[Funland] Thú vui chiết tự chữ Hán Nôm.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
(16) 亦心 (Diệc Tâm) là chữ gì ?
Chữ Diệc (亦) về mặt tượng hình là hai người cùng ở dưới một mái nhà bộ Thủ (亠).
Hai người ở cùng một mái nhà mà có tâm với nhau, sẽ luôn yêu thương quấn quýt nhau, do đó Diệc Tâm ghép với nhau tạo thành chữ Luyến.
Diệc Tâm ( ) ghép với nhau thành chữ Luyến () - luyến ái.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vâng cụ, em cũng đang lọ mọ tự học, mà đúng là khó thật, học ko viết thì ko nhớ, viết ko dùng vài bữa cũng quên, nản. Em theo thớt này của cụ vì thấy học theo cụ hiệu quả lăm lắm.
Vâng ạ, chúng ta sẽ phấn đấu cùng nhau tiến bộ ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vâng cụ, em cũng đang lọ mọ tự học, mà đúng là khó thật, học ko viết thì ko nhớ, viết ko dùng vài bữa cũng quên, nản. Em theo thớt này của cụ vì thấy học theo cụ hiệu quả lăm lắm.nh
1. Bác muốn học nhanh và hiệu quả thì bước một phải học thuộc bộ thủ, cái này là bắt buộc, bước này tạm gọi là hơi khó.
2. Bước hai (khó hơn một chút) là chiết tự được các chữ trong mỗi bộ thủ (đây chính là việc cháu đang làm ở thớt này ạ).
3. Bước ba (khó hơn chút nữa) là kết hợp thành thạo các chữ trong mỗi bộ thủ thành các cụm chữ, và sử dụng nhuần nhuyễn cụm chữ đó.
Hoàn thành được ba bước là coi như trình độ ngang học sinh trung học của Trung Quốc.
 

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
770
Động cơ
371,040 Mã lực
Bác xem giúp cháu có phải chữ Bế này không ạ. Đúng là hiếm dùng, cháu tra mãi mới ra ạ.

Untitled1.png
Haha, đúng là nó đấy.....ôi Mã sư phụ ơi, đồ đệ thật là .....( sư phụ năm nay đã gần 90 rồi, đi theo bố mẹ sang VN từ những năm 1940. Gia đình bên QĐ cũng thuộc loại " có điều kiện " nên mới được ăn học đến nơi đến chốn
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bác namcojsc

Cứ cố gắng nhớ từng chữ hoàn chỉnh của Hán tự thì rất mệt và khó nhớ. Ví dụ hai chữ đơn giản nhất: 家庭 (gia đình).
Đi học trường lớp, thầy cô giáo lúc nào cũng căn dặn viết đúng các nét, viết đủ nét v.v... viết mà lúc nào cũng sợ sai, sợ thiếu thì khó nhớ lắm. Nhưng nếu bác coi chữ Hán như cái xe đạp, tháo tung ra, rồi lại lắp vào ... tháo tung ra, rồi lại lắp vào ... vài lần như vậy, tự nhiên bác sẽ thấy nhớ mặt chữ dễ hơn.

Cháu tháo ra lắp vào chữ "gia đình" cho bác xem nhé:

家庭 = 宀 豕 广 廴 壬
Khi tháo ra, chữ "gia đình" trở thành những chi tiết như của một cái xe đạp: bộ Miên, chữ Thỉ, bộ Nghiễm, bộ Dẫn, chữ Nhâm.
Cháu lắp lại nhé:

+=
+ =
广
+ =
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ Nhiên
Chữ nhiên có thể chiết tự = 月犬灬 = Nguyệt Khuyển (Tứ) Hỏa.
Giữa đêm đốt bốn đống lửa mà không sợ chó sủa, nghĩa là không sợ gì cả.
Chữ Nhiên () có thể ghép với chữ Công () để tạo thành Công nhiên (). Nghĩa của chữ công nhiên Hán tự giống như nghĩa của từ Công nhiên trong tiếng Việt.
 
Chỉnh sửa cuối:

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,524
Động cơ
201,537 Mã lực
Hán tự hiện nay còn có tình trạng thừa chữ, nghĩa là chữ tạo ra nhiều quá, lâu ngày cái chữ đó không sử dụng, nên bây giờ những người bình thường còn không biết chữ đó có nghĩa gì. Ví dụ chữ dưới đây:

Bộ Môn (cửa), trong có hai chữ Thỉ (lợn) và một chữ Hỏa (lửa).
Tức là một cái cửa trong đó có đống lửa đang quay hai con lợn.
Tra trên google thì vẫn ra mặt chữ, nhưng không ra nghĩa.
Những chữ như thế này (có mặt chữ, mà không có nghĩa) cháu có danh sách khoảng vài nghìn chữ, thỉnh thoảng mang ra khè bọn bạn Trung Quốc cho chúng nó sợ.

