vai trò tình báo điện tử, thành “tai mắt” của Ukraine

VOV.VN - Sau 7 tháng tham gia chiến đấu tại Ukraine, máy bay F-16 do Mỹ chế tạo đã thực hiện nhiều phi vụ mỗi ngày, nhằm giúp Kiev cải thiện lợi thế trên không. Thời gian gần đây, Kiev được cho là đã triển khai tiêm kích này cho nhiệm vụ tình báo điện tử [ELINT].
Ưu thế của F-16 so với các tiêm kích thời Liên Xô
F-16 là một thiết kế cũ hơn theo tiêu chuẩn phương Tây, với hơn 50 năm hoạt động, nhưng vẫn được Ukraine đánh giá cao vì khả năng mang và phóng nhiều loại đạn dược dẫn đường chính xác của NATO, chống lại cả mục tiêu trên không và trên bộ. Các loại đạn này bao gồm Đạn tấn công trực diện phối hợp với tầm bắn mở rộng (JDAM-ER) có tầm hoạt động 80km và tên lửa phóng từ trên không tầm trung AIM-120 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không khác. Ukraine hiện sở hữu cả hai loại đạn này.
Điều đó tức là F-16 có thể là một công cụ đa năng để chiến đấu với các tiêm kích khác, tiến hành các cuộc tấn công mặt đất hoặc chế áp phòng không Nga.
Một số chiến đấu cơ thời Liên Xô từ MiG-29 cũng là máy bay chiến đấu đa năng nhưng F-16 có hệ thống radar, thiết bị gây nhiễu điện từ và tầm bắn tốt hơn. Vào tháng 1/2025, Ukraine cho biết một trong các phi công của họ đã phá hủy tới 6 tên lửa Nga trong một lần xuất kích.
Trong khi đó, Mirage của Dassault là một máy bay chiến đấu khác được gửi đến Ukraine, mặc dù nó thường chỉ giới hạn ở việc sử dụng đạn dược từ Pháp. Chẳng hạn, Mirage có thể phóng tên lửa hành trình Storm Shadow tầm xa nhưng phải gắn cùng tên lửa không đối không MICA tầm ngắn hơn khi đối phó với các mục tiêu trên không.
Kiev đã nhận được tiêm kích F-16 từ các đồng minh châu Âu kể từ mùa hè năm 2024 và nhận được lô Mirage đầu tiên từ Pháp vào tháng 2. Ukraine vẫn giữ im lặng về số lượng tiêm kích mà họ nhận được. Các quốc gia như Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch đã cam kết cung cấp hơn 100 máy bay F-16 cho Ukraine, nhưng toàn bộ quá trình này có thể mất nhiều tháng đến nhiều năm.
Dù vậy, Ukraine vẫn phải cẩn thận với các tiêm kích phương Tây có giá trị của mình. Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga như S-400 sở hữu những khả năng đáng gờm, do đó các phi công Ukraine phải hạn chế độ cao hoặc tầm bay để giảm khả năng tiếp xúc với chúng.
Kiev đã mất một tiêm kích F-16 hồi tháng 8/2024 khi phải chiến đấu với tên lửa hành trình và máy bay không người lái gần thủ đô.
Đầu tháng này, một số kênh Telegram ủng hộ Điện Kremlin cho biết một chiếc F-16 khác đã bị bắn hạ ở khu vực Sumy. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ báo cáo này khi phát biểu với các nhà báo ngày 19/3.
Ông Zelensky cũng tiết lộ, Ukraine cần 128 chiếc F-16 để chiến đấu hiệu quả với Nga.
Gần đây, chương trình F-16 của Ukraine đã bị đặt dấu hỏi khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự cho Kiev vào đầu tháng 3. Cuối cùng, viện trợ đã được nối lại khi Ukraine đồng ý với các điều khoản do Mỹ làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,465
Động cơ
107,147 Mã lực


 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,465
Động cơ
107,147 Mã lực

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,465
Động cơ
107,147 Mã lực



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top