Học một được hai: học từ vựng của bộ thủ, chiết tự để học thêm những từ nhỏ nằm bên trong bộ thủ, ví dụ bộ Môn (Phần Hai).
閑 - Hèn, nhàn (nghèo hèn, nhàn nhã). Chữ Hèn được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Mộc (木) bên trong. Một cái cây (mộc) mà mọc trong nhà, hoặc là cớm nắng (hèn) hoặc là được chăm sóc (nhàn). Cho nên có vị lãnh đạo nói rằng: nghèo mà bình yên, có lý do cả đấy.
閒 - Nhàn (nhàn nhã). Chữ Nhàn được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Nguyệt (月) bên trong. Khi bóng trăng (Nguyệt) đã chiếu vào cửa, nghĩa là công việc vất vả cả ngày đã xong, có thể nghỉ ngơi uống trà thưởng trăng. Cho nên khi muốn tỏ ra cái sự nhàn là cao quý thì người ta dùng chữ 閒, khi muốn khiêm tốn về cái sự nhàn thì người ta dùng chữ 閑.
間 - Nhân gian. Chữ Nhân gian được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Nhật (日) bên trong. Nghĩa cổ là mặt trời (Nhật) chiếu sáng vào những cánh cửa khắp nhân gian. Nghĩa hiện đại là dán keo, dán giấy (vì nhanh khô khi có mặt trời chiếu vào cổng).
𨳦 - Suồng sã. Chữ Suồng sã được tạo bởi chữ Môn (門) bên ngoài và chữ Rong (rong ruổi) (双) bên trong. Khi cửa nhà ai mà cũng "la liếm" thì đúng là suồng sã rồi. Nếu chiết tự kỹ hơn nữa thì chữ Rong (双) có thể chiết tự thành hai chữ Hựu (又) nghĩa là lặp đi lặp lại. Lượn cửa nhà người ta một lần Hựu còn chưa đủ, lại còn chơi tới hai lần Hựu thì đúng là hết chỗ nói.
(Còn tiếp)