𨷹

Untitled.jpg
Em đoán là cổng thanh lâu
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mợ chiết cho em chữ Cát trong Cát tường như ý với ạ
Vâng ạ. Tách riêng chữ Cát sẽ làm hỏng mất vẻ đẹp của Như Ý Cát Tường, nên cháu xin phép không tách chữ Cát (mà đánh dấu bằng tô màu xanh tím ạ).

如意(Như Ý Cát Tường).

Có thể chiết tự:

女 口 音 心 士 口 礻 羊
Nữ Khẩu Âm Tâm Sĩ Khẩu Thị Dương

Nữ Khẩu: Lời nói của phụ nữ rất êm ái, du dương.
Âm Tâm: Âm thanh từ trong tâm rất thành thật (trong chữ Âm còn có chữ Nhật: sáng rõ, ấm áp).

Sĩ Khẩu: Lời nói của kẻ sĩ là lời hay ý đẹp, khuôn vàng thước ngọc.
Thị Dương: Thị là ông thần đất (phù hộ cho người được nhận lời chúc), Dương là con dê (mạnh mẽ, Dương còn đồng âm với mặt trời: sáng rõ, ấm áp).

Lời chúc: Như Ý Cát Tường là lời chúc tốt đẹp nhất cho một người thuộc giai cấp bình thường thời xưa (Nông Công Thương Binh). Tất nhiên còn những lời chúc tốt đẹp khác (nhưng chỉ dành cho Quân, Thần, Sĩ).

Ghi chú:

Không nên nói: Cát Tường Như Ý (nói cũng không sao, nhưng không đúng cách người xưa nói. Sĩ tuy đứng đầu Sĩ Nông Công Thương Binh, nhưng kẻ sĩ là người khiêm tốn, nếu nói Cát Tường Như Ý, khi chiết tự Sĩ trở thành đứng đầu, nghe không hay với đức khiêm tốn của kẻ sĩ).
Nên nói: Như Ý Cát Tường (là cách mà người xưa nói: Như Ý ở phía trước Cát Tường).

(Sưu tầm và biên tập từ Weibo)
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Danh sách những chữ chiết tự có ý nghĩa DỄ - RÕ - HAY (Phần Một).

Qua trao đổi với bác namcojsc cháu xin phép mở một danh sách các chữ chiết tự có ý nghĩa DỄ - RÕ - HAY.
A. Những chữ này lấy từ 8.000 chữ giản thể tiêu chuẩn (nghĩa là chiết tự xong, có thể sử dụng được trong thực tế).
B. Nếu chiết tự những chữ nằm ngoài 8.000 chữ giản thể tiêu chuẩn, tuy có thể rất hay, nhưng lãng phí thời gian (vì những chữ đó có thể rất ít được sử dụng trong thực tế).
C. Ưu tiên chiết những chữ từ một chữ thành hai chữ (đáp ứng tiêu chuẩn DỄ - RÕ).
D. Mỗi chữ cái được chiết tự, sẽ có 2~5 ví dụ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại (2020), nên có thể nghĩa sẽ khác trong từ điển.
E. Rất mong được các bác góp chữ để danh sách đầy đủ ạ.
F. Phần một này, tập trung vào chiết các chữ thuộc bộ thũ Ngũ hành (KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ).
G. Để dễ nhớ và thuận tiện tra cứu, mỗi phần cứ đủ 50 chữ sẽ chuyển sang phần mới tiếp theo.

BỘ KIM (钅)

(1)- Đinh (cái đinh). Có thể chiết tự thành 金 丁 (kim chênh). Chênh là chữ tượng thanh mô tả âm thanh chan chát, kim chênh có nghĩa là một vật bằng kim loại, thường xuyên bị gõ kêu chan chát, chính là cái đinh. Phồn thể của chữ Đinh (釘).
Đinh Tử (钉子) = móng tay.

