[Funland] Thú vui chiết tự chữ Hán Nôm.

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,928
Động cơ
128,034 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Các bác tham gia góp chữ với cháu ạ, mình cháu viết thì hơi buồn tẻ.
Xin các bác đừng ngại, các bác cứ tra google cũng được ạ, cháu sẽ biên tập lại.
Chào mợ!
Đọc thớt này của mợ từ hôm mợ mới lập ...Định còm nhưng vốn 漢字 ít ỏi quá cũng ngại chém....Mặc dù có thời điểm hồi bằng tuổi mợ hai mươi mấy tuổi đầu cũng khá thích và học được vài chục chữ 漢字 trong tiếng Nhật.. :))....Sau ngần ấy năm thì chữ trả cho thầy hết rồi..😭, nhưng mỗi khi thấy có chủ đề về Hán tự là vẫn có hứng..
Thật sự đọc các còm chiết chữ Hán của mợ thấy rất thích, rất dễ hiểu nhưng chứ Hán nó cũng nhiều nghĩa khi ghép bộ với nhau cần một sự đầu tư công sức thời gian rất lớn, đối với dân không chuyên rất khó học hỏi dc nhiều....

Đây là một đoạn em có còm múa Rìu bên thớt sáng nay cũng liên quan đến Quốc ngữ và chữ Hán - Nôm.
+Người Nhật bản sử dụng chữ hán trong chữ viết gọi là KANJI (Nhật ngoài chữ Kanji họ có 2 loại chữ khác gọi là Hiragana & chữ Takagana, 2 loại chữ này để viết tên riêng hoặc phiên từ tiếng Anh ra những thứ mà Nhật không có và dùng phiên âm cho người mới học đọc chữ Nhật đọc được chữ Kanji...vd: 漢字 đọc phiên âm la tinh là KanJi ,được phiên ra chữ Hiragana là かんじ (Kan là Hán và Ji là tự, người Việt mình thì đọc là Hán tự nghĩa là CHỮ HÁN...chữ giống nhau, nhưng đọc khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau...Hay phết ... ) .vv.. Cái này cụ nào học tiếng nhật sẽ rất rõ (em múa rìu qua mắt thợ tý)

