GIỮ GÌN TIẾNG VIỆT.
Đều như vắt tranh ... không phải "vắt chanh"
Theo như mình tìm hiểu thì đa phần mọi người nói sai "tranh" thành "chanh" và dùng sai thành ngữ này. Vậy cụ thể ra sao. Dễ lắm, để mình viết cho đọc nha.
Cỏ tranh là loại cây sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Cây mọc hoang dại, phân bố rộng rãi khắp nơi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nước ta và nhiều nước có khí hậu nhiệt đới trên thế giới. Người ta thường bắt gặp nó mọc ở những nơi đất cao ngoài đồng, bờ mương, bờ sông, đồi núi, có khi mọc ở thảo nguyên thành những mảng cỏ lớn. Có nơi dùng lá để lợp mái nhà.
Ngày trước, tranh là vật liệu phổ biến khi làm nhà. Để có được những tấm tranh để lợp mái hoặc dựng vách, các thợ lành nghề phải “đánh” tranh, tức là bện tranh thành từng tấm theo kích thước phù hợp với quy mô của ngôi nhà.
Mỗi khi “đánh” tranh phải dùng một tay nắm đống sợi tranh thành một vắt, muốn cho đều tăm tắp mười vắt như chục thì lượng sợi tranh trong tay phải vừa vặn sao cho ngón cái cụng với ngón trỏ, nếu ít hơn thì thêm vào và ngược lại. Nếu các vắt tranh lỏi chỏi không đều thì khi lợp lên sẽ dễ bị thấm nước mưa và đứng trong nhà trông lên sẽ không được đẹp. Trong lúc tay này nắm vắt tranh thì tay kia phải khéo léo “bắt” vắt tranh đưa vào hom (3 thanh tre ngâm được vót thành sợi có chiều dài bằng tấm tranh) và chỉnh sửa cho đều.
Như thế, từ vắt trong vắt tranh không phải động từ mà là danh từ. “Đều như vắt tranh” ý nói làm một cái gì đấy rất đồng đều.
Cũng dễ hiểu hén cả nhà!
Quang Hiển.
Giờ là văn của nói phét. "Vắt chanh" này chỉ có thể là vắt chanh rồi bỏ vỏ thôi