Đinh Đinh (钉钉) = đóng đinh.
Đinh Thư Cơ (钉书机) = cái dập ghim (giấy tờ).
(2) - Châm (cái kim, ghim). Có thể chiết tự là 金 十 (kim thập). Chữ Châm với ý nghĩa cái kim được sử dụng cực nhiều trong ngôn ngữ tiếng Trung hiện đại, cứ cái gì liên quan đến kim, ghim, chính là chữ này, cháu sẽ thử liệt kê cho đủ 10 loại kim (kim chỉ, kim khâu, kim đồng hồ, kim la bàn, kim chỉ nam, kim tiêm, ghim băng, ghim kẹp giấy ...). Phồn thể của chữ Châm (針).
Châm (针) = kim khâu, kim tiêm.
Tả Châm (打针) = mũi tiêm.
Thuận Thời Châm (顺时针) = theo chiều kim đồng hồ.
(3) - Neodim (nguyên tố Nd). Có thể chiết tự là 金 女 (kim nữ). Tra google thấy nói là thuộc loại đất hiếm. Phồn thể của chữ Neodim (釹).
(4) - Polonium (nguyên tố Po). Có thể chiết tự là 金 卜 (kim bộc). Tra google thấy nói là một chất phóng xạ. Phồn thể của chữ Polonium (釙).
Tiếng Trung giản thể tiêu chuẩn, sử dụng bộ Kim + một chữ để đặt tên cho mỗi nguyên tố hóa học, nên cháu lấy hai ví dụ thôi. Viết hết tên các nguyên tố hóa học cũng không nhớ nổi, mà tốn thời gian ạ.

BỘ MỘC (木).