Trở lại chủ đề chiết tự hán nôm trong thớt của mợ
Mợ chiết cho em câu này xem có ý nghĩa gì không nhé. Chuyện là ở làng em có một ngôi đền, họ có viết một câu rất to ở tấm hoành treo trên trần, tò mò vì ở làng có một ông bạn là bạn của ông cụ nhà em biết chữ nho nên em có hỏi đấy là chữ gì?? Ông ấy đọc là VẠN GIA TỰ MỘ....sau mấy chục năm trời em vẫn thắc mắc từ đó đấy giờ là chữ này có ý nghĩa gì khi họ viết lên đó? hay là ông kia đọc sai âm..Nếu có thể thì mợ thử chiết hộ xem có ý nghĩa gì không, nếu không ý nghĩa gì thì thôi không sao.....Tks mợ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trở lại chủ đề chiết tự hán nôm trong thớt của mợ
Mợ chiết cho em câu này xem có ý nghĩa gì không nhé. Chuyện là ở làng em có một ngôi đền, họ có viết một câu rất to ở tấm hoành treo trên trần, tò mò vì ở làng có một ông bạn là bạn của ông cụ nhà em biết chữ nho nên em có hỏi đấy là chữ gì?? Ông ấy đọc là VẠN GIA TỰ MỘ....sau mấy chục năm trời em vẫn thắc mắc từ đó đấy giờ là chữ này có ý nghĩa gì khi họ viết lên đó? hay là ông kia đọc sai âm..Nếu có thể thì mợ thử chiết hộ xem có ý nghĩa gì không, nếu không ý nghĩa gì thì thôi không sao.....Tks mợ.
Ít nhất phải có mặt chữ nguyên bản bác ạ. Có mặt chữ nguyên bản còn chưa chắc chiết tự được, chiết tự qua chữ Quốc ngữ, cháu chịu không làm được ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
nhưng chứ Hán nó cũng nhiều nghĩa khi ghép bộ với nhau cần một sự đầu tư công sức thời gian rất lớn, đối với dân không chuyên rất khó học hỏi dc nhiều....
Cháu chém gió với bác namcojsc với mục đích giúp cả hai NHỚ ĐƯỢC MẶT CHỮ, không phải nghiên cứu gì đâu ạ. Cho nên có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng đạt được mục tiêu nhớ mặt chữ. Trong quá trình chém gió, nếu có sai sót rất mong được các bác chỉ bảo ạ.
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,928
Động cơ
128,034 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Ít nhất phải có mặt chữ nguyên bản bác ạ. Có mặt chữ nguyên bản còn chưa chắc chiết tự được, chiết tự qua chữ Quốc ngữ, cháu chịu không làm được ạ.
OK mợ, có dịp nào đó mà quay lại ngôi đền xưa đó sẽ chụp mấy chữ này về quẳng lên đây để mợ thẩm....hoặc là ông cụ xưa kia đọc sai âm, hoặc là những chữ đó mang ý nghĩa gì đó khác thường, hoặc người viết câu đó không chuẩn..!
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,928
Động cơ
128,034 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Cháu chém gió với bác namcojsc với mục đích giúp cả hai NHỚ ĐƯỢC MẶT CHỮ, không phải nghiên cứu gì đâu ạ. Cho nên có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng đạt được mục tiêu nhớ mặt chữ. Trong quá trình chém gió, nếu có sai sót rất mong được các bác chỉ bảo ạ.
Tôi nghĩ mợ có chuyên môn vì học Tiếng Nhật lâu năm, có đam mê về chữ Hán, Nôm, rất có năng khiếu có khả năng trở thành nhà nghiên cứu về Hán-Nôm chuyên sâu đấy..Người trẻ theo con đường nghiên cứu chữ nghĩa cổ này ngày càng ít, biết đâu đó mợ sẽ là một trong số ít đó...Thử đi khi nào không còn phải lo đến cơm áo gạo tiền nữa..Tôi nói ghiêm túc đấy mợ..
 

brick

Xe buýt
Biển số
OF-53148
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
745
Động cơ
457,489 Mã lực
Hồi nhỏ qua nhà đứa bạn chơi, thấy quyển sách dạy tiếng Nhật của mẹ nó khá hay, có hình minh họa, giảng chiết tự nên em cũng tò mò đọc được nửa quyển (giờ có quyển nào tương tự các cụ mách em mua lại nhé).

Em nhớ nhất chữ "Diệu" , gồm chữ Nữ và chữ Thiếu (trong "niên thiếu") ghép lại, nghĩa là người con gái tuyệt vời nhất là lúc còn trẻ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)

- Chấm (gối kê đầu). Có thể chiết tự là 木 冘 (mộc dâm). Dâm (冘) là một chữ cổ xưa, để chỉ sự lưỡng lự, do dự. Tại sao cái chuyện do dự không quyết định một việc gì đó lại liên quan đến cái gối đầu? Bởi vì gối đầu ngày xưa làm bằng gỗ, rất cứng (không phải làm bằng bông êm ái như ngày nay), cho nên khi làm gối đầu (bằng gỗ) người xưa phải gọt khúc gỗ đó từ từ, nếu nôn nóng gọt mạnh tay quá, làm cái gối gỗ bị lẹm đi, thì phải làm lại cái gối khác rất mất công. Ngày nay người Trung Quốc vẫn dùng rất phổ biến chữ Chấm (枕) để chỉ cái gối, nhưng hiện giờ có nhiều loại gối cho đầu, tay, chân, thậm chí là mông, cho nên người ta thêm vào chữ Đầu (头) và có chữ Chấm Đầu (枕头) - gối đầu. Ví dụ khi nói: Lấy cho em cái gối đầu (给我个枕头).
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hồi nhỏ qua nhà đứa bạn chơi, thấy quyển sách dạy tiếng Nhật của mẹ nó khá hay, có hình minh họa, giảng chiết tự nên em cũng tò mò đọc được nửa quyển (giờ có quyển nào tương tự các cụ mách em mua lại nhé).

