[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực

VN vẫn tin tưởng vũ khí Nga, các bạn fan usa thấy sao ? Đông86
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiết lộ vũ khí mới của Nga “một mũi tên trúng hai đích” khiến Ukraine điêu đứng
Thứ Ba, 11:15, 26/11/2024
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - UAV Gerbera giá rẻ của Nga đang đặt ra thách thức mới cho quân đội Ukraine. Bất chấp những hạn chế về công nghệ, UAV này đã đạt được các mục tiêu của mình là làm cạn kiệt các nguồn lực phòng không của Ukraine và thu thập thông tin tình báo có giá trị.

Thách thức mới của quân đội Ukraine

Trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã cố gắng phá vỡ quyết tâm của Ukraine thông qua các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và UAV nhằm vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong khi mạng lưới phòng không rộng lớn của Ukraine có hiệu quả trong việc đối phó với các cuộc tấn công này thì sự xuất hiện của UAV Gerbera giá rẻ lại đặt ra một thách thức mới. Giá cả phải chăng và tính đơn giản của Gerbera khiến nó trở thành mồi nhử hiệu quả trong các cuộc không kích. Hơn nữa, khi bị các hệ thống phòng không của Ukraine vô hiệu hóa, nó không chỉ làm cạn kiệt các nguồn lực quân sự quan trọng của Kiev mà còn cung cấp cho Moscow thông tin tình báo về các hệ thống đó.
tiet lo vu khi moi cua nga mot mui ten trung hai dich khien ukraine dieu dung hinh anh 1

UAV Gerbera đang hoạt động. Ảnh: Telegram Channel @ASTRA
Mùa hè năm ngoái, quân đội Nga đã bắt đầu triển khai Gerbera với hình dạng tương tự nhưng nhỏ hơn một chút so với UAV Shahed-136 của Iran. Các lực lượng của Ukraine gần đây đã thu hồi được một chiếc Gerbera và hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong các hoạt động của Nga. Thân máy bay không người lái được chế tạo từ polystyrene và gỗ dán, không giống như nhôm hoặc vật liệu composite thường được sử dụng trong hầu hết các máy bay không người lái quân sự. Nó có các thiết bị điện tử và linh kiện có sẵn trên thị trường, thường thấy trong các hệ thống quân sự khác của Nga. Mặc dù có tải trọng nhỏ hơn Shahed-136 nhưng Gerbera rẻ hơn đáng kể, một số người ước tính rằng nó chỉ bằng một phần mười chi phí.
Kể từ giữa tháng 7, Nga đã đưa UAV Gerbera vào các đợt tấn công chiến lược, triển khai cùng với UAV Shahed. Trong khi số lượng chính xác các UAV Gerbera được sử dụng vẫn chưa rõ thì việc đưa chúng vào sử dụng đã làm tăng đáng kể số lượng máy bay không lái mà Moscow triển khai.

Ukraine đã đối phó với sự gia tăng này bằng mạng lưới hệ thống phòng không động lực và phi động lực mạnh mẽ của mình. Các hệ thống động lực tiêu diệt UAV bằng cách phóng các vật thể như đạn hoặc tên lửa. Hệ thống phòng thủ động lực của Ukraine gồm một loạt các hệ thống, từ Gepard do Đức cung cấp đến Patriot do Mỹ hỗ trợ. Những hệ thống này được tăng cường bởi các hệ thống phi động lực, sử dụng tác chiến điện tử để gây nhiễu thiết bị dẫn đường và kiểm soát tín hiệu nhằm khiến chúng bị rơi hoặc chệch hướng.
Giá trị thực sự của Gerbera nằm ở vai trò là mồi nhử. Bằng cách tăng số lượng mục tiêu tiềm năng thông qua việc đưa Gerbera vào tác chiến, các hệ thống phòng không buộc phải ưu tiên mối đe dọa nào cần loại bỏ. Do đó, những hệ thống này có thể tấn công Gerbera thay vì Shahed-136 có khả năng lớn hơn do radar không thể phân biệt được.
Các báo cáo ban đầu về việc sử dụng Gerbera cho thấy Nga đã điều động một số UAV này trong đợt tấn công đầu tiên để dụ các hệ thống phòng không Ukraine tránh xa đợt tấn công thứ hai bằng UAV Shahed-136. Mặc dù cuộc tấn công trên không thành công nhưng Nga đã điều chỉnh chiến thuật của mình. Ngày 17/11, Viện nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington đã trích dẫn vai trò của Gerbera như một mồi nhử làm suy giảm hiệu quả các hệ thống phòng không của Ukraine trong một cuộc tấn công UAV.


