[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa siêu thanh ASN4G mới của Pháp sẽ mang sứ mệnh răn đe hạt nhân vào năm 2035
Chủ Nhật, 06:52, 12/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Theo báo cáo của Futura Sciences mới được công bố, tên lửa ASN4G (Air-Sol Nucléaire de 4ème Génération) của Pháp dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2035 và được thiết kế để tăng cường khả năng răn đe trong môi trường địa chính trị và công nghệ đang thay đổi.

Với sự hỗ trợ của ONERA, Tập đoàn MBDA France phát triển tên lửa hạt nhân siêu thanh phóng từ trên không này nhằm thay thế tên lửa ASMPA (Air-Sol Moyenne Portée Amélioré) như một phần trong chiến lược răn đe hạt nhân của Pháp. ASN4G dự kiến sẽ đạt tốc độ từ Mach 6 - Mach 7, vượt xa khả năng của ASMPA. Tốc độ này, cùng với khả năng cơ động cao, sẽ cho phép tên lửa tránh được sự phát hiện và đánh chặn của các hệ thống phòng không tinh vi.
Tầm bắn của ASN4G sẽ vượt quá 1.000 km, gấp đôi tầm bắn của ASMPA và linh hoạt hơn trong hoạt động. Thông qua việc sử dụng các vật liệu chuyên dụng, tên lửa cũng sẽ có đặc điểm tàng hình, giúp giảm khả năng hiển thị radar mà vẫn chịu được các điều kiện khí động học và nhiệt độ khắc nghiệt trong khi bay. Hệ thống đẩy ASN4G dựa trên động cơ scramjet, được phát triển như một phần của chương trình PROMETHEE.
ten lua sieu thanh asn4g moi cua phap se mang su menh ran de hat nhan vao nam 2035 hinh anh 1

Tên lửa siêu thanh ASN4G. Ảnh: mil.in.ua
Hệ thống đẩy sử dụng công nghệ đốt hỗn hợp để chuyển đổi giữa tốc độ dưới âm và siêu thanh, đảm bảo khả năng duy trì vận tốc cao của tên lửa trên những khoảng cách xa. Thiết kế nhỏ gọn của tên lửa đảm bảo tương thích với các nền tảng hiện có, bao gồm máy bay chiến đấu Rafale F5 và các hệ thống trong tương lai như Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (NGF) từ chương trình Hệ thống không chiến tương lai (FCAS). Nó cũng có thể được triển khai trên các tàu sân bay của Pháp.

Việc phát triển ASN4G bắt đầu vào những năm 1990 cùng với quá trình hiện đại hóa ASMPA. Năm 2014, Bộ Lực lượng vũ trang Pháp đã xác nhận chương trình này, với nghiên cứu ban đầu tập trung vào hai giải pháp chính là tàng hình và siêu tốc. Quyết định ưu tiên tốc độ siêu thanh nhằm tăng khả năng của nó trong việc xuyên thủng các hệ thống chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) ngày càng tiên tiến.
Chương trình PROMETHEE nghiên cứu phát triển hệ thống đẩy scramjet và các công nghệ siêu thanh khác. Các công cụ tính toán tiên tiến, như phần mềm mô phỏng CEDRE của ONERA, đã được sử dụng để tối ưu hóa thiết kế của tên lửa. Dự án cũng khám phá các ứng dụng điện toán lượng tử để nâng cao hiệu quả mô hình hóa và đẩy. Chương trình MIHYSYS, được triển khai vào năm 2024, tiếp tục hỗ trợ phát triển các công nghệ đẩy siêu thanh, bao gồm mô phỏng buồng đốt và năng cao hiệu suất đẩy.
ASN4G đang được phát triển để giải quyết các thách thức an ninh toàn cầu đang phát triển và đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vẫn đáng tin cậy cho đến những năm 2050. Nó là phản ứng với những tiến bộ trong các hệ thống phòng không và sự phức tạp ngày càng tăng của môi trường A2/AD. Bằng cách tăng cường tầm bắn, tốc độ và khả năng sống sót của kho vũ khí hạt nhân, Pháp muốn duy trì mục tiêu nắm quyền tự chủ chiến lược và thích ứng với các mối đe dọa mới nổi.
Tướng Stéphane Virem - Tư lệnh Lực lượng Không quân Chiến lược, đã lưu ý vai trò của tên lửa trong việc đảm bảo khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ của đối phương. Tương tự, Đô đốc Hervé de Bonnaventure - cố vấn cho Tổng giám đốc điều hành MBDA, đã đề cập đến những tiến bộ về công nghệ đạt được trong thiết kế của ASN4G, bao gồm khả năng tương thích với các nền tảng hiện tại và tương lai.
Sự phát triển của tên lửa cũng phù hợp với các nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng rộng hơn của Pháp, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình không người lái được điều khiển từ buồng lái Rafale. ASN4G dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035 với thời gian phục vụ kéo dài đến sau năm 2050.
Sự phát triển của nó thể hiện sự tiếp nối cam kết của Pháp trong việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân độc lập và đáng tin cậy. Thông qua việc tích hợp hệ thống đẩy siêu thanh, khả năng tàng hình tiên tiến và tầm bắn mở rộng, tên lửa này nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả khả năng răn đe của Pháp trong một môi trường an ninh ngày càng cạnh tranh.