(1) - Lâm (rừng). Có thể chiết tự là 木 木 (mộc mộc). Một cây là cây, nhưng hai cây là rừng rồi ạ. Phồn thể của chữ Lâm (林).
Cát Lâm (吉林) = tên một tỉnh của Trung Quốc.
Trúc Lâm (竹林) = rừng trúc.
Hạnh Lâm (杏林) = rừng mơ.
(2) - Cơ (cơ khí, cơ giới). Có thể chiết tự là 木 几 (mộc kỷ). Nghĩa đen ngày xưa là cái ghế nhỏ bằng gỗ, nghĩa bóng ngày xưa là những người phải làm công việc chân tay nặng nhọc, chỉ ngồi trên ghế gỗ nhỏ (còn những người cao quý ngồi trên trường kỷ). Ngày nay chữ Cơ được chuyển nghĩa thành liên quan đến máy móc và ghép để tạo thành rất nhiều chữ khác: cơ khí (机械), động cơ (发动机) ... Phồn thể của chữ Cơ (機).
Cơ giới (机械) = cơ giới, cơ khí.
Cơ hội (机会) = cơ hội.
Thời cơ (时机) = thời cơ.
(3) - Sát (giết). Có thể chiết tự là chiết tự chỉ có hình, không có âm. Tượng hình của 㐅 木 chỉ hành động chém tan bộ Mộc (ngày xưa chiến lũy thường làm bằng rào gỗ, 㐅 木 là phá tan rào gỗ để xông vào chém giết). Phồn thể của chữ Sát (殺).
Sát thủ (杀手) = sát thủ.
Sát khuẩn (杀菌) = sát khuẩn.
Sát trùng tễ (杀虫剂) = thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu.
(4) - Tạp (lặt vặt). Có thể chiết tự là (cửu mộc). Quan niệm xưa của người Trung Quốc, số chín là bao hàm mọi sự vật, cho nên nói cửu mộc nghĩa là đủ tất cả các loại gỗ, tạp nhạp đủ thứ. Phồn thể của chữ Tạp (雜).
Tạp chí (杂志) = tạp chí.
Tạp hóa (杂货) = tạp hóa.
Phức tạp (复杂) = phức tạp.
(5) - Quyền (quyền lực). Có thể chiết tự là 木 又 (mộc hựu). Chưa có cách giải thích thuyết phục chữ Quyền (权). Phồn thể của chữ Quyền (權).
Quyền hạn (权限) = quyền hạn.
Quyền uy (权威) = quyền uy.
Quyền lực (权力) = quyền lực.
(6) - Sam (cây sam). Có thể chiết tự là 木 彡 (mộc sam). Đây là cây thuộc họ thông, trong những trường hợp không biết tên cụ thể của các loài thông khác, cháu cứ dùng chữ Sam rồi hoa chân múa tay một hồi là bọn bạn Trung Quốc cũng hiểu cháu muốn nói gì. Phồn thể của chữ Sam (杉).
Sam Thụ (杉树) = tuyết tùng.
(7) - Lý (họ Lý, cây mận). Có thể chiết tự là 木 子 (mộc tử). Nghĩa đen là cây non, nghĩa bóng tại sao mộc tử lại là cây mận, cháu không rõ. Phồn thể của chữ Lý (李).
Lý Tiểu Long (李小龍) = Lý Tiểu Long.
Lý tử (李子) = cây mận.
Diêm tý lý tử chấp (盐渍李子汁) = nước mận muối.
(8) - Tài (vật liệu). Có thể chiết tự là 木 才 (mộc tài). Chữ Tài (材) tiếng Trung hiện đại có thể ghép với chữ Liệu (料) để thành chữ Tài Liệu (材料) nhưng nghĩa là nguyên vật liệu (trong sản xuất). Khác với Tài Liệu tiếng Việt là dùng chung cho tất cả mọi lĩnh vực, và hay dùng cho các loại liên quan đến giấy tờ. Phồn thể của chữ Tài (材).
Tài liệu (材料) = vật liệu.
Kiến trúc tài liệu (建筑材料) = vật liệu xây dựng.
Tài chất (材質) = vật chất.
Tài chất đích ý tai (材質的意思) = ý nghĩa của vật chất.
(9) - Thôn (thôn quê). Có thể chiết tự là 木 寸 (mộc thốn). Nghĩa đen của mộc thốn là cái thước đo đơn vị nhỏ nhất (1 thốn = 1/10 thước). Vùng đất mà chỉ cần dùng cái thước đo nhỏ như vậy là những làng nhỏ thôn quê. Phồn thể của chữ Thôn (村).
Thôn dân (村民) = dân làng.
Thôn trang (村庄) = thôn trang.
Thôn trưởng (村长) = trưởng thôn.
(10) - Điều (điều khoản). Có thể chiết tự là (truy mộc). Chữ Điều (条) ghép với chữ Khoản (款) để thành chữ Điều Khoản (条款) trong luật pháp, trong hợp đồng, nhưng không ai rõ vì sao lại ghép chữ Truy và chữ Mộc để ra chữ Điều. Phồn thể của chữ Điều (條).
Điều khoản (条款) = điều khoản.
Hiệp ước điều khoản (合约条款) = điều khoản hợp đồng.
Pháp luật điều khoản (法律条款) = điều khoản pháp luật.
(11)
- Lai (đến tới - động từ). Chữ Lai được ghép bởi chữ Mộc (), chữ Xa (车) và hai chữ Nhân (人), nên có thể chiết tự 木 车 人 人 (Mộc Xa Nhị Nhân), hai người đánh xe đi đến đâu đó. Sau này hai chữ Nhân được giản thể thành hai dấu phẩy nách. Phồn thể của chữ Lai (來).
Ngã lai Nhật Bản ngũ niên liễu (我来日本五年了) = Tôi đến (ở) Nhật Bản 5 năm rồi.
Nỉ lải la (你来啦) = bác đến rồi à (thay cho câu chào).
Vấn đề lai liễu (问题来了) = có chuyện xảy đến (xảy ra) rồi (Có vấn đề rồi).
(12)
- Bôi (cái chén, cái cốc). Có thể chiết tự là 木不 (mộc bất). Cái chén, cái cốc, ngày xưa nhà giàu dùng chén vàng, chén bạc, chén ngọc, chén sứ, nhà nghèo dùng chén sành mời khách uống rượu, nhưng không bao giờ được dùng chén gỗ, vì chén gỗ làm hỏng vị của rượu. Cho nên tuy nói về cái chén, nhưng lại dùng nghĩa bóng là mộc bất để viết là cái chén. Phồn thể của chữ Bôi (杯).
Bôi tửu (杯酒) = chén rượu, ly rượu.
Can bôi (干杯) = cạn chén (giản thể) (lời hô khi uống rượu).
Can bôi (乾杯) = cạn chén (phồn thể).
(13)
- Kiệt (kiệt xuất, xuất sắc). Có thể chiết tự là 木 灬 (mộc tứ hỏa). Cái cây mà bốn đống lửa cũng không làm gì nổi thì không còn gì để nói ngoài hai từ "kiệt xuất". Phồn thể của chữ Kiệt (傑).
Kiệt tác (杰作) = kiệt tác.
Kiệt xuất (杰出) = kiệt xuất.
(14)
- Đông (phía đông, phương đông). Có thể chiết tự là 木日 (mộc nhật). Cái cây hướng về phía mặt trời mọc. Phồn thể của chữ Đông (東).
Đông phương (東方) = phương đông (phồn thể).

