[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Cách đặc biệt Ukraine điều khiển UAV "mù tọa độ" trong ma trận nhiễu điện tử của Nga
Thứ Sáu, 06:45, 25/04/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Việc gây nhiễu ở Ukraine khiến các phi công điều khiển UAV thường không thể dựa vào GPS. Một số phi công cho biết điều này đồng nghĩa với việc họ thường không biết chính xác vị trí của UAV nên phải tìm các mốc nổi bật trong địa hình.

Cách Ukraine điều khiển UAV khi không có GPS

Các phi công điều khiển UAV của Ukraine, đang vận hành phương tiện này trong điều kiện bị Nga gây nhiễu điện tử nặng nề, thường không biết chính xác vị trí thiết bị của mình, buộc họ phải dựa vào các mốc dẫn đường khác để điều hướng, một phi công chia sẻ với Business Insider.
Các dấu mốc định hướng có thể là "những tòa nhà trông kỳ lạ" hoặc các giao lộ. Phi công sử dụng những mốc này khi họ không thể sử dụng GPS để xác định vị trí và không chắc chắn UAV đang ở đâu trên các cánh đồng hay những dải rừng có hình dạng tương tự nhau, Dimko Zhluktenko - một người điều khiển UAV thuộc Lực lượng Phương tiện Không người lái của Ukraine nói với Business Insider.
cach dac biet ukraine dieu khien uav mu toa do trong ma tran nhieu dien tu cua nga hinh anh 1

Ảnh minh họa: Reuters
Tác chiến UAV trở thành một phần quan trọng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine giữa bối cảnh hai bên đang nhanh chóng phát triển các loại UAV mới cùng công nghệ đối phó với phương tiện này. Các biện pháp đối phó bao gồm tác chiến điện tử chẳng hạn như gây nhiễu, có thể nhắm vào kết nối giữa UAV và người điều khiển hoặc hệ thống định vị GPS của thiết bị.

GPS, hệ thống định vị vệ tinh, được sử dụng trong vũ khí, máy bay không người lái và các công nghệ dân sự như bản đồ số. Nó đóng vai trò thiết yếu trong các hệ thống quân sự và xã hội dân sự, tuy nhiên, các lãnh đạo quân sự ngày càng nhận thức được thực tế rằng chiến trường hiện đại có thể là môi trường không có GPS. Các loại vũ khí dựa vào GPS, bao gồm cả những vũ khí hiện đại của Mỹ, đã gặp khó khăn trên chiến trường Ukraine.
"Trên tiền tuyến gần như không có GPS. Vì vậy, một vấn đề then chốt là khi bay mà không có GPS, UAV mặc định rằng nó đang ở một vị trí trong khi thực tế là nó ở những vị trí hoàn toàn khác nhau", ông Zhluktenko nói.
Tác chiến điện tử có thể khiến dữ liệu định vị trở nên không đáng tin cậy và các yếu tố như gió cùng một số yếu tố khác có thể khiến UAV đi chệch hướng, không đáp ứng mục đích của người điều khiển.
Khi không có GPS, phi công phải quan sát hình ảnh từ camera gắn trên UAV và so sánh với ảnh vệ tinh cũng như bản đồ để xác định vị trí.
“Vì vậy, bạn buộc phải quan sát các dấu hiệu trực quan hiển thị qua camera của UAV, có thể là một cái hồ, một tòa nhà có hình dạng kỳ lạ hay một ngã tư khác thường và bạn phải xem xét tất cả những điểm mốc đó để định hướng, cơ bản là dẫn đường cho UAV vượt qua tiền tuyến", ông Zhluktenko cho hay.
“Người điều khiển sẽ vừa nhìn camera, vừa nhìn bản đồ, rồi xác định xem UAV đang ở đâu và nên đi đâu tiếp theo", ông Zhluktenko nói. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và ở một số khu vực tiền tuyến, điều đó đặc biệt khó khăn.
4b45e269877bf9bc2752a94852a422f8.jpg