Các bệ phóng S-400 của Nga ở Syria sẽ được tái triển khai ra sao?
Thứ Sáu, 16:36, 10/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Bốn bệ phóng S-400 của Nga ở Syria vẫn đang chờ được tái triển khai, với kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là chúng sẽ được đưa tới mặt trận Ukraine, tuy nhiên các nhà phân tích không loại trừ khả năng chúng được chuyển tới Libya.

Theo các báo cáo, đầu tháng này, 4 trong số 6 bệ phóng S-400 mà Nga chuyển đến căn cứ không quân Hmeimim ở miền Nam Syria cách đây vài năm, đã được di chuyển đến Tartus. Từ Tartus, chúng sẽ được đưa lên tàu vận tải và chuyển tới một địa điểm khác.
cac be phong s-400 cua nga o syria se duoc tai trien khai ra sao hinh anh 1

Tổ hợp S-400 của Nga. Ảnh: Reuters
Quyết định di chuyển các bệ phóng S-400 cho thấy có sự thay đổi rõ rệt trong tình hình tại Syria.
Mặc dù Hmeimim vẫn nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của Nga, nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng, sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, Nga sẽ di dời một lượng lớn thiết bị quân sự khỏi đây.

Quân đội Nga đang điều chỉnh lại việc phân bổ các tài sản chiến lược để thích ứng với những thực tế chính trị mới tại khu vực, khi chính quyền cũ – vốn là đồng minh của Moscow đã không còn.
Các nguồn tin thân cận với tình báo quân sự cho biết tàu vận tải của Nga hiện đang di chuyển quanh cảng Tartus do vẫn chưa nhận được sự cho phép từ chính quyền mới ở Syria để vào cảng bốc xếp thiết bị.
Câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra là liệu 4 bệ phóng S-400 của Nga ở Syria sẽ được tái bố trí như thế nào.
Theo một số nhà phân tích, một số thiết bị sẽ được chuyển tới Libya. Nga sẽ sử dụng chúng để tăng cường sự hiện diện quân sự tại quốc gia Bắc Phi, nơi giao tranh giữa các lực lượng được Nga hậu thuẫn và các nhóm được phương Tây hậu thuẫn đang gia tăng. Điều này sẽ giúp Nga củng cố vị thế chiến lược, tạo thêm cơ hội để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Việc tái bố trí nguồn lực theo hướng này không chỉ tượng trưng cho sự gia tăng ảnh hưởng của Nga tại các khu vực chiến lược mà còn chứng mình rằng Moscow không ngần ngại thay đổi chiến lược và điều chỉnh nguồn lực quân sự dựa trên những thay đổi chính trị và quân sự ở Syria cũng như nhiều nơi khác.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự vẫn cho rằng khả năng 4 bệ phóng S-400 của Nga ở Syria được chuyển đến Libya là rất thấp, nhất là khi xét đến sự cần thiết của chúng trên chiến trường Ukraine.
Nếu các bệ phóng này được triển khai trên mặt trận Ukraine, chúng sẽ đóng vai trò chiến lược trong hệ thống phòng không nhằm bảo vệ lực lượng Nga. Khả năng cao là chúng sẽ được sử dụng để bảo vệ không phận trên các khu vực mà Nga hiện đang kiểm soát ở Ukraine.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực
Mua Krab và K9A1, Ba Lan có lực lượng pháo binh cơ động lớn nhất châu Âu
Thứ Sáu, 07:02, 10/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Cuối tháng 12/2024, các hợp đồng với tổng giá trị hơn 3,74 tỷ euro, bao gồm việc cung cấp gần 100 khẩu pháo tự hành Krab với hai phiên bản và xe hỗ trợ cho các mô-đun pháo K9A1 Thunder đã được ký kết tại Stalowa Wola.

Hợp đồng đầu tiên liên quan đến việc cung cấp 96 khẩu pháo tự hành Krab (và và 250 xe hỗ trợ cho pháo tự hành K9 của Hàn Quốc) để trang bị cho bốn mô-đun pháo được gọi là Regina, mỗi mô-đun gồm 24 khẩu pháo. Hai mô-đun đầu tiên gồm tổng cộng 48 khẩu pháo sẽ được cung cấp theo cấu hình hiện tại của chúng.
mua krab va k9a1, ba lan co luc luong phao binh co dong lon nhat chau Au hinh anh 1


Lựu pháo tự hành 155mm Krab. Ảnh: PGZ.
Các khẩu Krab còn lại sẽ có những nâng cấp đáng kể, bao gồm hệ thống nạp đạn tự động, bộ thu cảnh báo laser C-Obra và hệ thống bảo vệ ROSY của Rheinmetall. Biến thể mới này cũng sẽ bao gồm hệ thống quan sát 360 độ và trạm vũ khí điều khiển từ xa được trang bị súng máy cỡ nòng 12,7mm WKM-Bm.
Krab - một loại pháo tự hành 155mm, do Huta Stalowa Wola (HSW) hợp tác với BAE Systems và OBRUM thiết kế và sản xuất tại Ba Lan. Kết hợp khung gầm K9 Thunder của Hàn Quốc với tháp pháo AS90 Braveheart của Anh, Krab tạo nên một nền tảng pháo binh hiện đại.