Đông phương (东方) = phương đông (giản thể).
Đông phong (东风) = gió đông (giản thể).
(15) - Uổng (cong, lệch). Có thể chiết tự là 木 王 (mộc vương). Cái cây ở gần Vua cũng không dám đứng thẳng. Phồn thể của chữ Uổng (枉).
Uổng nhiên (枉然) = vô ích.
(16)
- Tích (chẻ ra, chặt ra). Có thể chiết tự là 木 斤 (mộc cân). Cân là cái rìu, dùng cái rìu chẻ, chặt cái cây. Khi kết hợp chữ Phân (分) và chữ Tích (析) ra được chữ Phân Tích (分析) với nghĩa giống hệt từ Phân Tích của tiếng Việt. Nói thêm một chút về chữ Phân (分) chiết tự thành Bát Đao, nghĩa là chữ Phân Tích (分析) trở thành 8 cái đao, một cái rừu, băm cái cây. Cho nên khi nói phân tích tức là chẻ vấn đề cần nói, cần làm, là rất chi tiết. Phồn thể của chữ Tích (析).
Phân tích (分析) = phân tích.
Phân tích phương pháp (分析方法) = phương pháp phân tích.
Phân tích kết quả (分析结果) = kết quả phân tích.
(17)
- Chấm (gối kê đầu). Có thể chiết tự là 木 冘 (mộc dâm). Dâm (冘) là một chữ cổ xưa, để chỉ sự lưỡng lự, do dự. Tại sao cái chuyện do dự không quyết định một việc gì đó lại liên quan đến cái gối đầu? Bởi vì gối đầu ngày xưa làm bằng gỗ, rất cứng (không phải làm bằng bông êm ái như ngày nay), cho nên khi làm gối đầu (bằng gỗ) người xưa phải gọt khúc gỗ đó từ từ, nếu nôn nóng gọt mạnh tay quá, làm cái gối gỗ bị lẹm đi, thì phải làm lại cái gối khác rất mất công. Ngày nay người Trung Quốc vẫn dùng rất phổ biến chữ Chấm (枕) để chỉ cái gối, nhưng hiện giờ có nhiều loại gối cho đầu, tay, chân, thậm chí là mông, cho nên người ta thêm vào chữ Đầu (头) và có chữ Chấm Đầu (枕头) - gối đầu. Ví dụ khi nói: Lấy cho em cái gối đầu (给我个枕头). Phồn thể của chữ Chấm (枕).
Chấm đầu (枕头) = gối đầu.
Miên chấm đầu (棉枕头) = gối bông.
Tụ chỉ chấm đầu (聚酯枕头) = gối vải nilon.
Chấm đầu sáo (枕头套) = vỏ gối.
Chấm đầu bao (枕头包) = bao đựng gối.
(18) - Quả (quả cây, trái cây). Có thể chiết tự là 日木 (nhật mộc): phải có ánh nắng mặt trời thì quả cây mới chín được. Phồn thể của chữ Quả (果).
Sơ quả chấp (蔬果汁) = nước ép rau quả.
Kết quả (结果) = kết quả.
Nhân quả (因果) = nhân quả.
(19) - Chi (cành cây). Có thể chiết tự là 木 支 (mộc chi). Chữ (支) cũng là chữ Chi trong chữ Chi nhánh (支行), ví dụ Chi nhánh ngân hàng (银行支行). Phồn thể của chữ Chi (枝).
Chi diệp (枝叶) = cành, lá cây.
Ấu thụ chi (幼树枝) = cành cây non.
Lạn thụ chi (烂树枝) = cành cây mục.
(20) - Táo (cây táo). Có thể chiết tự là 朿 朿 (thứ thứ). Thứ (朿) là cái gai của cây cối, thấy cây táo nhiều gai nên người xưa chồng hai chữ Thứ (朿) lên nhau, ra được chữ Táo (棗). Ngày nay, để tiết kiệm thời gian, người Trung Quốc có thể viết chữ Táo theo kiểu đủ nét (hai chữ Thứ), hoặc viết kiểu giản thể: chỉ cần viết một chữ Thứ, sau đó thêm hai nét phẩy phía dưới . Cá nhân cháu đánh giá: giản thể của chữ Táo nhìn hiện đại và năng động hơn chữ Táo phồn thể. Phồn thể của chữ Táo (棗).
Táo trang (枣庄) = tên một thành phố của Trung Quốc.
Táo miêu (枣苗) = cây táo giống.
Hồng táo thụ (红枣树) = cây táo đỏ.
(21) - Tùng (cây tùng). Có thể chiết tự thành 木 公 (mộc công). Chữ Công () không liên quan đến mặt nghĩa, mà liên quan đến tượng hình (nhìn như ngọn núi cao) và chữ Mộc (木) giống như một loại cây mọc trên núi cao, đó chính là cây Tùng. Phồn thể của chữ Tùng (枩).