Lữ đoàn thiện chiến của Ukraine dùng UAV nhái Shahed săn tìm mục tiêu Nga

VOV.VN - Ukraine vừa trình làng một máy bay không người lái chiến đấu mới giống với loại UAV Shahed mà Nga đã sử dụng trong suốt cuộc chiến. Đây được cho là vũ khí lợi hại giúp Lữ đoàn thiện chiến Azov của Ukraine dễ dàng tìm kiếm mục tiêu Nga.
Thách thức ở miền Đông Ukraine và nỗ lực đối phó của hai bên
Miền Đông Ukraine, nơi phần lớn giao tranh đang diễn ra, rất bằng phẳng và có môi trường cảnh quan giống nhau, khiến các phi công khó tìm ra những đặc điểm nổi bật để xác định vị trí.
Ông Zhluktenko cho biết, ở miền Đông Ukraine, "một trong những vấn đề then chốt là tất cả những nơi này trông chúng đều giống hệt nhau. Cùng một kiểu cánh đồng, một kiểu rừng và gần như không có dấu hiệu trực quan nào để biết bạn đang ở đâu".
Địa hình bằng phẳng cũng khiến nhiều hình thái tác chiến khác trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như các đợt tấn công bằng xe tăng và xe bọc thép, vốn dễ bị UAV phát hiện từ xa.
Một phi công điều khiến UAV giấu tên khác của Ukraine cũng chia sẻ những trải nghiệm trương tự. Người này cho biết khi không có GPS, các tổ lái phải "dựa vào các mốc cố định để xác định phương hướng". Những mốc này có thể là "một tòa nhà, một cái hồ, một dòng sông hay một ngôi nhà nào đó".
Máy bay không người lái đã được sử dụng trong cuộc xung đột Ukraine nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử. Từ các loại máy bay không người lái cánh quạt nhỏ như quadcopter, octocopter đến các dòng máy bay không người lái cánh cố định cỡ lớn, phương tiện này đang đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát, thu thập tọa độ mục tiêu, thả bom và tấn công cảm tử.
UAV có chi phí tương đối thấp nhưng đã tiêu diệt những mục tiêu có giá trị hàng triệu USD và thậm chí phá hủy cả các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến. Chúng đang làm thay đổi căn bản cách thức tiến hành xung đột.
Với Ukraine, quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt các loại vũ khí khác, UAV trở thành một phương tiện chủ chốt. Trung tướng Peter Boysen, Tổng tư lệnh quân đội Đan Mạch - một đối tác quan trọng của Ukraine cho biết trong tháng này rằng, các UAV tấn công hiện đang chiếm hơn 70% tổng số thương vong mà phía Ukraine gây ra.
Việc máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi đã khiến các ngành công nghiệp quốc phòng của cả Nga và Ukraine bước vào cuộc chạy đua phát triển các biện pháp gây nhiễu và vô hiệu hóa UAV của đối phương. Đồng thời, hai bên cũng đang phát triển các dòng UAV thế hệ mới có khả năng kháng nhiễu hoặc vượt qua các hệ thống chống UAV hiện tại.
Một số hệ thống UAV tiên tiến đang được nghiên cứu và đưa vào triển khai bao gồm UAV sử dụng cáp quang, có dây nối trực tiếp giữa người điều khiển và thiết bị, giúp chống lại các đòn gây nhiễu và UAV tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Xe chiến đấu bộ binh cực hiếm của Ukraine lộ diện trên chiến trường
Thứ Sáu, 05:36, 25/04/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Một số hình ảnh mới xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy xe chiến đấu bộ binh BMP-55, được Ukraine hoán cải từ xe tăng T-55 để vận chuyển binh sỹ đã xuất hiện trên tiền tuyến.

Mặc dù không rõ hình ảnh được chụp khi nào và ở đâu nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng đây là lần đầu tiên phương tiện cực hiếm của Ukraine “xuất đầu lộ diện”. Sự xuất hiện của BMP-55 lại càng gây chú ý hơn khi một số báo cáo cho biết, Ukraine chỉ có duy nhất một chiếc như vậy.
xe chien dau bo binh cuc hiem cua ukraine lo dien tren chien truong hinh anh 1


Xe chiến đấu bộ binh BMP-55. Ảnh: War Zone
Theo hình ảnh do Military Informant đăng tải trên Telegram, chiếc xe phủ đầy tuyết, có vẻ như đã bị bỏ lại, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy bị hư hỏng. Không rõ liệu chiếc xe vẫn còn trong tay quân đội Ukraine hay đã bị lực lượng Nga thu giữ.
Bất kể câu chuyện đằng sau tình trạng hiện tại của xe như thế nào, việc phương tiện này xuất hiện trên chiến trường là điều khá bất ngờ. Không loại trừ khả năng Ukraine đang tiếp tục phát triển xe chiến đấu bộ binh BMP-55, dựa trên các mẫu xe tăng T-54/55 thu giữ được từ phía Nga.