Nặng 52 tấn, Krab bắn đạn tiêu chuẩn NATO với tầm bắn từ 4,7 - 40km. Hệ thống nạp đạn tự động cho phép bắn ba viên trong vòng chưa đầy mười giây, sáu viên mỗi phút trong ba phút hoặc hai viên mỗi phút trong các hoạt động liên tục. Krab có tổng sức chứa 40 quả đạn pháo, tốc độ đường bộ tối đa 67km/h và tầm hoạt động 650km.
Được chế tạo bằng giáp thép hàn, Krab có khả năng bảo vệ trước hỏa lực vũ khí hạng nhẹ và mảnh đạn pháo. Nó được trang bị các hệ thống tiên tiến như tầm nhìn ban đêm cho người lái, hệ thống bảo vệ NBC (hạt nhân, sinh học và hóa học), hệ thống dẫn đường và hệ thống kiểm soát hỏa lực ZZKO TOPAZ. Vũ khí phụ bao gồm súng máy 12,7mm gắn trên tháp pháo và súng phóng lựu khói để tăng khả năng che khuất trên chiến trường.
Bổ sung cho pháo tự hành, các xe hỗ trợ thiết yếu bao gồm xe chỉ huy (WD), xe chỉ huy và tham mưu (WDSz) trên khung gầm xích nhẹ, xe tiếp tế đạn (AWA) và xưởng sửa chữa (AWRU) trên xe tải Jelcz. Hợp đồng này có giá trị khoảng 9 tỷ PLN, các đợt giao hàng dự kiến đến cuối năm 2029 bao gồm các gói đào tạo và hậu cần.
Hợp đồng thứ hai nhằm mua xe hỗ trợ cho các mô-đun được trang bị pháo K9A1 Thunder, có giá trị gần 8 tỷ PLN. Hợp đồng này nhằm mục đích chuẩn hóa cấu trúc của các mô-đun pháo sử dụng Krab và K9 Thunder. Đây là các hợp đồng lớn nhất trong lịch sử của Huta Stalowa Wola (tổng giá trị vượt quá 17 tỷ PLN, hay 3,74 tỷ euro), vượt qua kỷ lục trước đó là 4,6 tỷ PLN cho bốn mô-đun Regina được ký vào năm 2016.
Ba Lan đang tăng cường đáng kể các nỗ lực hiện đại hóa quân sự để ứng phó với căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Đông Âu. Năm 2024, quốc gia này có kế hoạch phân bổ hơn 4% GDP cho quốc phòng, tương đương khoảng 32 tỷ euro, trở thành một trong những quốc gia có ngân sách quốc phòng cao nhất trong số các thành viên NATO. Với hợp đồng này, Ba Lan sẽ sở hữu lực lượng pháo binh cơ động lớn nhất châu Âu với số lượng lựu pháo K9 kỷ lục.
Đáng chú ý, Ba Lan cũng đã ký hợp đồng mua 700 xe chiến đấu bộ binh hạng nặng (CBWP) để hỗ trợ xe tăng Abrams của Mỹ trong chiến đấu. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để mua 159 xe chiến đấu bộ binh Borsuk cho hai tiểu đoàn bộ binh cơ giới. Những sáng kiến này phù hợp với chiến lược của Ba Lan nhằm tăng cường quốc phòng và cải thiện khả năng tương tác với các lực lượng đồng minh.
Trước đó, quân đội Ban Lan đã nhận 12 pháo tự hành K9A1 từ Hàn Quốc, nâng số lượng K9 đang phục vụ tại Ba Lan lên 108. Đợt giao hàng này là một phần của hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD được ký vào tháng 8/2022 mua tổng cộng 212 hệ thống pháo K9, bao gồm đạn dược, phụ tùng thay thế, đào tạo và hỗ trợ hậu cần.
Ba Lan cũng đã ký hợp đồng thứ hai vào năm 2023 trị giá 2,6 tỷ USD cho 152 đơn vị bổ sung, bao gồm 146 lựu pháo K9PL được điều chỉnh theo yêu cầu riêng. Trong khi K9A1 đã có những tiến bộ trong điều hướng quán tính và kiểm soát hỏa lực, K9PL còn tiến xa hơn nữa bằng cách kết hợp các hệ thống phụ của Ba Lan, chẳng hạn như hệ thống liên lạc FONET và hệ thống kiểm soát hỏa lực TOPAZ từ WB Group, đảm bảo tương tác hoàn toàn với các lực lượng Ba Lan.