Tiêm kích Ukraine liên tục thành mục tiêu của “sát thủ bầu trời” Nga

VOV.VN - Trừ khi Ukraine có thể cải thiện đáng kể khả năng phòng không của mình, nếu không thì các tiêm kích của nước này sẽ liên tục bị tên lửa Nga bắn nổ.
Một mũi tên trúng hai đích
UAV Gerbera ngày càng kéo căng nguồn lực phòng không vốn đã hạn chế của Ukraine. Chi phí thấp và tính đơn giản của nó cho phép Nga sản xuất những UAV này với số lượng lớn. Với mỗi UAV được triển khai, Ukraine phải tiêu tốn đạn dược từ các hệ thống phòng không của mình để vô hiệu hóa chúng. Hơn nữa, khi những hệ thống này nhắm vào UAV, chúng sẽ để lộ vị trí và dễ bị Nga tấn công. Nhiều hệ thống trên, cùng với đạn dược của chúng, đã đã được cung cấp thông qua các gói viện trợ quân sự nước ngoài. Với tương lai không chắc chắn của các gói viện trợ, Ukraine có nguy cơ cạn kiệt các hệ thống phòng không.
Ngoài các hệ thống động lực, mạng lưới phòng không Ukraine đã kết hợp một số hệ thống tác chiến điện tử phi động lực. Tác chiến điện tử thường diễn ra theo kịch bản mèo vờn chuột liên tục, trong đó công nghệ phải đi trước một bước so với các hệ thống mà nó đang cố gắng gây nhiễu. Khi Nga triển khai từng UAV Gerbera, họ có thể điều chỉnh các hệ thống điều khiển và dẫn đường sao cho cho chúng có thể thăm dò các hệ thống phòng thủ của Ukraine. Khi các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine có thể vô hiệu hóa Gerbera, Nga sẽ tập hợp các thông tin quan trọng về năng lực của chúng. Sau đó họ có thể điều chỉnh các UAV được sử dụng trong cuộc tấn công tiếp theo để tiếp tục thăm dò các hệ thống phòng thủ của đối phương. Khi tìm thấy lỗ hổng, họ sẽ điều chỉnh các UAV của mình mang tính sát thương cao hơn và tránh bị gây nhiễu.
Các lợi ích của UAV Gerbera không chỉ giới hạn ở các cuộc không kích chiến lược mà còn mang lại lợi thế cho lực lượng mặt đất của Nga. Các hệ thống phòng không của Ukraine đã ngăn chặn hiệu quả việc Nga sử dụng hỗ trợ không lực tầm gần trong các hoạt động trên bộ. Bằng cách làm cạn kiệt các nguồn lực phòng không của Kiev, Moscow có khả năng đưa các đơn vị không quân trở lại các hoạt động này, mang đến lợi thế đáng kể trên chiến trường. Ngoài ra, công nghệ tác chiến điện tử của Ukraine, được tích hợp rộng rãi vào các hoạt động của họ, thường được sử dụng để gây nhiễu các hệ thống liên lạc của Nga. Bằng cách thăm dò công nghệ trên, quân đội Nga có thể tìm ra các biện pháp để duy trì liên lạc bất chấp việc bị gây nhiễu liên tục.
Câu chuyện về UAV Gerbera gợi nhớ đến trường hợp tương tự trong Thế chiến II khi Liên Xô triển khai máy bay giá rẻ làm từ gỗ dán cùng với các tiêm kích hiện đại hơn để chiến đấu với Không quân Đức. Những máy bay sản xuất hàng loạt này dù kém hơn về công nghệ so với máy bay Đức nhưng đã thành công nhờ được triển khai với số lượng lớn và áp đảo Không quân Đức. Tương tự vậy, UAV Gerbera đã chứng minh nguyên tắc tiêu hao thông qua sự đơn giản và số lượng. Bất chấp những hạn chế về công nghệ, UAV mới này của Nga đã đạt được các mục tiêu của mình là làm cạn kiệt các nguồn lực phòng không của Ukraine và thu thập thông tin tình báo có giá trị.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ có thể đã ngừng phản đối Thổ Nhĩ Kỳ dùng tên lửa S-400
Thổ Nhĩ Kỳ nói Mỹ không còn phản đối nước này sử dụng tổ hợp S-400 mua từ Nga, Washington dường như cũng đề xuất Ankara mua tiêm kích F-35.