Lạc diệp tùng (落叶松) = tùng lạc diệp.
(22) - Sang (khẩu súng). Có thể chiết tự thành 木 仓 (mộc sang). Sang (仓) là cái Thương, một loại vũ khí có cán bằng gỗ dài. Nhưng tại sao từ cái Thương lại biến thành khẩu súng, và lẽ ra súng phải thuộc bộ Kim (金) hoặc bộ Cung (弓), sao tự nhiên lại vẫn ở bộ Mộc ()? Đó là một câu chuyện dài.
Tương truyền nhà Minh sau khi xâm lược nước ta, bắt được cụ Hồ Nguyên Trừng, là người có tài chế tạo súng thần công. Súng của cụ Trừng chế tạo giúp cho nhà Minh đánh đâu thắng đấy trong một thời gian dài và súng này được triều Minh gọi là Điểu Trủy Súng (鳥嘴銃). Vào năm 1615, khi cụ Mai Ưng Tộ, là người tuân theo thánh chỉ của Minh Thần Tông, biên soạn lại các bộ thủ tiếng Trung. Vì súng của triều Minh được coi là Thần Súng, nên chỉ có súng nhà Minh mới được gọi là Súng () xếp ở bộ Kim (金). Các loại súng của nước ngoài bị coi là hạ cấp, phải gọi là Sang () xếp ở bộ Mộc (木). Cho nên bây giờ, muốn tra google về súng thế hệ hiện đại, để nhận kết quả từ Trung Quốc thì phải gõ chữ Sang (槍), nếu gõ chữ Súng (銃) là kết quả sẽ trả về từ Nhật Bản. Phồn thể của chữ Sang (槍).
Thủ sang (手枪) = súng ngắn.
Sang đấu thuật (枪斗术) = kỹ thuật đấu súng.
Chiến đấu trường sang (战斗步枪) = súng trường chiến đấu.
(23) - Phong (cây Phong). Có thể chiết tự thành 木 风 (mộc phong). Chữ Phong (风) có nghĩa là gió. Cần lưu ý để không viết nhầm sang chữ Phong khác, bởi vì Hán tự, cả phồn thể và giản thể, có 30 chữ Phong. Ví dụ: ngày trước lãnh đạo phong trào sinh viên Hong Kong là Hoàng Chí Phong (黃之鋒), tuy cũng là Phong, nhưng anh này là Phong ngọn giáo nhọn (鋒), không phải cơn gió. Phồn thể của chữ Phong (楓).
Phong diệp (枫叶) = lá phong.
Phong thụ (枫树) = cây phong.
Phong diệp hồng liễu (枫叶红了) = "Lá phong màu đỏ" - tên một bộ phim đang chiếu ở Trung Quốc.
(24) - Khô (héo, kiệt). Có thể chiết tự chữ này là 木 古 (mộc cổ). Chữ Khô (枯) quá dễ học, dễ nhớ vì vừa đồng âm, vừa đồng nghĩa với từ Khô tiếng Việt, chiết tự của nó: chữ Cổ (古) cũng vừa đồng âm, vừa đồng nghĩa với từ Cổ trong tiếng Việt. Một cái cây cổ (mà không được chăm sóc) thì khô, héo, cạn là đúng rồi. Phồn thể của chữ Khô (枯).
Khô ủy (枯萎) = khô héo.
Khô kiệt (枯竭) = khô kiệt.
(25) - Giá (giá đỡ, khung đỡ). Chữ Giá này vẫn thuộc bộ Mộc, chiết tự hơi phức tạp hơn so với mục tiêu DỄ - RÕ, nhưng vì chữ Giá này chiết tự rất hay, được sử dụng tần suất lớn trong tiếng Trung hiện đại, và tượng hình cũng đẹp, nên cháu sẽ chiết tự ạ.
Chữ Giá (giá đỡ) trong tiếng Trung hiện đại được sử dụng rất đa dạng, cứ vật gì dùng để chống đỡ là có thể cho chữ Giá vào (giá sách, giá mắc quần áo, giàn giáo xây dựng, dầm chịu lực, giàn phơi, giàn đỡ cho cây leo, rau, quả v.v...).
Về mặt tượng hình, chữ Giá (giá đỡ) cũng giống hệt cái giá luôn: chữ Mộc ở dưới cùng, như một cái giá đỡ vững trãi và cân đối, đỡ cho hai chữ (Lực, Khẩu) bên trên. Bước đầu chiết tự, có thể chiết thành 加 木 (gia mộc). Chữ Gia (加) bên trên, chữ Mộc (木) đỡ bên dưới. Chữ Gia (加) là tăng thêm, chất thêm. Bên trên muốn tăng thêm (chữ Gia) thì bên dưới bệ đỡ (chữ Mộc) càng phải vững chắc.