Sự khác biệt chính giữa tiêm kích thế hệ thứ 5 và thứ 6

VOV.VN - Trong hành trình không ngừng nghỉ của ngành hàng không quân sự, quá trình chuyển đổi từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sang thế hệ thứ 6 là sự thay đổi về chất nhằm đạt được sự thống trị trên không.
K9A1 là phiên bản nâng cấp của K9 Thunder, một loại lựu pháo tự hành 155mm do công ty Hanwha Defense của Hàn Quốc sản xuất. Phiên bản hiện đại hóa của K9 này bao gồm các cải tiến như hệ thống dẫn đường quán tính tiên tiến, kiểm soát hỏa lực được cập nhật và khả năng kết nối nâng cao cho môi trường chiến tranh mạng, do đó tăng độ chính xác, hiệu quả và khả năng phản ứng của hệ thống pháo binh.
K9PL là phiên bản của pháo tự hành K9A1 của Hàn Quốc cỡ 155mm, tích hợp các tính năng tiên tiến phù hợp với yêu cầu hoạt động của Ba Lan, có khả năng cung cấp hỏa lực hỗ trợ chính xác trên khoảng cách lên đến 55km khi sử dụng đạn pháo hỗ trợ tên lửa, với tốc độ bắn sáu viên mỗi phút. K9PL cũng có thể hỗ trợ một loạt đầu đạn tương thích, cho phép nó thích ứng với các cấu hình nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu chiến thuật.
Được chế tạo trên khung gầm xích, K9PL cung cấp khả năng cơ động tuyệt vời trên mọi địa hình, được cung cấp năng lượng bởi động cơ 1.000 mã lực cho phép nó đạt tốc độ 67km/h và hoạt động trong phạm vi khoảng 360km. K9PL được trang bị lớp giáp gia cố để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại các mối đe dọa đạn đạo và mảnh đạn, cũng như các hệ thống phòng thủ chủ động để chống lại tên lửa chống tăng, nâng cao khả năng sống sót của kíp lái.
Pháo tự hành như K9 cung cấp cho Ba Lan hỏa lực linh hoạt và cơ động, cho phép triển khai và di dời nhanh chóng, một lợi thế thiết yếu trong chiến tranh hiện đại, nơi tính cơ động và phản ứng nhanh có thể quyết định kết quả chiến trường. Trong khi Ba Lan tăng cường khả năng trên không và bộ binh cơ giới, thì việc tập trung vào pháo tự hành, chẳng hạn như lựu pháo K9, giải quyết nhu cầu về hỏa lực mặt đất tự chủ có khả năng hỗ trợ các hoạt động chuyên sâu và bảo vệ hiệu quả lãnh thổ của mình.
Thiết bị này cho phép Ba Lan duy trì lực lượng linh hoạt và cơ động, bổ sung cho sức mạnh không quân và cung cấp khả năng phản ứng nhanh trên diện rộng. Bằng cách tăng cường pháo binh, Ba Lan áp dụng cách tiếp cận tương tự như các quốc gia như Hàn Quốc, nơi đầu tư vào pháo binh mặt đất để chống lại các mối đe dọa trong khu vực và đảm bảo khả năng phòng thủ độc lập trong trường hợp xảy ra xung đột.
Ba Lan tập trung vào các hệ thống có tầm bắn mở rộng và khả năng phản ứng nhanh, những yếu tố được các quốc gia Đông Âu đánh giá cao do gần các khu vực bất ổn về địa chính trị. Với các hợp đồng đang triển khai, Ba Lan sẽ là một trong những nước sở hữu lực lượng pháo tự hành lớn nhất châu Âu, đưa quốc gia này trở thành một bên chủ chốt trong phòng thủ mặt đất trong NATO và Liên minh châu Âu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Giao tranh UAV Nga – Ukraine bước sang giai đoạn mới gay cấn hơn
Thứ Hai, 10:49, 13/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Nga đang đạt được tiến triển bằng việc sử dụng UAV sợi cáp quang, người đứng đầu chương trình máy bay không người lái của Ukraine đã nói với các quan chức cấp cao nước này đầu năm nay.

Giai đoạn mới của UAV sợi cáp quang

"Đối phương tiếp tục tăng cường khả năng sử dụng công nghệ điều khiển UAV bằng sợi cáp quang, vì vậy, việc san bằng lợi thế đó của họ là vô cùng cần thiết", Trung tá Ukraine Yevgeny Tkachenko cho hay trong một bài phát biểu được chính phủ Kiev công bố.
Trong suốt gần 3 năm xung đột, sự phát triển nhanh chóng của UAV và công nghệ chống UAV để đối phó với những bước tiến mới, đã làm hạn chế các hình thức giao tranh ở Ukraine.
giao tranh uav nga ukraine buoc sang giai doan moi gay can hon hinh anh 1


Ảnh minh họa: Highcat
Nga đang cố gắng đẩy lùi quyền kiểm soát của Ukraine đối với lãnh thổ nước này ở Kursk kể từ khi Kiev tiến hành cuộc đột kích xuyên biên giới vào tháng 8 năm ngoái. Ukraine vẫn kiểm soát khoảng một nửa lãnh thổ đã chiếm được và tiến hành một cuộc tấn công mới một tuần trước. Trước hệ thống tác chiến điện tử cường độ cao, việc Nga sử dụng máy bay không người lái sợi cáp quang là điều hợp lý.

