[Funland] Tiếng Việt sai đúng chính tả có quan trọng không

Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,234
Động cơ
737,928 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Chả nhẽ em lại bảo Chã nói chưa đúng lắm he he! :)) Chứ thỏa hay không cũng chỉ là chém gió thôi.
Đúng là cụ không nói từ "xếp" đúng chính tả. Cụ chỉ nói nó không sai. :D
Và cụ nói tiếng Việt không có từ "sếp" là không đúng. Bằng chứng là đã có trong từ điển. :D
Nói có sách, mách có chứng, chứ ai lại cãi suông.=))

1697443862854.png
 

dogfight

Xe buýt
Biển số
OF-14644
Ngày cấp bằng
9/4/08
Số km
504
Động cơ
512,353 Mã lực
Về từ vựng, em thấy có 3 kiểu viết sai chính tả:
+ Sai vì phát âm vùng miền: rất phổ biến trong miền nam.
+ Sai vì cố tình: cái này thì chịu rồi.
+ Sai vì từ khó: một số từ rất khó và ít dùng, không dễ viết đúng ngay 100%. Không kiểm tra thì khả năng sai cao.

Về ngữ pháp, em chịu chả biết phân loại kiểu gì.

Em đánh giá là về cơ bản, học vấn thấp thì viết sai nhiều (trừ loại cố tình)

Tất nhiên là viết sai thì người đọc khó chịu. Nhưng khó chịu nhất là những cá nhân viết không chấm phẩy hoặc chấm phẩy sai. Những cá nhân này có lẽ học vấn cực thấp.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,756
Động cơ
337,754 Mã lực
Đúng là cụ không nói từ "xếp" đúng chính tả. Cụ chỉ nói nó không sai. :D
Và cụ nói tiếng Việt không có từ "sếp" là không đúng. Bằng chứng là đã có trong từ điển. :D
Nói có sách, mách có chứng, chứ ai lại cãi suông.=))

View attachment 8145138
Nếu đã chi tiết đến thế này thì cụ lội thêm lên trên tý nữa hoặc ngẫm nghĩ là rõ thôi. Em viết "Sếp" không có trong văn viết tiếng Việt nha Chã (chứ không phải không có trong tiếng Việt). "Sếp" hay "Xếp" cũng chả sai vì nó có trong văn viết đâu, mà văn nói thì muôn hình vạn trạng, sai thoải con gà mái. Dân Hà Nội gốc và Hà Nội 2, 3 đều ngọng S, X đầy ra cả đấy. Cụ vừa dẫn chứng, "Sếp" là khẩu ngữ nhỉ?

Không có cãi suông nhá, cứ đọc cái comment của em cụ vừa trích dẫn là nói có sách mách có chứng ngay. :))
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,094
Động cơ
271,395 Mã lực
Từ này tôi chắc không cần ai giảng đạo. Vì tôi dùng từ Tham Quan luôn luôn dùng nó theo ý danh từ để chỉ lũ xâu bọ tham nhũng, tôi chưa bao giờ dùng nó theo nghĩa của động từ.
Cụ sai rồi. Đi tham quan thắng cảnh là chuyện 24/7 ở xứ này.
Việc "tham quan" (1) du lịch - thắng cảnh không liên quan gì đến các cụ "tham quan" (2) cả vì:
Tham quan (1) có nghĩa là:
1. Đối chiếu xem xét. ◇Bắc sử : “Nhân mệnh thệ cát hung, tham quan thiên văn, khảo định nghi hoặc” , , (Thôi Hoành truyện ).
2. Thăm, xem, du lãm. ◎Như: “tham quan bác vật quán” xem viện bảo tàng.
Tham quan (2) có nghĩa như cụ nói.
...
Còn viết đi "thăm quan" thì chỉ có 1 nghĩa: đi thăm các ông quan.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,234
Động cơ
737,928 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Nếu đã chi tiết đến thế này thì cụ lội thêm lên trên tý nữa hoặc ngẫm nghĩ là rõ thôi. Em viết "Sếp" không có trong văn viết tiếng Việt nha Chã (chứ không phải không có trong tiếng Việt). "Sếp" hay "Xếp" cũng chả sai vì nó có trong văn viết đâu, mà văn nói thì muôn hình vạn trạng, sai thoải con gà mái. Dân Hà Nội gốc và Hà Nội 2, 3 đều ngọng S, X đầy ra cả đấy. Cụ vừa dẫn chứng, "Sếp" là khẩu ngữ nhỉ?

