[Funland] Tiếng Việt sai đúng chính tả có quan trọng không

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nói về vấn đề đang nóng hiện nay:
- Quỹ Phụ huynh học sinh.
- Quỹ Cha mẹ học sinh.

Phụ huynh (父兄): nghĩa đen là "cha anh", nghĩa bóng là "những người bề trên trong nhà".
Nếu sử dụng khái niệm "Quỹ Phụ huynh học sinh" nghĩa là tất cả các bậc bề trên có thể đóng tiền quỹ cho cháu, con, em mình và có quyền thắc mắc về thu-chi của quỹ.
Nếu sử dụng khái niệm "Quỹ Cha mẹ học sinh" nghĩa là cha mẹ có thể đóng tiền quỹ cho con mình và có quyền thắc mắc về thu-chi của quỹ, những người khác chỉ có thể đóng tiền, không có quyền thắc mắc về thu-chi của quỹ.
 

Minh_Khoi

Xe tải
Biển số
OF-616448
Ngày cấp bằng
17/2/19
Số km
371
Động cơ
120,978 Mã lực
Tuổi
40
Bác so sánh như vậy là không tương đương:
- Quy định về cách viết các danh từ, tính từ v.v...có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Ví dụ i ngắn có thể thay bằng y dài (hoặc ngược lại).
- Nhưng Họ Tên riêng thì không thay đổi theo quy định ạ. Ví dụ: tiếp viên hàng không Vỏ Thị Mỷ Hạnh dù có sai chính tả nhưng vẫn luôn phải viết đúng như trong giấy khai sinh và không thay đổi theo các quy định về chính tả.
Em cũng nghĩ như bác nhưng chợt nhớ lại là vua chúng ta không có giấy khai sinh, mà nếu có thì cũng chữ nho. Nên thực sự tên của các vị vua viết thế nào cũng không biết được.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em cũng nghĩ như bác nhưng chợt nhớ lại là vua chúng ta không có giấy khai sinh, mà nếu có thì cũng chữ nho. Nên thực sự tên của các vị vua viết thế nào cũng không biết được.
Tùy bác thôi, cháu không muốn tranh luận để tránh thớt đi lạc đề, còn bác muốn viết Lý hay Lí là quyền của bác ạ. Thậm chí bác có thể sáng chế ra một bộ chữ mới (nếu muốn).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Không liên quan đến chính tả, chỉ là kinh nghiệm dùng tiếng Việt: đừng vội dùng từ "không", nên sử dụng từ "chưa". Ví dụ:

"Vua chúng ta không có giấy khai sinh", nhỡ đâu có giấy khai sinh nhưng chưa phát hiện ra thì sao?
"Chưa thấy giấy khai sinh của vua chúng ta", dùng từ ngữ như vậy có thể tiến thoái tùy ý, dễ dàng đối phó với diễn biến trong tương lai.
 

Minh_Khoi

Xe tải
Biển số
OF-616448
Ngày cấp bằng
17/2/19
Số km
371
Động cơ
120,978 Mã lực
Tuổi
40
Không liên quan đến chính tả, chỉ là kinh nghiệm dùng tiếng Việt: đừng vội dùng từ "không", nên sử dụng từ "chưa". Ví dụ:

"Vua chúng ta không có giấy khai sinh", nhỡ đâu có giấy khai sinh nhưng chưa phát hiện ra thì sao?
"Chưa thấy giấy khai sinh của vua chúng ta", dùng từ ngữ như vậy có thể tiến thoái tùy ý, dễ dàng đối phó với diễn biến trong tương lai.
Tuyệt vời! Cảm ơn bác chỉ giáo.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tuyệt vời! Cảm ơn bác chỉ giáo.
Trao đổi thảo luận để cùng nhau có thêm kinh nghiệm ạ. Ví dụ ngày trước, cháu viết tên của tác phẩm "Lĩnh Nam Trích Quái", một bác góp ý là: "Lĩnh Nam Chích Quái". Cháu vội tra cứu lại thì đúng là "Chích", không phải "Trích".

"Trích": lấy ra.
"Chích": lấy ra.