Em nhớ nhất chữ "Diệu" , gồm chữ Nữ và chữ Thiếu (trong "niên thiếu") ghép lại, nghĩa là người con gái tuyệt vời nhất là lúc còn trẻ.
Vâng ạ, khi nào viết đến bộ Nữ (女) cháu xin phép đưa ý kiến của bác vào bài viết ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)
- Táo (cây táo). Có thể chiết tự là 朿 朿 (thứ thứ). Thứ (朿) là cái gai của cây cối, thấy cây táo nhiều gai nên người xưa chồng hai chữ Thứ (朿) lên nhau, ra được chữ Táo (棗). Ngày nay, để tiết kiệm thời gian, người Trung Quốc có thể viết chữ Táo theo kiểu đủ nét (hai chữ Thứ), hoặc viết kiểu giản thể: chỉ cần viết một chữ Thứ, sau đó thêm hai nét phẩy phía dưới . Cá nhân cháu đánh giá: giản thể của chữ Táo nhìn hiện đại và năng động hơn chữ Táo phồn thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

namcojsc

Xe buýt
Biển số
OF-119091
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
523
Động cơ
387,890 Mã lực
搬:Bān : Chuyển, dời: Chiết tự hội ý: 扌+ 舟+殳: Tay + thuyền + tay cầm gậy: Chuyển, dời là lấy tay đẩy thuyền
Thầy em phân tích chữ ah!
z2129193659690_d196c7e197a2361623fdd1dcc80ef04d.jpg
 

namcojsc

Xe buýt
Biển số
OF-119091
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
523
Động cơ
387,890 Mã lực
Chữ
- Táo (cây táo). Có thể chiết tự là 朿 朿 (thứ thứ). Thứ (朿) là cái gai của cây cối, thấy cây táo nhiều gai nên người xưa chồng hai chữ Thứ (朿) lên nhau, ra được chữ Táo (棗). Ngày nay, để tiết kiệm thời gian, người Trung Quốc có thể viết chữ Táo theo kiểu đủ nét (hai chữ Thứ), hoặc viết kiểu giản thể: chỉ cần viết một chữ Thứ, sau đó thêm hai nét phẩy phía dưới . Cá nhân cháu đánh giá: giản thể của chữ Táo nhìn hiện đại và năng động hơn chữ Táo phồn thể.
Nói chuẩn là nhìn đẹp và hay ho hơn.
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,235
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy bà có viết:
....Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà phảy nét ngang...

Chắc có chút liên quan gì đến chữ Hán-Nôm, chứ thuần tiếng Việt thì nó ít có nghĩa lắm....:)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy bà có viết:
....Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà phảy nét ngang...

Chắc có chút liên quan gì đến chữ Hán-Nôm, chứ thuần tiếng Việt thì nó ít có nghĩa lắm....:)
Dạ, bác có thể xem giải thích ở #1 mục số (6) ạ.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,893
Động cơ
3,763,105 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một cách gợi ý cho chữ Dạ

20201016_180128.jpg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)
- Tùng (cây tùng). Có thể chiết tự thành 木 公 (mộc công). Chữ Công () không liên quan đến mặt nghĩa, mà liên quan đến tượng hình (nhìn như ngọn núi cao) và chữ Mộc (木) giống như một loại cây mọc trên núi cao, đó chính là cây Tùng. Phồn thể (枩).
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)
- Sang (khẩu súng). Có thể chiết tự thành 木 仓 (mộc sang). Sang (仓) là cái Thương, một loại vũ khí có cán bằng gỗ dài. Nhưng tại sao từ cái Thương lại biến thành khẩu súng, và lẽ ra súng phải thuộc bộ Kim (金) hoặc bộ Cung (弓), sao tự nhiên lại vẫn ở bộ Mộc ()? Đó là một câu chuyện dài.

