Học một được hai: học từ vựng của bộ thủ, chiết tự để học thêm những từ nhỏ nằm bên trong bộ thủ, ví dụ bộ Môn (Phần Một).
閉- Bế (bế mạc, bế quan tỏa cảng). Chữ Bế được tạo thành bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Tài (才) bên trong. Chữ Tài giống như cái chốt cửa. Có thể chiết tự chữ Bế thành 門才 (Môn Tài) và nếu một quan chức viết chữ Tài lên cửa một doanh nghiệp, không phải khen doanh nghiệp đó tài năng đâu, mà là lời cảnh cáo: đóng cửa doanh nghiệp đi. ĐÂY LÀ HÁN.
開 - Khai, mở ra (khai giảng, khai mạc). Chữ Khai được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Khai (开) bên trong. Chữ Khai mang ý nghĩa mở ra quá rõ ràng, nên không ai chiết tự chữ 開 thành 門开 (Môn Khai) để chơi chữ. ĐÂY LÀ HÁN.
𨳒 - Mọn (nhỏ mọn). Chữ Mọn được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Tiểu (小) bên trong. Có thể chiết tự chữ Mọn thành 門小 (Môn Tiểu), khi ai đó viết chữ Tiểu lên cửa, không phải là chê cửa nhỏ, mà chê chủ nhà là người nhỏ nhen. ĐÂY LÀ NÔM. Hán tự không có chữ này.
閏 - Nhuần, nhuận (trơn nhuần, năm nhuận, tháng nhuận). Chữ Nhuần được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Vương (王) bên trong. Ý nghĩa của chữ Nhuần là trơn nhuần (vua đi qua cửa ai dám cản, nên tất nhiên phải trơn nhuần). Ý nghĩa của chữ Nhuần là năm nhuận, tháng nhuận (chỉ có vua mới có quyền quyết định điều chỉnh lịch thời gian). Tất nhiên ngày xưa không ai dám chiết tự chữ 閏, tru di tam tộc ngay. ĐÂY LÀ NÔM. Còn Hán mang ý nghĩa là lịch nhuận thôi.
閍 - Muôn (muôn ngàn). Chữ Muôn được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Bàng (方) bên trong. Chữ Bàng trong trường hợp này có nghĩa là mọi phía, cho nên tạo thành chữ Muôn (muôn ngàn). ĐÂY LÀ NÔM. Còn Hán tự là tế lễ trong tông miếu.