Quá trình phát triển BMP-55
BMP-55 do Nhà máy sửa chữa thiết giáp Kharkov, một cơ sở bảo dưỡng lớn tại thành phố Kharkov ở đông bắc Ukraine, chế tạo. Họ đã bắt tay thực hiện dự án này vào khoảng năm 2000, với mục đích tận dụng xe tăng T-55 dư thừa. Ý tưởng chính là cải tạo những chiếc xe tăng lỗi thời, không còn đáp ứng được yêu cầu của chiến trường hiện đại thành xe bọc thép để vận chuyển bộ binh.
Nhà phát triển đã tháo tháp pháo của T-55 và lắp thân xe bọc thép chở quân mới được lắp trên khung gầm xe tăng. Không giống như T-55, BMP-55 có động cơ và hộp số ở phía trước thân xe. Những bộ phận này có thể thay thế nhanh chóng.
Ngoài ra, bố cục bên trong xe cũng được thiết kế lại để trở thành khoang chở quân: động cơ được chuyển ra phía trước, tiếp theo là các khoang dành cho kíp lái và binh lính. Phần đầu xe được trang bị lớp giáp dày 270 mm, mang lại mức độ bảo vệ cao nhất theo tiêu chuẩn STANAG 4569.
Giáp trên xe dày 81 mm và được gia cố thêm bằng các tấm chắn chống đạn tích lũy dày 20 mm. Do đó, xe đạt cấp độ bảo vệ thứ năm theo phân loại của NATO và có khả năng chịu được đạn của súng phóng lựu chống tăng RPG-7, hay đạn xuyên giáp PG-7VM.
Phía sau thân xe có lớp giáp dày 40 mm, có khả năng bảo vệ chống lại đạn xuyên giáp 14,5 mm, tương ứng với cấp độ bảo vệ thứ tư.
Giáp dưới của xe là loại giáp đa tầng, được thiết kế để chống chịu sức nổ của một quả mìn chống tăng TM-57 trên mặt đất và các loại vũ khí tương tự. Theo tiêu chuẩn của NATO, lớp giáp này cũng đạt cấp độ bảo vệ thứ năm.
Ngoài ra, xe có thể được trang bị thêm lớp bảo vệ dưới dạng giáp phản ứng nổ (ERA) ở phía trước và hai bên hông xe, cũng như lớp phủ nhiệt ở phía trên thân xe.
Tính năng của BMP-55
BMP-55 được cho là có khả năng chở tối đa 10 binh sỹ, mặc dù nhà sản xuất chỉ đưa ra mức tiêu chuẩn là một đội bộ binh gồm 8 người. Các binh sỹ lên xuống xe qua một cầu nâng gắn phía sau. Thiết kế này giúp dễ dàng đưa những thương vong lên xe hơn. Xe có kíp lái gồm ba người.
Xe chiến đấu bộ binh được nhìn thấy trong hình ảnh gần đây dường như có bệ phóng cho một cặp tên lửa chống tăng có điều khiển. Bệ phóng được lắp trên đỉnh thân xe, ở phía bên trái của xe, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nó đã được nạp tên lửa.
BMP-55 nhiều khả năng được phát triển chủ yếu dành cho xuất khẩu, cung cấp cho các quốc gia đang sử dụng T-55 loại xe bọc thép chở quân hạng nặng với chi phí thấp. Ukraine được cho là đã hoàn thành nguyên mẫu đầu tiên vào năm 2009.
Ngoài việc hoán cải T-55, Ukraine cũng thực hiện dự án tương tự nhằm chuyển đổi xe tăng chiến đấu chủ lực T-64 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, được gọi là BMP-64. Bên cạnh đó Kiev cũng phát triển phương tiện khác có tên gọi Azovets, dựa trên khung gầm T-64. Đây là loại xe chuyên dụng được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực bộ binh khi chiến đấu trong môi trường đô thị. Một trong số những chiếc xe Azovets đã bị lực lượng Nga thu giữ ở Ukraine vào năm 2024.
Dữ liệu chính thức từ nhà sản xuất cho biết BMP-55 có trọng lượng khoảng 28,5 tấn, khi không mang vũ khí. Còn trọng lượng của BMP-64 vào khoảng 44 đến 46 tấn.
Trong mọi trường hợp, cả BMP-55 và BMP-64 đều không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng xuất khẩu nào. Chúng cũng hiếm khi được đưa vào sử dụng trong Lực lượng vũ trang Ukraine. Theo giới phân tích, việc BMP-55 xuất hiện trên chiến trường cho thấy lực lượng Ukraine đang thiếu hụt nghiêm trọng các phương tiện phục vụ cho tiếp tế và hậu cần. Vẫn chưa rõ Ukraine có đủ số lượng khung gầm T-55 phù hợp để chuyển đổi thành BMP-55 hay không.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Triều Tiên cung cấp pháo phản lực cỡ nòng lớn cho Nga khiến Ukraine lo ngại
Thứ Tư, 05:23, 23/04/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Trang Defense Express của Ukraine ngày 22/4 đưa tin các lực lượng Nga đang sử dụng Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1991 240mm (MLRS) của Triều Tiên tấn công quân đội Ukraine trên tiền tuyến.