Chữ Gia () lại có thể chiết tự tiếp thành hai chữ 力 口 (lực khẩu), vừa có sức (chữ Lực) vừa mồm to (chữ Khẩu) thì sức ép xuống chữ Mộc bên dưới sẽ rất lớn rồi. Cho nên khi đi mua cái giá đỡ thật ngoài đời, nếu người bán hỏi muốn mua giá đỡ như thế nào? Chỉ cần nói đùa là đủ đỡ hai chữ Lực Khẩu bên trên, người bán sẽ biết là người mua (dù nói giọng nước ngoài) cũng không phải là tay mơ về cuộc sống ở Trung Quốc. Phồn thể của chữ Giá (架).
Thư giá (书架) = giá sách.
Y giá (衣架) = giá treo quần áo.
Giá cấu (架构) = ngành kiến trúc.
Cước thủ giá (脚手架) = giàn giáo xây dựng.
Giá lập cân (架立筋) = dầm chịu lực.
(26) - Mỗ (tiếng đệm). Bác nào nếu hay đọc truyện cổ Trung Quốc, sẽ thấy các nhân vật hay xưng hô: Mỗ thế này, Mỗ thế kia ... cái chữ Mỗ đó chính là chữ đấy ạ. Chẳng hạn Mỗ tuy bất tài (某雖不才) nhưng abcxyz gì đó ... tất nhiên thời hiện đại bây giờ, không ai nói như thế nữa cả, nhưng chữ Mỗ (某) vẫn được sử dụng thường xuyên làm chữ đệm, khi nói về một vấn đề không xác định nào đó, người Trung Quốc hay dùng chữ Mỗ Sự (某事) việc đó, việc đó ...
Chữ Mỗ () có thể chiết tự ra 甘 木 (cam mộc) cái chữ Cam (甘) này chính là chữ Cam trong câu Cam Bái Hạ Phong (甘败下风) mà mấy nhân vật trong chuyện kiếm hiệp hay nói đó ạ. Phồn thể của chữ Mỗ (某).
Mỗ sự (某事) = việc gì đó.
Mỗ vật (某物) = cái gì đó.
Mỗ thiên (某天) = ngày nào đó. Người Trung Quốc không nói Mỗ Nhật mà nói Mỗ Thiên (ý là có trời mới biết được cái ngày đó).
(27) - Cam (cây cam, quả cam). Đã chiết tự chữ Mỗ (某) rồi thì cháu chiết tự luôn chữ Cam (柑) cho đủ bộ. Cả hai chữ Mỗ (某) và chữ Cam (柑) đều được ghép bởi 甘 木 (cam mộc), nhưng nghĩa của chữ Cam () khác nhau và cách ghép khác nhau
Chữ Cam (甘) - cam chịu, nếu ghép dọc, chữ Cam (甘) chồng lên chữ Mộc (木) được chữ Mỗ (某).
Chữ Cam (甘) - ngọt, nếu ghép ngang, chữ Mộc (木) đứng trước chữ Cam (甘) được chữ Cam (柑).
Cam quýt (甘橘) = cam quýt các loại, do hay bị nhầm từ đồng âm "cam chịu" nên người Trung Quốc thêm chữ Quýt (橘).
(28) Cặp chữ
Nhu () - bộ Mộc
Cương () - bộ Đao.
Cặp chữ này đồng âm, đồng nghĩa hoàn toàn với Nhu-Cương trong tiếng Việt, nên cháu chỉ chiết chữ, mà không cần phải giải nghĩa ạ.
Chữ Nhu (柔) có thể chiết tự là 矛 木 (mâu mộc). Mâu (矛) là một loại binh khí thời cổ, đặt bên trên chữ Mộc (木) ra được chữ Nhu (柔).
Chữ Cương (剛) có thể chiết tự là 岡 刂 (cương đao). Chữ Cương (岡) là sườn núi, đặt trước bộ Đao (刂) ra được chữ Cương (剛).
Nhu hòa (柔和) = mềm mại, uyển chuyển.
Nhu đạo (柔道) = võ Judo.
Nhu năng khắc cương (柔能克剛) = lấy nhu chế cương.
(29) - Tra (kiểm tra, soát, xét). Chữ này chiết tự cực kỳ hóm hỉnh và phải chiết thành hai bước.
Bước một: Chiết tự ra 木 旦 (mộc đán). Chữ Đán (旦) có nghĩa là buổi sáng sớm.
Bước hai: Chiết tự tiếp chữ Đán (旦) ra được hai chữ 日 一 (nhật nhất).
Gộp cả hai bước, chữ Tra (查) chiết tự ra ba chữ 木 日 一 (mộc nhật nhất).
Nghĩa đen là mỗi ngày một lần vào sáng sớm phải ra xem cái cây, nghĩa bóng là phải kiểm tra, soát, xét.
Chữ Tra (查) có độ sử dụng rất cao, nên cháu sẽ ví dụ vài từ ghép có chữ Tra (查).
Điều tra (调查) = điều tra, khảo sát, tìm hiểu.
Kiểm tra (检查) = kiểm tra.
Kiểm tra ủy viên hội (检查委员会) = ủy ban kiểm tra.