Tương truyền nhà Minh sau khi xâm lược nước ta, bắt được cụ Hồ Nguyên Trừng, là người có tài chế tạo súng thần công. Súng của cụ Trừng chế tạo giúp cho nhà Minh đánh đâu thắng đấy trong một thời gian dài và súng này được triều Minh gọi là Điểu Trủy Súng (鳥嘴銃). Vào năm 1615, khi cụ Mai Ưng Tộ, là người tuân theo thánh chỉ của Minh Thần Tông, biên soạn lại các bộ thủ tiếng Trung. Vì súng của triều Minh được coi là Thần Súng, nên chỉ có súng nhà Minh mới được gọi là Súng () xếp ở bộ Kim (金). Các loại súng của nước ngoài bị coi là hạ cấp, phải gọi là Sang () xếp ở bộ Mộc (木). Cho nên bây giờ, muốn tra google về súng thế hệ hiện đại, để nhận kết quả từ Trung Quốc thì phải gõ chữ Sang (槍), nếu gõ chữ Súng (銃) là kết quả sẽ trả về từ Nhật Bản.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)
- Phong (cây Phong). Có thể chiết tự thành 木 风 (mộc phong). Chữ Phong (风) có nghĩa là gió. Cần lưu ý để không viết nhầm sang chữ Phong khác, bởi vì Hán tự, cả phồn thể và giản thể, có 30 chữ Phong. Ví dụ: ngày trước lãnh đạo phong trào sinh viên Hong Kong là Hoàng Chí Phong (黃之鋒), tuy cũng là Phong, nhưng anh này là Phong ngọn giáo nhọn (鋒), không phải cơn gió.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)
- Khô (khô, héo, cạn). Có thể chiết tự chữ này là 木 古 (mộc cổ). Chữ Khô (枯) quá dễ học, dễ nhớ vì vừa đồng âm, vừa đồng nghĩa với từ Khô tiếng Việt, chiết tự của nó: chữ Cổ (古) cũng vừa đồng âm, vừa đồng nghĩa với từ Cổ trong tiếng Việt. Một cái cây cổ (mà không được chăm sóc) thì khô, héo, cạn là đúng rồi. Các bác có thể bật google dịch, vào phần phát âm, nghe chữ Khô (枯) phát âm giọng Bắc Kinh giống tới 90% phát âm từ Khô giọng Hà Nội.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ (bộ Mộc)

- Giá (giá đỡ). Chữ Giá này vẫn thuộc bộ Mộc, chiết tự hơi phức tạp hơn so với mục tiêu DỄ - RÕ, nhưng vì chữ Giá này chiết tự rất hay, được sử dụng tần suất lớn trong tiếng Trung hiện đại, và tượng hình cũng đẹp, nên cháu sẽ chiết tự ạ.

Chữ Giá (giá đỡ) trong tiếng Trung hiện đại được sử dụng rất đa dạng, cứ vật gì dùng để chống đỡ là có thể cho chữ Giá vào (giá sách, giá mắc quần áo, giá gác bút trên bàn làm việc, giá gác đũa trên bàn ăn, giàn phơi, giàn đỡ cho cây leo, rau, quả v.v...).

Về mặt tượng hình, chữ Giá (giá đỡ) cũng giống hệt cái giá luôn: chữ Mộc ở dưới cùng, như một cái giá đỡ vững trãi và cân đối, đỡ cho hai chữ (Lực, Khẩu) bên trên. Bước đầu chiết tự, có thể chiết thành 加 木 (gia mộc). Chữ Gia (加) bên trên, chữ Mộc (木) đỡ bên dưới. Chữ Gia (加) là tăng thêm, chất thêm. Bên trên muốn tăng thêm (chữ Gia) thì bên dưới bệ đỡ (chữ Mộc) càng phải vững chắc.

Chữ Gia () lại có thể chiết tự tiếp thành hai chữ 力 口 (lực khẩu), vừa có sức (chữ Lực) vừa mồm to (chữ Khẩu) thì sức ép xuống chữ Mộc bên dưới sẽ rất lớn rồi. Cho nên khi đi mua cái giá đỡ thật ngoài đời, nếu người bán hỏi muốn mua giá đỡ như thế nào? Chỉ cần nói đùa là đủ đỡ hai chữ Lực Khẩu bên trên, người bán sẽ biết là người mua (dù nói giọng nước ngoài) cũng không phải là tay mơ về cuộc sống ở Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top