Khi chiến trường trở nên đông đúc với hàng nhìn máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử được thiết kế để vô hiệu hóa chúng, Moscow và Kiev buộc phải tìm ra những cách mới để đảm bảo máy bay không người lái của họ có thể đối phó với đối thủ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
UAV sợi cáp quang đã xuất hiện ngày càng nhiều trong những tháng gần đây như một trong những giải pháp chính cho hoạt động tác chiến điện tử rộng khắp được hai bên sử dụng.
Sợi cáp quang hoạt động bằng cách truyền thông tin và năng lượng như xung ánh sáng xuống các sợi thủy tinh rất mỏng.
"Chúng ta thường không biết điều đó nhưng thực tế là chúng ta sử dụng sợi cáp quang hầu như hàng ngày", chuyên gia máy bay không người lái Steve Wright nhận định với Newsweek
Theo ông: "Chúng ta có thể nhồi nhét nhiều dữ liệu hơn vào một kết nối" thông qua sợi cáp quang và điều này rất quan trọng trên chiến trường. Máy bay không người lái sợi cáp quang "được điều khiển thông qua một sợi cáp rất mỏng được tháo ra từ một cuộn dây gắn vào máy bay không người lái". Cơ chế này có mối quan hệ chặt chẽ với các loại cáp cung cấp quyền truy cập internet cho nhiều hộ gia đình, các chuyên gia từ Iron Cluster - đơn vị đưa tin về hàng chục công ty công nghệ của Ukraine nói với Newsweek.


UAV chống gây nhiễu của Nga có toàn năng như lời đồn?

VOV.VN - Những máy bay không người lái (UAV) gắn sợi cáp quang đang được Nga sử dụng ngày càng rộng rãi nhằm vượt qua hàng rào gây nhiễu điện tử và thành công tiếp cận mục tiêu của Ukraine.
Tác động trên chiến trường
Nga đã ra mắt máy bay không người lái sợi cáp quang nhưng Ukraine cũng không hề kém cạnh, ông Samuel Bendett thuộc tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu và phân tích CNA có trụ sở ở Washington cho hay.
"Nga là bên đầu tiên triển khai máy bay không người lái sợi cáp quang trong cuộc xung đột này và tính đến đầu năm 2025, họ đang sử dụng rộng rãi giải pháp này trên nhiều khu vực khác nhau của tiền tuyến. Các nhà sản xuất Ukraine hiện đang nỗ lực bắt kịp quá trình phát triển máy bay không người lái sợi cáp quang", các chuyên gia của Iron Cluster nhận định.
Lần đầu tiên mắt vào năm 2024, hấu hết máy bay không người lái sợi cáp quang đều là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) và máy bay không người lái 4 cánh quạt, ông Bendett nói với Newsweek.
"Thông thường, sợi cáp quang được sử dụng trên máy bay đa cánh quạt FPV cho các nhiệm vụ cảm tử. Nhưng hiện nay, các nỗ lực đang được tiến hành để điều chỉnh công nghệ này nhắm điều khiển các loại UAV khác, bao gồm cả UAV phóng từ mặt đất", các chuyên gia Iron Cluster nhận định.
Theo ông Bendett, các loại cáp có thể kéo dài ở nhiều khoảng cách khác nhau và thường lên tới khoảng 10km. Ông cũng nói thêm rằng, một số loại cáp hiện có thể đạt gấp đôi khoảng cách này.
Các chuyên gia của Iron Cluster đánh giá, sợi cáp quang có 3 lợi thế chính. Tín hiệu tới UAV không thể bị gây nhiễu hoặc đánh chặn, đồng thời cung cấp chất lượng video tốt hơn cho người vận hành, Trên hết, UAV không thể bị lực lượng của đối phương phát hiện thông qua tín hiệu vô tuyến. Sử dụng UAV phát ra tín hiệu điện tử "chẳng khác nào bay quanh chiến trường và mang theo một dải đèn cây thông Noel", chuyên gia Wright nói. Điều này không xảy ra với UAV sợi cáp quang.
Nga đang sử dụng ít nhất 3 loại UAV sợi cáp quang khác nhau, đặc biệt tại khu vực Kursk ở phía Tây để đối phó với cuộc tấn công của Ukraine trong khi Kiev đang chuyển bị triển khai ít nhất 10 loại, ông Bendett nói.
Chuyên gia này cũng nhận định, có một số tranh luận về hiệu quả thực sự của UAV sợi cáp quang hiện tại. Ông cho biết, chúng có thể được sử dụng để tiêu diệt vũ khí hoặc các hệ thống của đối phương trước UAV điều khiển bằng sóng vô tuyến và mở đường cho UAV không có cáp quang tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia của Iron Cluster cho biết UAV sợi cáp quang thường đắt hơn và nặng hơn, làm tăng thêm 1,5kg trọng lượng của UAV cho chiều dài cáp khoảng 10km.
"Điều này làm giảm khả năng mang thuốc nổ của UAV, do đó làm giảm khả năng tấn công mục tiêu hiệu quả của nó. Để bù đắp cho điều này, cần có UAV lớn hơn với khung lớn hơn và pin mạnh hơn", các chuyên gia nhận định.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Một blogger quân sự Nga, người tự nhận có quan hệ với các cơ quan an ninh của Điện Kremlin cho biết, khi các hoạt động mới của Ukraine diễn ra, chiến tranh điện tử dày đặc ở Kursk nghĩa là "tất cả tần số vô tuyến và thậm chí cả internet đều bị nhiễu".
"Đối phương đã bao phủ khu vực tấn công bằng chiến tranh điện tử, vì vậy nhiều UAV trở nên vô dụng", một blogger người Nga cho hay.
Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 2/1 cho biết họ đã giới thiệu các máy bay không người FPV được điều khiển bằng sợi cáp quang cho một chỉ huy cấp cao của quân đội như một phần của lực lượng mà họ gọi là "quân đội tương lai".
Các chuyên gia dự đoán máy bay không người lái cáp quang sẽ trở nên phổ biến trong suốt năm 2025, đồng thời coi cáp quang là bước tiếp theo tất nhiên trong tác chiến UAV ở châu Âu.
Ông Bendett cho biết máy bay không người lái sợi cáp quang "sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn ở Ukraine" kể từ năm nay.
"Việc đưa sợi cáp quang vào sử dụng không phải là một bước đột phá cơ bản, nhưng chắc chắn là một bước tiến khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn khốc vốn không bao giờ kết thúc trên chiến trường", chuyên gia Wright nói.