Không có cãi suông nhá, cứ đọc cái comment của em cụ vừa trích dẫn là nói có sách mách có chứng ngay. :))
"Sếp" là danh từ thuộc loại khẩu ngữ.
Khẩu ngữ không có nghĩa là không có trong văn viết. Nó chỉ không được dùng trong các văn bản mang tính chất hành chính thôi, còn nó vẫn tồn tại trong thơ văn, tiểu thuyết, truyện, tác phẩm văn học. Văn viết đấy chứ đâu. :D

Chốt lại cụ xác nhận với em 2 vấn đền như sau:

1. Tiếng Việt có từ "sếp", có nghĩa là người lãnh đạo, mượn từ gốc tiếng Pháp là "chef" hay không?
2. Viết đúng chính tả là "sếp" có đúng hay không?

1697446599672.png
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,756
Động cơ
337,754 Mã lực
Khẩu ngữ thì còn văn viết gì nữa ạ?

1697446896041.png


Còn nếu Chã cứ bảo nó là văn viết thì thôi, ta dừng ở đây.

Còn nó là khẩu ngữ thì Sếp hay Xếp khác quái gì nhỉ, cả nàng lói ngọng mỗi mình iêm lói thõi là bình thường. :D :)) =))
 

Thích Nói Phét

Xe điện
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,888
Động cơ
1,129,519 Mã lực
Khẩu ngữ thì còn văn viết gì nữa ạ?

View attachment 8145250

Còn nếu Chã cứ bảo nó là văn viết thì thôi, ta dừng ở đây.

Còn nó là khẩu ngữ thì Sếp hay Xếp khác quái gì nhỉ, cả nàng lói ngọng mỗi mình iêm lói thõi là bình thường. :D :)) =))
Sai nhé, chỉ có người bắc mới đọc giống nhau. Còn trong sài gòn họ đọc rõ âm S và X nên không có chuyện "sếp" "xếp" như nhau đâu cụ.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,094
Động cơ
271,395 Mã lực
Khẩu ngữ thì còn văn viết gì nữa ạ?

View attachment 8145250

Còn nếu Chã cứ bảo nó là văn viết thì thôi, ta dừng ở đây.

Còn nó là khẩu ngữ thì Sếp hay Xếp khác quái gì nhỉ, cả nàng lói ngọng mỗi mình iêm lói thõi là bình thường. :D :)) =))
E...hèm...
Nay mình mạo muội thêm vài lời nữa với O, (miền Trung quê mình gọi là các O), coi như hơi nhiều chuyện 1 chút.
...
Nếu O coi nó là khẩu ngữ, thì không nên viết ra. Còn viết ra, thì không nên gây lầm lẫn. Từ điển Tiếng Việt chứa đủ 6 phong cách viết văn của Tiếng Việt, trong đó bao gồm "phong cách sinh hoạt"-tức lối nói năng hàng ngày đó O.
Dù thế, nó vẫn phải đúng, nếu không thì sẽ gây hiểu sai (khi viết).
...
Phong cách ngôn ngữ có mấy loại

