[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,845
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,845
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,845
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,845
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,845
Động cơ
138,330 Mã lực
Những xe tăng chiến đấu chủ lực Ukraine tung ra chiến trường để đối phó Nga
Thứ Tư, 06:16, 15/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Trước khi xung đột nổ ra, trụ cột chính trong kho vũ khí tăng thiết giáp của Ukraine chủ yếu là các xe tăng từ thời Liên Xô. Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, Mỹ và châu Âu đã cung cấp nhiều loại phương tiện hạng nặng cho Ukraine, trong đó có những loại xe tăng tiến tiến tiêu chuẩn phương Tây.

Xe tăng Liên Xô

Xe tăng thời Liên Xô vẫn là nòng cốt trong kho vũ khí xe tăng của Ukraine, trong đó các mẫu như, T-72, T-80 và T-84. Bên cạnh đó, Ukraine cũng sử dụng một số phiên bản nâng cấp của T-72. Trong 2 năm qua, Ba Lan và nước nhiều Đông Âu đã chuyển giao xe tăng T-72 và T-80 được tân trang và sửa đổi cho Ukraine, với số lượng lên đến hàng trăm chiếc. Đây vẫn là những phương tiện được Ukraine triển khai nhiều nhất trong chiến đấu.
nhung xe tang chien dau chu luc ukraine tung ra chien truong de doi pho nga hinh anh 1



Xe tăng T-72. Ảnh: Vitaly Kuzmin.
Đối với các binh sỹ Ukraine, việc vận hành xe tăng từ thời Liên Xô khá thuận lợi bởi họ đã được đào tạo theo chương trình quy chuẩn và bài bản trong thời gian dài. Ngoài ra, Kiev cũng có cơ sở hạ tầng để sửa chữa và nâng cấp những mẫu xe này. Bên cạnh đó, Ukraine có thể sử dụng những xe tăng của Nga thu giữ được trên chiến trường để sửa chữa và sử dụng lại hoặc tìm phụ tùng thay thế. Nhược điểm là xe tăng từ thời Liên Xô thường cũ kỹ, lỗi thời và hiệu quả hoạt động không cao.
Xe tăng Challenger 2 của Anh
Anh là đối tác phương Tây đầu tiên công bố việc chuyển giao xe tăng chiến đấu cho Ukraine. Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Anh, được triển khai để bảo vệ an ninh quốc gia. Năm 2023, Anh đã chuyển giao 14 xe tăng này cho Ukraine, đồng thời hỗ trợ quá trình đào tạo kíp lái. Anh cũng cung cấp các bộ dụng cụ bảo dưỡng cần thiết và phụ tùng thay thế.

Xe tăng Leopard 1A5 và Leopard 2A7 của Đức
Sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine trong lĩnh vực này chủ yếu xoay quanh xe tăng Leopard do Đức chế tạo. Đây là phương tiện được sử dụng rộng rãi trên khắp châu Âu. Ukraine đã tiếp nhận 2 phiên bản của xe tăng Leopard là Leopard 1A5 (phiên bản cũ) và Leopard 2A7 (phiên bản hiện đại hơn).
Các quốc gia như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan và Bồ Đào Nha đã chuyển giao hơn 100 xe tăng Leopard 2A7 hiện đại cho Ukraine. Kiev đã sử dụng xe tăng này để bảo vệ lãnh thổ cũng như tiến hành cuộc tấn công tại tỉnh Kursk, miền Tây nước Nga. Ngoài ra, phương Tây cũng cung cấp hàng trăm mẫu xe tăng Leopard 1A5 nâng cấp Ukraine. Mặc dù được thiết kế vào những năm 1950 nhưng chúng vẫn là mối đe dọa với Nga trên chiến trường. Lợi thế đối với Ukraine là cơ sở hạ tầng sửa chữa xe tăng Leopard phát triển rất mạnh trên khắp châu Âu và phụ tùng thay thế của chúng luôn sẵn có.
Xe tăng Abrams của Mỹ
Mỹ đã chuyển giao 31 xe tăng M1 Abrams. Đây là xe tăng chiến đấu chủ lực do Mỹ sản xuất, được sử dụng khá rộng rãi. Những chiếc xe tăng này là một phần của gói viện trợ lớn mà Mỹ và châu Âu dành cho Ukraine trong khuôn khổ “liên minh xe tăng”.
nhung xe tang chien dau chu luc ukraine tung ra chien truong de doi pho nga hinh anh 2