Những vũ khí thiết yếu có thể giúp Ukraine phá vây ở Kursk
Thứ Hai, 16:16, 13/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Hiện Kiev đang cần một số loại vũ khí thiết yếu để tăng cường nỗ lực phòng thủ và chống chọi với cuộc phản công dữ dội của Nga.

Nga đang áp dụng chiến thuật mới ở tỉnh Kursk, gây thách thức lớn hơn cho nỗ lực của quân đội Ukraine nhằm giữ vững các vị trí chiếm được sau khi tiến hành chiến dịch cuộc đột kích vào tháng 8/2024.
nhung vu khi thiet yeu co the giup ukraine pha vay o kursk hinh anh 1

Binh sỹ Ukraine phóng lựu pháo về phía đối phương. Ảnh: RBC-Ukraine
Hiện tại, các đơn vị Ukraine đang tiến hành một loạt hoạt động chiến đấu tại Kursk, miền Tây nước Nga. Một số báo cáo cho biết, quân đội Nga đã nhận được mệnh lệnh đẩy lui lực lượng Ukraine ra khỏi Kursk trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1. Điều này cho thấy tính cấp thiết của cuộc phản công mà Moscow đang thực hiện
Theo nhiều nguồn tin, ngoài các lực lượng Nga, quân đội Triều Tiên cũng tích cực tham gia các trận chiến ở Kursk trong nhiều tháng qua. Một số báo cáo tiết lộ, binh sỹ Triều Tiên tham gia chiến đấu đã được huấn luyện chuyên biệt, trong đó có chiến thuật chống máy bay không người lái và các phương pháp tránh hỏa lực pháo binh.