Cháu tạm dừng bộ Mộc ở đây ạ.

BỘ THỦY (水) (氵)
BỘ HỎA (火) (灬)


(1) - Xán (sáng rực, rực rỡ). Có thể chiết tự là 火 山 (hỏa sơn). Một núi lửa thì tất nhiên sáng rực, rực rỡ rồi ạ. Phồn thể của chữ Xán (燦).

BỘ THỔ (土)


(Sưu tầm và biên tập từ góp ý của các bác thành viên Otofun).
(Sưu tầm và biên tập từ Baidu & Weibo).
 
Chỉnh sửa cuối:

hungnt03

Xe tải
Biển số
OF-529177
Ngày cấp bằng
29/8/17
Số km
305
Động cơ
174,240 Mã lực
Tuổi
32
Hay quá. Ủn lên giúp cụ chủ. Chữ hán nôm này vs chữ hán của nhựt có chữ giống chữ không
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ hán nôm này vs chữ hán của nhựt có chữ giống chữ không
Dạ, mặt chữ giống nhau, nhưng về nghĩa thì khá nhiều chữ khác nhau ạ.
Ví dụ ba chữ Nữ (女) trong tiếng Trung ghép với nhau là chữ Gian (姦) - gian ác.
Nhưng trong tiếng Nhật là cái chợ, nghĩa là không phải gian ác, chỉ ầm ĩ thôi ạ.
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,818
Động cơ
495,360 Mã lực
Rừng có cây nọ chèn cây kia thì gọi là rừng rậm hả các cụ:P
木 --》林 --》森 (林)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Rừng có cây nọ chèn cây kia thì gọi là rừng rậm hả các cụ:P
木 --》林 --》森 (林)
Cảm ơn bác, bác tìm giúp cháu những chữ thuộc bộ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ, có thể chiết tự thành hai chữ ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Các bác tham gia góp chữ với cháu ạ, mình cháu viết thì hơi buồn tẻ.
Xin các bác đừng ngại, các bác cứ tra google cũng được ạ, cháu sẽ biên tập lại.
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,397
Động cơ
141,277 Mã lực
Dạ, mặt chữ giống nhau, nhưng về nghĩa thì khá nhiều chữ khác nhau ạ.
Ví dụ ba chữ Nữ (女) trong tiếng Trung ghép với nhau là chữ Gian (姦) - gian ác.
Nhưng trong tiếng Nhật là cái chợ, nghĩa là không phải gian ác, chỉ ầm ĩ thôi ạ.
Thế thì thằng Nhật còn âm hiểm hơn thằng Tàu. Chợ búa là nơi buôn bán của cải dồi dào , dương khí thịnh, mọi người giao lưu đốp chát vỗ mặt (kiểu chợ búa), nói chung là lỗ mãng nhưng thẳng tưng không vòng vèo. Còn bộ nữ 女 nó đại diện cho âm tính, âm mưu ám toán, những cái bất minh lén lút không nói ra như mấy thằng thái giám trong hoàng cung, nói tóm lại là âm khí không phù hợp với tính chất thô lỗ dương khí ở ngoài chợ. Ba chữ nữ ghép lại thành chữ gian chứ không thành chữ chợ, còn bọn Nhật ghép thành chữ chợ chứng tỏ bọn nó quá gian, chữ chợ ở đây chắc là giống thương trường gian hiểm đầy mưu mô lường gạt đúng nghĩa hơn là nơi chợ búa mọi người giao lưu sản phẩm để kiếm sống.
 

VietKieu1Chieu

Xe tải
Biển số
OF-729174
Ngày cấp bằng
14/5/20
Số km
247
Động cơ
-471 Mã lực
chắc mợ chủ thớt từng du học Nhật và yêu thích hán tự. Cũng là một thú vui lành mạnh :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chữ Tích - (bộ Mộc)
- Tích (chẻ ra, chặt ra). Có thể chiết tự là 木 斤 (mộc cân). Cân là cái rìu, dùng cái rìu chẻ, chặt cái cây. Khi kết hợp chữ Phân (分) và chữ Tích (析) ra được chữ Phân Tích (分析) với nghĩa giống hệt từ Phân Tích của tiếng Việt. Nói thêm một chút về chữ Phân (分) chiết tự thành Bát Đao, nghĩa là chữ Phân Tích (分析) trở thành 8 cái đao, một cái rừu, băm cái cây. Cho nên khi nói phân tích tức là chẻ vấn đề cần nói, cần làm, ra thật nhỏ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top