Theo hãng tin này, lực lượng Nga được trang bị một số hệ thống pháo của Triều Tiên. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hệ thống M1991 của Triều Tiên - đối thủ của hệ thống Uragan do Liên Xô sản xuất xuất hiện trên video chiến trường.
trieu tien cung cap phao phan luc co nong lon cho nga khien ukraine lo ngai hinh anh 1

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1991 của Triều Tiên khai hỏa. Ảnh: KCNA
Nhà báo Ukraine Yuriy Butusov đã công bố đoạn video cho thấy hệ thống MLRS M1991 trong tay quân đội Nga. Theo video, hệ thống được lưu trữ bên trong một nhà chứa máy bay, tại đây quân đội Nga có thể đang trang bị cho nó khả năng chống máy bay không người lái. Defense Express cho biết thêm, quân đội Nga dự kiến sẽ nhận được hàng trăm hệ thống pháo từ Triều Tiên.
M1991 về cơ bản là phiên bản khác của hệ thống Uragan 220mm, do Triều Tiên sản xuất. Hệ thống có thể sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác hoặc tên lửa không điều khiển với đầu đạn nặng khoảng 90 kg. M1991 được trang bị 22 ống phóng.

Trước đó, Forbes đưa tin, Triều Tiên có thể đã chuyển giao hệ thống M1991 cho Nga. Theo hãng tin này, quân đội Triều Tiên có thể cất giữ các bệ phóng M1991 trong các boongke trên núi dọc theo khu phi quân sự giữa nước này và Hàn Quốc.
Một số báo cáo cho biết, Nga có thể sử dụng hệ thống M1991 tấn công các chiến hào, bắn trả các khẩu pháo và bệ phóng tên lửa của Ukraine. M1991 cũng có thể nhắm mục tiêu vào Kharkov, nơi chỉ cách biên giới Nga-Ukraine 40 km.
Ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, trước đó cho rằng, Triều Tiên có kế hoạch chuyển 148 tên lửa đạn đạo cho Nga vào năm 2025. Đây sẽ là tên lửa loại KN-23. Theo quan chức này, Nga đã tăng đáng kể sản lượng đạn pháo, một phần lấy từ nguồn cung cấp của Triều Tiên. Ước tính 50% số lượng đạn pháo mà lực lượng Nga sử dụng hiện có nguồn gốc từ Triều Tiên.
Kể từ khi Triều Tiên can dự vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, cung cấp vũ khí, thậm chí triển khai quân đội đến chiến đấu tại Nga, các quan chức Mỹ đã suy đoán về những ưu tiên nước này có thể nhận được.
Hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho rằng sự hỗ trợ của Nga có thể mang lại nhiều lợi thế tiềm năng cho Bình Nhưỡng, từ năng lực quân sự đến việc né tránh các lệnh trừng phạt.
Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về những thách thức và mối đe dọa ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, họ nhấn mạnh, Triều Tiên, Nga và Trung Quốc là những chủ đề quan trọng đáng lưu tâm, đặc biệt là mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Bình Nhưỡng và Moscow.
Triều Tiên nhận được gì từ việc tham chiến với Nga?
Tướng Xavier Brunson nhậm chức Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, đánh giá quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Triều Tiên đã thay đổi đáng kể vị thế của chiến trường. Mối quan hệ này đã mở ra những cơ hội mới cho Bình Nhưỡng để lách lệnh trừng phạt quốc tế, lấp đầy khoảng trống trong quân đội và theo đuổi vị thế mới trên trường thế giới. Triều Tiên có thể nhận được một phần "công nghệ, chuyên môn và vật liệu ứng dụng cho vũ trụ, hạt nhân và tên lửa" từ Nga. Điều đó sẽ cho phép họ nâng cấp kho vũ khí trong vài năm tới.