Chiến dịch đột kích khu vực Kursk bắt đầu vào đầu tháng 8/2024, do Lữ đoàn tấn công đường không Galicia số 80 của Ukraine dẫn đầu. Các chỉ huy của lữ đoàn này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình đang diễn biến trên mặt trận.
Ông Yehor Nozdryakov, chỉ huy tiểu đoàn tấn công đường không của lữ đoàn cho biết, lực lượng Nga đã thay đổi đáng kể chiến thuật. Hiện tại, họ tiến hành nhiều cuộc tấn công áp đảo, triển khai số lượng lớn binh sỹ, thường được yểm trợ nhờ quân tiếp viện của Triều Tiên.
“Trước đây, họ sử dụng các nhóm nhỏ, phân chia thành từng cặp hoặc từng nhóm, để tấn công. Bây giờ, họ tấn công theo đội hình lớn với các nhóm gồm 20–30 binh sĩ, gợi nhớ đến chiến thuật trong Thế chiến II”, ông Nozdryakov nhấn mạnh. Theo quan chức này, “chiến thuật như vậy đôi khi thành công vì lực lượng Ukraine không phải lúc nào cũng có thể vô hiệu hóa các điểm tập trung lớn này đủ nhanh bằng máy bay không người lái và pháo binh có sẵn”. Để đáp trả, quân đội Ukraine đang tăng cường quân số, tiến hành các cuộc phục kích bằng súng máy và sử dụng những biện pháp đối phó khác.
Số lượng binh sỹ vượt trội của Nga và Triều Tiên đã đặt ra thách thức đáng kể đối với Ukraine. Hiện Kiev đang cần một số loại vũ khí thiết yếu để tăng cường nỗ lực phòng thủ. Thứ nhất là đạn chùm. Đạn chùm rất hiệu quả để đối phó với các cuộc tấn công ồ ạt của đối phương, nhưng Ukraine có kho dự trữ khá hạn chế. Quân đội nước này đã sử dụng đạn dẫn đường M712 Copperhead của Mỹ sản xuất từ những năm 1970. Dù có tuổi đời cao, nhưng chúng vẫn hữu ích trong việc chống lại các cuộc tiến công tập trung của Nga.
Thứ hai là máy bay không người lái (UAV). Đây là thiết bị không thể thiếu trong các cuộc xung đột hiện đại. Hiện, Ukraine đang phải đối mặt những thách thức trong việc duy trì nguồn cung cấp ổn định.
Các lực lượng Nga đã sử dụng máy bay không người lái được điều khiển và truyền dữ liệu bằng sợi cáp quang để có thể “tàng hình” trước các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương khi tiếp cận mục tiêu. Loại máy bay không người lái này được sử dụng cho mục đích trinh sát, vận chuyển hoặc tấn công trên chiến trường. Chúng có khả năng nhắm mục tiêu chính xác.
Lực lượng Ukraine cũng đang đạt được một số bước tiến trong lĩnh vực này. Vào cuối năm 2024, Ukraine đã hoàn thành thử nghiệm máy bay không người lái được điều khiển bằng sợi cáo quang và Cơ quan mua sắm quốc phòng của Kiev thời gian gần đây đã công bố kế hoạch đảm bảo các hợp đồng đầu tiên cho máy bay không người lái FPV sợi cáp quang.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Nga tiết lộ công nghệ đột phá khiến bom lượn trở nên nguy hiểm hơn
Thứ Hai, 10:42, 13/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Các kỹ sư Nga vừa tiết lộ một hệ thống mang tính cách mạng, thu hút sự chú ý của các chuyên gia và nhà phân tích trên toàn thế giới. Đây là phiên bản tiên tiến của Mô-đun hiệu chỉnh và dẫn đường, có tên gọi UMPK-P, làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận với các cuộc không kích bằng bom lượn.

Tính năng đặc biệt của UMPK-P

Mục tiêu chính của công nghệ mới là mở rộng đáng kể phạm vi của bom trên không đồng thời tăng độ chính xác và tốc độ khi tấn công mục tiêu. Nhờ hệ thống cải tiến này, máy bay ném bom có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách lên đến 165 km, với tốc độ lên đến 0,9 Mach trong khi bay.
Nga công bố video tấn công mục tiêu Ukraine bằng bom lượn nặng 3 tấn. Nguồn: X


Play
Mute

Loaded: 9.41%


Remaining Time -0:49
Picture-in-PictureFullscreen

Một tính năng đặc biệt của UMPK-P mới là sử dụng hệ thống bay hai tầng có cánh gấp, cho phép bom lướt nhanh, tăng cả phạm vi và độ chính xác khi va chạm. Sau khi thả, máy bay phóng nhanh chóng rời khỏi vị trí còn bom tiếp tục bay độc lập, tăng tốc và điều chỉnh quỹ đạo hướng đến mục tiêu.

Hệ thống đột phá này có thể được tích hợp vào các máy bay ném bom tiêu chuẩn của Nga như Il-76 và Tu-22M3, cho phép chúng mang nhiều đạn dược hơn, đồng thời làm giảm nguy cơ cho phi hành đoàn và tăng hiệu quả của các hoạt động trên không.
Các chuyên gia đánh giá, các công nghệ mới như UMPK-P sẽ mang đến thay đổi đáng kể trong phương pháp tiếp cận đối với các hoạt động trên không, đặc biệt tập trung vào việc mở rộng phạm vi tấn công và tăng cường độ chính xác.
Phiên bản cũ của UMPK-P là UMPK gồm thiết bị định vị vệ tinh và hệ thống điều khiển để tăng đáng kể độ chính xác, kèm theo cánh nâng cho phép bom bay xa hơn nguyên bản. Đây là phương án tương tự dòng JDAM-ER của Mỹ, giúp biến bom thông thường thành bom lượn thông minh, thay vì phải sản xuất những quả bom dẫn đường chuyên biệt có chi phí cao. Đây là một công nghệ tiên tiến cho phép tấn công mục tiêu chính xác trong mọi điều kiện thời tiết, đồng thời kết hợp các phương pháp tinh vi để điều hướng và hiệu chỉnh quỹ đạo.
UMPK được thiết kế để cung cấp độ chính xác trong việc sử dụng bom đã hiệu chỉnh. Hệ thống cho phép lập kế hoạch và hiệu chỉnh quỹ đạo bay của quả bom tùy thuộc vào điều kiện chiến trường.
Thành phần chính của UMPK là mô-đun lập kế hoạch, chịu trách nhiệm xác định quỹ đạo của quả bom trước khi phóng. Mô-đun này tính đến nhiều thông số khác nhau, chẳng hạn như tốc độ ban đầu của đạn dược, điều kiện không khí, các yếu tố khí hậu và thông tin về mục tiêu và vị trí của mục tiêu.
Hệ thống dẫn đường đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo bom thông minh nhắm mục tiêu chính xác. Nó sử dụng Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu [GNSS] và Hệ thống định vị quán tính [INS], để đảm bảo độ chính xác cao trong điều kiện tầm nhìn hạn chế hoặc trong thời gian tín hiệu bị gián đoạn.
Cơ chế thích ứng linh hoạt cho phép UMPK điều chỉnh theo nhiều điều kiện chiến trường khác nhau, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, đặc điểm địa hình và những thay đổi bất ngờ về mục tiêu.
UMPK có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp quân sự, chẳng hạn như tích hợp vào các nền tảng trên không để thực hiện các cuộc không kích chính xác bằng bom và tên lửa đã hiệu chỉnh, tích hợp vào các hệ thống mặt đất trên mặt đất như hệ thống pháo và các đơn vị tác chiến, hoặc ứng dụng trong lĩnh vực hải quân để tấn công mục tiêu bằng tên lửa và máy bay không người lái.
UMPK mang lại những lợi thế chiến lược, giúp tăng cường tính chính xác của các cuộc tấn công, giảm thiểu rủi ro khi nhắm mục tiêu và đảm bảo tính linh hoạt do có thể tích hợp với nhiều nền tảng khác nhau.