"Trong các cuộc gặp gần đây với phía Mỹ, chúng tôi đã bác bỏ những điều họ muốn về hệ thống phòng không S-400. Giới chức Mỹ không còn phản đối vấn đề này nữa", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết trong cuộc phỏng vấn công bố hôm 26/11.

Bộ trưởng Guler nói rằng cơ sở hạ tầng và trận địa đã được chuẩn bị sẵn, cho phép các tổ hợp S-400 di chuyển đến ngay khi có lệnh. "Toàn bộ quá trình triển khai và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu sẽ chỉ mất tối đa 12 tiếng", ông nói thêm.

Ông Guler khẳng định Washington cũng đã thay đổi quan điểm về bán tiêm kích F-35A cho Ankara.

"Mỹ đã chế tạo 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng từ chối bàn giao. Họ đã thay đổi quan điểm và tuyên bố có thể chuyển hàng sau khi nhìn thấy chúng ta phát triển tiêm kích KAAN. Chúng tôi đã gửi lại đề xuất mua phi cơ F-35", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

Giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin.

Hệ thống phòng không S-400 được Nga bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 2019. Ảnh: BQP Thổ Nhĩ Kỳ
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hệ thống phòng không S-400 được Nga bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 2019. Ảnh: BQP Thổ Nhĩ Kỳ

Hệ thống phòng không S-400 được Nga bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 2019. Ảnh: BQP Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ loại khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 sau khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2019. Lầu Năm Góc cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vận hành đồng thời cả S-400 và F-35 có thể khiến mẫu chiến đấu cơ của Mỹ bị lộ thông số kỹ thuật, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tác chiến.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết Ankara có thể được phép quay lại chương trình F-35 nếu đồng ý không sử dụng S-400 hoặc chuyển giao chúng cho bên thứ ba. Cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Jeff Flake cũng từng nêu ý tưởng tương tự.


Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhiều lần nhấn mạnh hợp đồng giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ quy định Ankara không được phép bán lại các hệ thống S-400 mà chưa được Moskva đồng ý.

KAAN là chiến đấu cơ nội địa thế hệ 5 được Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh phát triển sau khi bị loại khỏi chương trình F-35. Dòng tiêm kích này cất cánh lần đầu tiên hồi tháng 2, dự kiến bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2028.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, song thường có hành động đi ngược lại với lợi ích chung của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Ngoài hợp đồng S-400, Thổ Nhĩ Kỳ cũng trì hoãn phê duyệt Thụy Điển gia nhập NATO trong thời gian dài, khiến Washington đình chỉ thương vụ bán thêm tiêm kích hạng nhẹ F-16 cho Ankara.

Thương vụ chỉ được quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 2, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận cho Thụy Điển trở thành thành viên NATO.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực



 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực




 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top