Có 6 loại phong cách ngôn ngữ bao gồm:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt, đời sống thường ngày. Chúng được dùng để truyền đạt thông tin, biểu đạt tình cảm đối với người thân, hàng xóm, bạn bè,… Thường không mang tính chất nghi thức.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở hai dạng là nói và viết. Dạng viết bao gồm thư thăm hỏi, tin nhắn hay cuộc trò chuyện với những người bạn bè,…"
...
Dưới mức văn bản công cộng là những tin nhắn riêng trong những nhóm riêng, sử dụng "code". Code là để viết nhanh, tạo "fong kách", tín hiệu nhận dạng của nhóm, như là 1 thứ tiếng lóng. Do đó đối với các loại văn bản này cần xếp (không phải sếp nhé) riêng, không đứng chung.
Còn "khẩu ngữ" chính là kiểu nói năng hàng ngày, dân dã.
Nhưng cho dù phương ngữ, líu lô ngô ngọng "na xao", thì khi lên văn bản (ví dụ viết tiểu thuyết bình dân chẳng hạn) thì trừ khi cố tình (như tôi đang làm ở trên) thì chữ viết phải chuẩn.
Chuẩn ở đây là:
- sếp: tức là cách gọi Việt hóa để chỉ người chủ, người lãnh đạo trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - nghệ thuật (các phong cách khác từ báo chí trở lên đến hàn lâm-khoa học, hành chính-chính luận không bao giờ dùng).
- xếp: hành động đưa các đồ vật-sự việc vào 1 trật tự nào đó.
...
Viết nhầm lẫn-hoặc dùng chung cách viết (dùng "xếp" cho cả 2 trường hợp) là làm nghèo tiếng Việt O ơi.
Trừ khi O tính giễu nhại ai đó về chức vụ của người ta. O gọi: "sếp chi mà sếp, có mà xếp xó ấy" thì rất là hay (hàm ý nghệ thuật).
O đừng dỗi nữa heng!
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,234
Động cơ
737,928 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Khẩu ngữ thì còn văn viết gì nữa ạ?

View attachment 8145250

Còn nếu Chã cứ bảo nó là văn viết thì thôi, ta dừng ở đây.

Còn nó là khẩu ngữ thì Sếp hay Xếp khác quái gì nhỉ, cả nàng lói ngọng mỗi mình iêm lói thõi là bình thường. :D :)) =))
1. Chủ yếu không phải là tất cả.
2. Khẩu ngữ tồn tại ở cả văn nói và văn viết.
3. Nói hay viết đều phải đúng. Nói không đúng gọi là nói ngọng. Viết không đúng thì gọi là sai chính tả.
4. Cụ cố chứng minh "xếp" trong trường hợp này không sai chính tả à? :D
 

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,707
Động cơ
627,965 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đấy là bọn 3x3 thôi (SP đa số học kém mới thi vào), GV giỏi khi dạy ng ta phát âm đều uốn lưỡi cho đúng hết :>
Quê em xưa toàn phát âm ngọng (gọi đúng phải là phát âm sai) các từ có phụ âm L/N, S/X, Gi/D, Tr/Ch nhưng ít khi viết sai. Mãi đến khi em đi học ĐH mới phát hiện ra và sửa dần, đến giờ vẫn thi thoảng quen miệng phát âm sai đấy ạ. Sau này lớp GV mới nên số người phát âm sai những phụ âm trên giảm đi nhiều.

Em nhớ có mấy câu để chưa sau phát âm S/X là:
Sờ nặng là S sung sướng
Sờ nhẹ là X xốn xang :D
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,756
Động cơ
337,754 Mã lực
Sai nhé, chỉ có người bắc mới đọc giống nhau. Còn trong sài gòn họ đọc rõ âm S và X nên không có chuyện "sếp" "xếp" như nhau đâu cụ.
Khổ quá, em có nói gì đến SG đâu mà cụ cứ moi ra thế.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,713 Mã lực

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,756
Động cơ
337,754 Mã lực
E...hèm...
Nay mình mạo muội thêm vài lời nữa với O, (miền Trung quê mình gọi là các O), coi như hơi nhiều chuyện 1 chút.
...
Nếu O coi nó là khẩu ngữ, thì không nên viết ra. Còn viết ra, thì không nên gây lầm lẫn. Từ điển Tiếng Việt chứa đủ 6 phong cách viết văn của Tiếng Việt, trong đó bao gồm "phong cách sinh hoạt"-tức lối nói năng hàng ngày đó O.
Dù thế, nó vẫn phải đúng, nếu không thì sẽ gây hiểu sai (khi viết).
...
Phong cách ngôn ngữ có mấy loại