Hai từ trên có cùng nghĩa nhưng sử dụng khác nhau:

"Trích" là lấy ra một cách chính xác, ví dụ: trích dẫn.
"Chích" là lấy ra một cách thuận tiện, ví dụ: chích máu ăn thề (lấy máu ra ở vị trí nào thuận tiện, chẳng hạn như lấy từ các ngón tay, tùy thuộc thuận tay trái hay thuận tay phải, đại khái thế).
 

juve99

Xe cút kít
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,928
Động cơ
253,369 Mã lực
Tiêu đề bài viết của bác có vẻ cũng chưa chuẩn về mặt ngữ pháp cho lắm. :D
Bác viết cũng sai nốt. Chuẩn ngữ pháp cô giáo dạy là dùng chủ ngữ đầu câu. Viết đúng phải là. Bác có vẻ cũng chưa chuẩn … :-o
 

Thichthuoclao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-830705
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
62
Động cơ
695 Mã lực
Tuổi
35
Các nhóm dân cư đồng bằng thực tế là dân di cư. Bị ngọng nhiều. Như dân Hà Nội, dùng từ bát 🥣 cho bát ăn cơm là sai. Như dân Nghệ dùng đọi mới đúng. Đọi phân biệt với cái bát to hơn.
Dùng từ cô chung trong họ hàng cũng không phân biệt được Nội Ngoại như trong Nghệ.Dân Sài Gòn còn bí từ và ngọng nặng nữa.
Ví dụ như dân Nghệ gọi cái sân nhà là cươi, sân hợp tác xã, sân công cộng mới gọi là sân.
tuyệt đối chính xác.
Dân miền Nam không dùng thành ngữ tục ngữ. Nói với họ thật đơn giản thì họ hiểu. Nói khó họ không hiểu được.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tiếng miền Trung muốn đọc hiểu phải có bản chú thích, kiểu như: Kì lộ mỏ mi đừng cù phật tấu trữa nựa.
Còn nghe hiểu thì thôi, khó quá, bỏ qua.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,632
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Bác viết cũng sai nốt. Chuẩn ngữ pháp cô giáo dạy là dùng chủ ngữ đầu câu. Viết đúng phải là. Bác có vẻ cũng chưa chuẩn … :-o
1. Cả cụm từ "Tiêu đề bài viết của bác" chính là chủ ngữ.
2. Ai đó khi vang trộm nhớ dùng nick chính chủ. Lộ hết. Ke ke.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,632
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Các nhóm dân cư đồng bằng thực tế là dân di cư. Bị ngọng nhiều. Như dân Hà Nội, dùng từ bát 🥣 cho bát ăn cơm là sai. Như dân Nghệ dùng đọi mới đúng. Đọi phân biệt với cái bát to hơn.
Dùng từ cô chung trong họ hàng cũng không phân biệt được Nội Ngoại như trong Nghệ.Dân Sài Gòn còn bí từ và ngọng nặng nữa.
Ví dụ như dân Nghệ gọi cái sân nhà là cươi, sân hợp tác xã, sân công cộng mới gọi là sân.
tuyệt đối chính xác.
Dân miền Nam không dùng thành ngữ tục ngữ. Nói với họ thật đơn giản thì họ hiểu. Nói khó họ không hiểu được.
Bát và bát tô, tiếng địa phương xứ Nghệ là đọi và đọi tô, ko có từ bát.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu chào bác Bụp.
Hôm trước bác viết cái còm này, cháu phải đọc 2 lần mới hiểu, sau khi đã hiểu cháu cười ngặt nghẽo.

"Trong trường hợp tái diễn việc cứ post lên xong một thời gian sau lại tự xóa gây gián đoạn/nhiễu loạn luồng thông tin trao đổi như bên thớt cháu Bí thư, BĐH sẽ xem xét ngừng quyền comment của mợ tại thớt này.
Trân trọng."

Còm của bác không có vấn đề gì về ngữ pháp, chính tả, nhưng hơi buồn cười (với cháu) về mặt ý nghĩa. Bởi vì nếu cháu xóa còm, không quay lại thớt nữa (nghĩa là không còm ở thớt đó nữa) và bác không cho cháu còm trong thớt đó nữa thì hành động của bác không còn tác dụng.

(Cháu đùa tí, bác đừng giận).
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Trạng ngữ ko sai nhưng khi dùng thì phải bỏ liên từ "nên". Chỉ đc dùng 1 trong 2 cách (trạng ngữ hoặc liên từ), ko dùng cả 2 cùng lúc.
Cái này giống ngữ pháp tiếng Anh. Hoặc là dùng if, phẩy 1 cái là nói luôn câu sau. Hoặc câu trước, phẩy 1 cái, xong trước khi nói vế sau phải có liên từ therefore.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,632
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Cháu chào bác Bụp.

Còm của bác không có vấn đề gì về ngữ pháp, chính tả, nhưng hơi buồn cười (với cháu) về mặt ý nghĩa. Bởi vì nếu cháu xóa còm, không quay lại thớt nữa (nghĩa là không còm ở thớt đó nữa) và bác không cho cháu còm trong thớt đó nữa thì hành động của bác không còn tác dụng.