Thời gian qua, Triều Tiên đã cải thiện đáng kể lực lượng hạt nhân. Nước này phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới cho đầu đạn hạt nhân và sự hỗ trợ của Nga có thể giúp họ đẩy nhanh tiến độ.
Tướng Xavier Brunson và Đô đốc Hải quân Samuel Paparo - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ nhận định, Bình Nhưỡng có thể nhận được những lợi ích khác, trong đó có tài sản trên không, tên lửa đất đối không và công nghệ tàu ngầm.
Những lợi ích này sẽ bổ sung cho kinh nghiệm quý báu mà Triều Tiên đang học được trong xung đột hiện đại, cũng như thông tin tình báo quan trọng về cách vũ khí và quân đội của nước này hoạt động trong các trận chiến.
Ngoài ra Bình Nhưỡng có thể đánh giá hiệu quả vũ khí khi pháo hạng nặng và tên lửa đạn đạo chiến thuật của họ được Nga sử dụng đối phó với Ukraine.
Ông Paparo cho rằng, những lợi ích tiềm năng mà Triều Tiên nhận được là một phần của “giao dịch" lớn giữa Triều Tiên và Nga. Cả hai bên đều tìm cách bù đắp điểm yếu của nhau để tạo ra một chuỗi những lợi ích song hành.
Triều Tiên và Nga đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2024 thông qua một hiệp ước phòng thủ chung và Bình Nhưỡng được cho là đã triển khai hàng nghìn binh sỹ đến chiến đấu cùng lực lượng của Moscow tại Kursk.
Trước khi triển khai, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau để thảo luận rõ ràng về một thỏa thuận vũ khí. Thỏa thuận vũ khí này đã gây ra mối quan ngại cho Mỹ và Hàn Quốc. Seoul được cho là đã cung cấp pháo binh gián tiếp cho Ukraine thông qua Mỹ. Điều này đã đặt cả Triều Tiên và Hàn Quốc vào hai phe đối lập của cuộc chiến.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Không quân Ukraine tiết lộ lý do khó hạ gục “sát thủ diệt hạm” Onyx của Nga
Thứ Ba, 11:04, 22/04/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Đánh chặn tên lửa Onyx là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với Ukraine, ông Yurii Ihnat, người phát ngôn của lực lượng Không quân Ukraine cho biết.

Ukraine cho biết, Nga đã phóng tên lửa chống hạm Onyx từ bán đảo Crimea vào khu vực Kherson của Ukraine hôm 21/4. Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng Moscow sử dụng vũ khí mới nhất này - thường được thiết kế để nhắm vào các mục tiêu trên biển, tấn công các địa điểm trên đất liền sau khi lệnh ngừng bắn Phục sinh do Tổng thống Putin ban bố hết hạn vào ngày 20/4.
khong quan ukraine tiet lo ly do kho ha guc sat thu diet ham onyx cua nga hinh anh 1


Tên lửa Onyx có đường bay khó đoán định. Ảnh: TASS
Theo tình báo Ukraine, tính đến tháng 12/2024, Nga có khoảng 500 tên lửa Onyx trong kho vũ khí. Người phát ngôn của Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk cho biết, trước đó, Nga đã không phóng những tên lửa này vào Ukraine trong khoảng thời gian dài.
Tên lửa P-800 Onyx (có mã hiệu chính thức là 3M55) do Cục thiết kế NPOMash của Liên Xô phát triển vào những năm 1970. Tên lửa này được thiết kế như một tên lửa hành trình đa năng có khả năng phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng trên đất liền.