“Linh miêu tàng hình” KF41 Lynx mà Đức chuyển giao cho Ukraine lợi hại cỡ nào?

VOV.VN - "Linh miêu tàng hình" KF41 Lynx cung cấp hỏa lực mạnh, giúp vận chuyển binh sỹ và đảm bảo sự an toàn cho kíp lái. Nhờ được chế tạo theo kiểu mô đun, phương tiện mang lại cho binh sỹ Ukraine sự linh hoạt để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường.
Mối đe dọa lớn đối với Ukraine
Business Insider đưa tin, Nga đang thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn vào Ukraine với tần suất ít hơn so với vài tháng trước. Nhưng loại vũ khí này lại tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với quân đội Ukraine.
Theo giới phân tích, sở dĩ số lượng các cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga suy giảm là do Ukraine đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ không quân và cơ sở lưu trữ đạn dược của Nga vào mùa hè và mùa thu 2024. Kiev cũng phòng thủ tốt hơn trước các cuộc tấn công bằng bom lượn.
Máy bay Nga đã phóng bom lượn vào Ukraine trong suốt phần lớn cuộc chiến. Bom lượn có nhiều kích cỡ khác nhau, trong số đó có loại nặng hơn 3 tấn, gây ra sức phá hủy lớn khi va chạm. Yuriy, một thiếu tá trong đơn vị tác chiến điện tử của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cho biết, tại khu vực tiền tuyếnNga đã giảm 70% số lượng các cuộc tấn công bằng bom lượn so với mùa hè.
Yuriy cho rằng sự sụt giảm này là do chiến dịch tấn công tầm xa của Ukraine. Ngoài ra sự hiện diện của máy bay chiến đấu F-16 mà Kiev lần đầu triển khai trong chiến đấu vào tháng 8/2024 có thể khiến các phi công Nga ngần ngại bay quá gần biên giới. Cách duy nhất thực sự để Ukraine đánh bại bom lượn là bắn hạ máy bay mang bom của Nga trước khi nó thả bom.
Trong suốt mùa hè và mùa thu, Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái sản xuất trong nước để thực hiện một loạt các cuộc tấn công cấp cao vào các cơ sở lưu trữ của Nga, nơi cất giữ bom lượn và các sân bay nơi máy bay chiến đấu mang bom lượn đồn trù. Kiev cũng được hưởng lợi từ quyết định của chính quyền Biden về việc dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa tầm xa tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Ông Yehor Chernev, Phó chủ tịch ủy ban thuộc Quốc hội Ukraine về an ninh quốc gia, quốc phòng và tình báo, giải thích, chiến dịch không kích của Kiev vào các sân bay Nga đã buộc Moscow phải di chuyển máy bay chiến đấu vào sâu hơn trong lãnh thổ và tránh xa tiền tuyến. Chiến dịch này đã dẫn đến việc giảm tần suất xuất kích của máy bay Nga và tăng thời gian phát hiện mục tiêu của lực lượng Ukraine.
Ông Chernev cho biết thêm, Ukraine cũng đã làm giảm số lượng bom lượn mà Nga sử dụng bằng cách tập kích các kho đạn dược của Moscow. Nhưng những cuộc không kích này không phải là "công cụ ma thuật", ông Chernev lưu ý. Nga có thể xây dựng một kho lưu trữ khác để thay thế kho vũ khí bị phá hủy. Mặc dù Nga đã giảm số lượng các cuộc tấn công bằng bom lượn nhưng “vấn đề lớn với chúng tôi là không thể đánh chặn những quả bom dẫn đường này".
Giới phân tích cho rằng, mối đe dọa đối với Ukraine ngày càng lớn hơn khi Nga sử dụng những quả bom lượn được gắn hệ thống UMPK-P mới.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,973
Động cơ
138,330 Mã lực


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top