(Cháu đùa tí, bác đừng giận).
1. E ko quan tâm đến cảm nhận của người đọc đối với các comment có tính chất điều hành.
2. Việc bình luận xong lại xóa là việc mợ thường làm ở rất nhiều thớt, ko liên quan đến việc xóa còm bỏ thớt.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Nói về vấn đề đang nóng hiện nay:
- Quỹ Phụ huynh học sinh.
- Quỹ Cha mẹ học sinh.

Phụ huynh (父兄): nghĩa đen là "cha anh", nghĩa bóng là "những người bề trên trong nhà".
Nếu sử dụng khái niệm "Quỹ Phụ huynh học sinh" nghĩa là tất cả các bậc bề trên có thể đóng tiền quỹ cho cháu, con, em mình và có quyền thắc mắc về thu-chi của quỹ.
Nếu sử dụng khái niệm "Quỹ Cha mẹ học sinh" nghĩa là cha mẹ có thể đóng tiền quỹ cho con mình và có quyền thắc mắc về thu-chi của quỹ, những người khác chỉ có thể đóng tiền, không có quyền thắc mắc về thu-chi của quỹ.
Chắc từ "phụ huynh" có liên quan đến khái niệm thời xưa về "quyền huynh thế phụ", chứ mẹ không được đi gặp thầy giáo để nói về chuyện học hành của con. Em đoán bừa vậy.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tiếng Việt có một đặc điểm "đáng sợ", đó là đang từ câu khẳng định nhưng chỉ cần thêm dấu chấm hỏi (?) là trở thành câu nghi vấn. "Đáng sợ" hơn là điều đó thấy rõ khi đọc, không thấy rõ khi nghe. Cho nên mỗi khi đọc, nghe những câu với thông tin có tính chất nhạy cảm là phải nâng cao cảnh giác. Với văn bản phải quan sát xem có dấu chấm hỏi hay không, nếu người khác nói thì phải hỏi lại xem đó là câu khẳng định hay câu nghi vấn. Ví dụ:

Nam ca sĩ A là người đồng tính.
Nam ca sĩ A là người đồng tính?
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Tiếng Việt có một đặc điểm "đáng sợ", đó là đang từ câu khẳng định nhưng chỉ cần thêm dấu chấm hỏi (?) là trở thành câu nghi vấn. "Đáng sợ" hơn là điều đó thấy rõ khi đọc, không thấy rõ khi nghe. Cho nên mỗi khi đọc, nghe những câu với thông tin có tính chất nhạy cảm là phải nâng cao cảnh giác. Với văn bản phải quan sát xem có dấu chấm hỏi hay không, nếu người khác nói thì phải hỏi lại xem đó là câu khẳng định hay câu nghi vấn. Ví dụ:

Nam ca sĩ A là người đồng tính.
Nam ca sĩ A là người đồng tính?
Nhưng ít ra ngữ pháp tiếng Việt còn có cấu trúc cho câu hỏi: "có phải....", "....phải không",.. Hoặc tiếng Anh thì đảo vị trí động từ là thành câu hỏi. Ngữ pháp tiếng Nga còn không có cấu trúc cho câu hỏi. Văn nói thì chỉ phân biệt bằng đổi ngữ điệu. Còn văn viết thì đành dưới dạng "có một câu hỏi là...", hoặc có cấu trúc khác nhưng em chưa học đến.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhưng ít ra ngữ pháp tiếng Việt còn có cấu trúc cho câu hỏi: "có phải....", "....phải không",.. Hoặc tiếng Anh thì đảo vị trí động từ là thành câu hỏi. Ngữ pháp tiếng Nga còn không có cấu trúc cho câu hỏi. Văn nói thì chỉ phân biệt bằng đổi ngữ điệu. Còn văn viết thì đành dưới dạng "có một câu hỏi là...", hoặc có cấu trúc khác nhưng em chưa học đến.
Vâng ạ, những tờ báo lá cải hay giật tít kiểu đặt dấu chấm hỏi cuối câu, hoặc những người thích sử dụng "bẫy ngôn ngữ" cũng hay viết như vậy, còn người bình thường sẽ viết rõ ràng là câu hỏi rồi thêm dấu chấm hỏi cho đúng chính tả ạ.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Về bẫy ngôn ngữ thì việc đặt các tiêu đề bài báo kiểu "Có hay không việc ca sỹ A yêu người đồng giới" đặt người đọc vào suy nghĩ "Có" rồi. Vì không thì tự nhiên ai đặt câu hỏi đó làm gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top