Xe tăng M1 Abrams. Ảnh: Quân đội Mỹ
Australia cũng công bố việc chuyển giao 49 xe tăng M1 Abrams, nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine. Khi Australia bắt đầu nhận được mẫu xe Abrams mới hơn vào năm 2024, họ có kế hoạch cung cấp số lượng lớn xe tăng thế hệ cũ cho Ukraine. Mặc dù được cho là một trong những xe tăng bọc thép tốt nhất thế giới, nhưng do có trọng lượng quá lớn và ngốn nhiều nhiên liệu, xe tăng M1 Abrams của Mỹ sẽ khó có thể vận hành trơn tru khi hoạt động trên chiến trường Ukraine.
Xe tăng AMX-10RC của Pháp
AMX-10RC là một loại xe chiến đấu hạng nhẹ được thiết kế chủ yếu cho mục đích trinh sát và hỗ trợ hỏa lực. Với lớp giáp tương đối mỏng, xe không phù hợp để chiến đấu cường độ cao. Pháp đã gửi một số lượng nhỏ loại xe này cho Ukraine và Kiev đã sử dụng chúng trên chiến trường. Xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC được Pháp sử dụng từ năm 1981 và đang dần loại khỏi biên chế. Chúng được thiết kế để làm nhiệm vụ trinh sát, từng triển khai trong các chiến dịch của Pháp ở Tây Phi và Afghanistan.
Thách thức đối với Ukraine
Nguồn cung cấp xe tăng dành cho Ukraine khá ít ỏi do năng lực sản xuất của các nhà máy quốc phòng châu Âu bị hạn chế. Ngoài ra những nhà máy này vẫn chưa được mở rộng để sản xuất xe tăng hàng loạt. Ngoài ra, việc tiếp nhận quá nhiều loại xe tăng khiến Kiev gặp khó khăn trong quá trình vận hành cũng như bảo trì và bảo dưỡng.
Mặc dù riêng xe tăng không thay làm thay đổi cục diện chiến trường, nhưng chúng vẫn là một thành phần quan trọng của cuộc xung đột có thể gây sức ép lên các vị trí của đối phương. Chúng hỗ trợ cả các hoạt động tấn công và phòng thủ, hỗ trợ bộ binh và pháo binh. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi máy bay không người lái FPV gây ra mối đe dọa đáng kể đối với những phương tiện này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,845
Động cơ
138,330 Mã lực
UAV chống gây nhiễu của Nga có toàn năng như lời đồn?
Thứ Hai, 05:15, 13/01/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Những máy bay không người lái (UAV) gắn sợi cáp quang đang được Nga sử dụng ngày càng rộng rãi nhằm vượt qua hàng rào gây nhiễu điện tử và thành công tiếp cận mục tiêu của Ukraine.

Khi một chiếc máy bay không người lái bay vút lên trời nhưng có thứ gì đó bất thường theo sau nó: một sợi cáp quang mà mắt thường hầu như không nhìn thấy được. Đầu kia của sợi cáp được gắn vào một phi công sử dụng bộ điều khiển từ xa để điều hướng máy bay về về phía mục tiêu: một chiếc xe bọc thép của Ukraine dừng ở ven đường.
Những máy bay không người lái cáp quang này là ví dụ mới nhất về cách mà Nga và Ukraine sử dụng các giải pháp công nghệ thấp để chống lại các phương thức tác chiến điện tử công nghệ cao (EW) trên chiến trường.
uav chong gay nhieu cua nga co toan nang nhu loi don hinh anh 1


Một chiếc UAV gắn sợi cáp quang. Ảnh: The TelegraphSự ra đời của một loại UAV mới
Hàng trăm km tiền tuyến ở Ukraine được bao phủ bởi các lá chắn xung điện vô hình nhưng gần như không thể xuyên thủng, có khả năng đánh bật máy bay không người lái khỏi bầu trời. Năm ngoái, Tướng Pierre Schill, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đã phát biểu tại một sự kiện ở Paris rằng 75% máy bay không người lái của Nga và Ukraine đã bị phá hủy trước khi đến được mục tiêu bởi sóng gây nhiễu của đối phương. Đây là lý do tại sao các nhà sản xuất UAV đã quay trở lại với một chiến thuật khá thô sơ, gợi nhớ đến chiếc điện thoại đồ chơi làm từ hai chiếc hộp thiếc buộc lại với nhau bằng một đoạn dây.