Có 6 loại phong cách ngôn ngữ bao gồm:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt, đời sống thường ngày. Chúng được dùng để truyền đạt thông tin, biểu đạt tình cảm đối với người thân, hàng xóm, bạn bè,… Thường không mang tính chất nghi thức.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở hai dạng là nói và viết. Dạng viết bao gồm thư thăm hỏi, tin nhắn hay cuộc trò chuyện với những người bạn bè,…"
...
Dưới mức văn bản công cộng là những tin nhắn riêng trong những nhóm riêng, sử dụng "code". Code là để viết nhanh, tạo "fong kách", tín hiệu nhận dạng của nhóm, như là 1 thứ tiếng lóng. Do đó đối với các loại văn bản này cần xếp (không phải sếp nhé) riêng, không đứng chung.
Còn "khẩu ngữ" chính là kiểu nói năng hàng ngày, dân dã.
Nhưng cho dù phương ngữ, líu lô ngô ngọng "na xao", thì khi lên văn bản (ví dụ viết tiểu thuyết bình dân chẳng hạn) thì trừ khi cố tình (như tôi đang làm ở trên) thì chữ viết phải chuẩn.
Chuẩn ở đây là:
- sếp: tức là cách gọi Việt hóa để chỉ người chủ, người lãnh đạo trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - nghệ thuật (các phong cách khác từ báo chí trở lên đến hàn lâm-khoa học, hành chính-chính luận không bao giờ dùng).
- xếp: hành động đưa các đồ vật-sự việc vào 1 trật tự nào đó.
...
Viết nhầm lẫn-hoặc dùng chung cách viết (dùng "xếp" cho cả 2 trường hợp) là làm nghèo tiếng Việt O ơi.
Trừ khi O tính giễu nhại ai đó về chức vụ của người ta. O gọi: "sếp chi mà sếp, có mà xếp xó ấy" thì rất là hay (hàm ý nghệ thuật).
O đừng dỗi nữa heng!
Ô hay, em phân biệt rõ Sếp với Xếp và nghĩa của nó, có j đâu cụ phải dài dòng thế.

Còn quan điểm của em thì văn viết phải chính thống, khác đi là văn nói, văn nói ngày này được thể hiện trên "chat chít" chứ ngày xưa làm gì có được viết ra.

Vậy nên nếu các cụ cho là vậy thì ta dừng ở đây thôi.
 

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,707
Động cơ
627,965 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Giờ GV Tiểu học mà phát âm sai phòng GD họ dự giờ thì trừ hết điểm đấy lão ạ.
Xưa ở huyện em cả PGD cũng phát âm sai ấy chứ :D
Hồi học C3 em đạp xe 30-40 km từ nhà lên TP ăn cái kem hồ La Két, cái bánh mì Ba Lam, rồi mua quả bóng Động Lực mang về... Thế mà người ở TP họ nhận ra ngay em là người ở huyện nào :D
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,756
Động cơ
337,754 Mã lực
1. Chủ yếu không phải là tất cả.
2. Khẩu ngữ tồn tại ở cả văn nói và văn viết.
3. Nói hay viết đều phải đúng. Nói không đúng gọi là nói ngọng. Viết không đúng thì gọi là sai chính tả.
4. Cụ cố chứng minh "xếp" trong trường hợp này không sai chính tả à? :D
Không (2, 4). Với em những gì không chính thống thì luôn là văn nói mặc dù nó được thể hiện dưới dạng chữ viết ở một vài chỗ chả ảnh hưởng đến ai. Đại khái nó cũng gần như Slang trong tiếng ngoại cuốc vậy.

Xin phép không tranh luận tiếp vì nó sẽ không đi đến đâu cả do chưa thấy có chuẩn mực để so sánh.

1697451664274.png
 

civic trần 1987

Xe điện
Biển số
OF-814330
Ngày cấp bằng
17/6/22
Số km
2,499
Động cơ
26,712 Mã lực
Tuổi
37
Nếu là văn bản chính thống (luật, hành chính, khoa học, báo...) thì viết đúng chuẩn (chính tả, ngữ pháp) là bắt buộc. Còn sinh hoạt thường ngày có thể sai cũng đc nhưng miễn là không gây hiểu lầm. Nhưng sai nhiều quá cũng nên xem lại.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top