Onyx được Hải quân Nga đưa vào sử dụng từ năm 2002 và hoạt động cùng với hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động Bastion, được thiết kế để bảo vệ bờ biển và tiêu diệt các tàu mặt nước bao gồm tàu sân bay, tàu hộ tống và tàu đổ bộ. Quân đội Nga đã cung cấp các hệ thống này cho Hạm đội Biển Đen để bảo vệ bán đảo Crimea.
Mục đích và tính năng chính của tên lửa
Tên lửa Onyx chủ yếu được sử dụng để nhắm mục tiêu và phá hủy tàu đối phương, trong đó có cả những con tàu riêng lẻ và tàu trong hạm đội, ngay cả trong trường hợp xuất hiện các biện pháp đối phó điện tử mạnh. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào xác nhận Nga sử dụng Onyx chống lại các mục tiêu trên biển. Thay vào đó, Moscow hầu như chỉ triển khai chống lại các mục tiêu ven biển.
Tên lửa P-800 Onyx có chiều dài 8m, đường kính 0,67m, sải cánh 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng 300kg, tốc độ Mach 2, tầm bắn 300 km (các mẫu Onyx-M hiện đại có tầm bắn lên 800 km)
Chuyên gia quân sự Benjamin Brimelow cho rằng tên lửa có độ chính xác cao, với sai số trượt mục tiêu chỉ khoảng 1,5m. Phiên bản xuất khẩu của Onyx được gọi là Yakhont, có đầu đạn nhỏ hơn một chút.
Tên lửa bay lên độ cao 14 km sau khi phóng, khóa mục tiêu, sau đó hạ xuống gần mặt đất (khoảng 10 đến 15 mét) để tránh bị radar phát hiện. Điều này giúp tên lửa gia tăng khả năng sống sót trước các hệ thống phòng không trong khi vẫn duy trì tầm bắn tối đa 300 km.
Nhược điểm
Mặc dù thường được truyền thông Nga đánh giá là vượt trội hơn so với các hệ thống tên lửa phương Tây, chẳng hạn như Harpoon của Mỹ, tên lửa Onyx vẫn có những hạn chế nhất định. Nó có thể bị các hệ thống phòng không hiện đại khắc chế, trong đó có cả những hệ thống do các đối tác phương Tây cung cấp cho Ukraine. Các lực lượng Ukraine đã vài lần tuyên bố bắn hạ tên lửa này, trong đó có vụ bắn hạ tại Odessa vào năm 2022.
Nga đã sử dụng tên lửa Onyx theo loạt tấn công các thành phố như Mykolaiv và Odessa, cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng và sân bay của Ukraine. Tuy vậy, tần suất các các cuộc tấn công bằng tên lửa Onyx đã giảm trong những tháng gần đây, cho thấy Nga nhiều khả năng gặp các vấn đề về nguồn cung. Vào năm 2022, Nga được cho là đã ký hợp đồng chỉ mua 30 tên lửa Onyx mỗi năm, với tổng sản lượng hàng năm ước tính chỉ là 55 tên lửa.
Lý do Ukraine khó bắn hạ tên lửa Onyx
Đánh chặn tên lửa Onyx là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với Ukraine, ông Yurii Ihnat, người phát ngôn của Không quân Ukraine cho biết.
Ông Ihnat lưu ý rằng, Onyx - phóng từ hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion, được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ. Tên lửa có thể thay đổi đường bay bất ngờ, khiến quá trình đánh chặn trở nên phức tạp. Ban đầu, tên lửa di chuyển ở độ cao trên 10 km nhưng sau đó nó hạ xuống độ cao rất thấp (10-15 mét) ngay trước khi va chạm, lướt trên mặt nước, cực kỳ khó phát hiện và bắn hạ.
Ngoài ra, tên lửa Onyx di chuyển với tốc độ siêu thanh, làm phức tạp thêm các nỗ lực phòng thủ. Ông Ihnat nhấn mạnh, với tốc độ cao và độ cao thấp như vậy, hầu như không thể bắn hạ tên lửa kịp thời.
Mặc dù các hệ thống phòng không của Ukraine trong đó có IRIS-T, NASAMS, Buk và S-300, đã chứng minh được hiệu quả trong nhiều tình huống, nhưng chúng vẫn không thể cung cấp phạm vi bảo vệ toàn diện trên toàn bộ đất nước.
Ông Ihnat giải thích rằng mặc dù Ukraine đã đầu tư rất nhiều cho nỗ lực phòng thủ nhưng quốc gia này vẫn thiếu khả năng bảo vệ các khu vực bằng những hệ thống phòng thủ tầm trung. Do đó, các lực lượng Nga tận dụng những lỗ hổng này để lập kế hoạch tấn công một cách chiến lược.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực

Kiev được bao phủ với hệ thống phòng không dày đặc hiện đại nhất thế giới gồm Patriot Nasams IRIST....của khối NATO, thế nhưng vẫn bị tên lửa, vũ khí rẻ tiền hơn của Nga, với công nghệ Iran, Nga, Liên Xô cũ xuyên thủng

Đông86 trả lời xem nào ?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top