Các nhà sản xuất bắt đầu gắn các cuộn cáp quang vào gầm máy bay không người lái được mô tả là "không thể gây nhiễu" để binh lính trên mặt đất có thể duy trì khả năng tấn công trên chiến trường. Kiev hy vọng rằng chiến thuật này sẽ phát huy hiệu quả được thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng thay thế phi công con người để tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, khi thời gian giao tranh đếm ngược, các lực lượng tham chiến đã phải thực hiện một bước đơn giản hơn để máy bay không người lái của họ có thể bay và hoạt động hiệu quả.
Ông Justin Crump, giám đốc điều hành của công ty tình báo chiến lược Sibylline, cho biết: “Máy bay không người lái cáp quang được Nga phát triển để giải quyết các vấn đề về tác chiến điện tử. Những sợi cáp có trọng lượng rất nhẹ nên sẽ không cản trở máy bay không người lái trong quá trình di chuyển".
Sự hiện diện của một sợi cáp vật lý giữa máy bay không người lái và phi công có nghĩa là máy gây nhiễu EW không thể làm nhiễu tần số vô tuyến thông thường được sử dụng để dẫn đường cho máy bay.
Theo anh Ihor Yu, một phi công lái máy bay không người lái người Ukraine, mặc dù các máy bay sợi cáp quang không mới và vẫn còn tồn đọng một số khó khăn trong việc vận hành nhưng hiệu quả tác chiến của chúng vẫn được đánh giá cao.
Nếu thiếu sợi cáp quang, các máy bay này không khác gì những "người anh em" UAV thông thường. Điểm khác biệt duy nhất là cơ chế cuộn hình trụ nằm dưới bụng máy bay để mang và phân tán cáp quang.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington mới đây nhận định: "Lực lượng Nga ngày càng sử dụng nhiều máy bay không người lái gắn vào cáp quang ở Ukraine". Đánh giá này được đưa ra sau khi tình báo Nga tiết lộ rằng máy bay không người lái của họ đã bị EW Ukraine "đóng đinh xuống đất" khi lực lượng Kiev bất ngờ tiến sâu hơn vào khu vực Kursk của Nga vào tuần trước.
Theo ISW, sau một thời gian dài thử nghiệm, các lực lượng Nga đã triển khai những máy bay không người lái cáp quang đầu tiên ra chiến trường. Các nhà phân tích của ISW cho rằng Nga có khả năng chiếm ưu thế trong việc sản xuất và sử dụng loại máy bay này ở tiền tuyến.
Ukraine cũng đang nỗ lực bắt kịp tiến độ của Nga bằng cách bắt đầu sản xuất và thử nghiệm nhiều loại vũ khí mới lạ nhằm vượt qua lợi thế của Moscow về tác chiến điện tử, bao gồm cả các kỹ thuật gây nhiễu.
Ông Yevhenii Tkachenko, người đứng đầu bộ phận máy bay không người lái tại cơ quan đổi mới quốc phòng Ukraine, cho biết: “Nga tiếp tục nâng cao năng lực sử dụng công nghệ máy bay không người lái điều khiển bằng sợi quang, do đó, điều quan trọng là phải vô hiệu hóa lợi thế của nước này trong phân khúc này".
“Các nhà sản xuất trong nước đang chứng minh khả năng thích ứng nhanh với những thách thức của chiến tranh hiện đại và cho ra mắt hàng loạt vũ khí tiên tiến", ông Tkachenko nói thêm.
Khó khăn trong sử dụng UAV cáp quang
Khi hoạt động, sợi cáp quang nối với máy bay không người lái có nguy cơ bị vướng vào cánh quạt của UAV hoặc nhiều vật thể trên đường đến mục tiêu như cành cây, bụi cỏ,..., gây ra thách thức không nhỏ đối với những nhà sản xuất. Bên cạnh đó, sợi cáp càng dài thì máy bay không người lái càng nặng, do đó các nhà sản xuất phải giảm tải trọng thuốc nổ mang theo để UAV có thể cất cánh.
Một nhà sản xuất Ukraine là 3DTech chia sẻ với Forbes rằng cuộn dây nối cáp quang với máy bay nặng khoảng 300 gram và mỗi sợi cáp quang trung bình dài khoảng 3km sẽ thêm 1,25 kg trọng lượng cho máy bay. Điều này buộc mỗi chiếc UAV phải giảm 3km thuốc nổ mang theo để bù đắp vào phần trọng lượng đó.
Người điều khiển máy bay không người lái cũng sẽ phải học một loạt kỹ năng hoàn toàn mới so với những gì họ đã được huấn luyện từ trước đến nay.
Chiến thuật sử dụng UAV cáp quang chưa được hoàn thiện. Vì vậy, một số yếu tố ngoại cảnh và khả năng điều khiển của phi công có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của chúng. Trong một chuyến bay thử nghiệm, một phi công người Ukraine đã húc ngã một người đi xe đạp khi người này cắt ngang qua đường bay của UAV, Forbes đưa tin.
Theo một số người lính Ukraine có kinh nghiệm đối phó với các phương thức tác chiến điện tử hiện đại, các UAV rất dễ bị bắn hạ bằng súng trường do chúng không cơ động bằng các máy bay không người lái không dây. Đây là một trong những nhược điểm cố hữu rất khó thay đổi khi giao chiến, đòi hỏi cả Nga và Ukraine phải dành thêm thời gian nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top