Thời khó khăn nhất thì vừa đúng lúc mợ mới ra đời,nên mợ chưa thể nhớ được tột cùng của những khó khăn đấy. Thực ra nó cũng chỉ xoay quanh miếng ăn sao cho tồn tại qua ngày đoạn tháng thôi ạ. 1 kỷ niệm mà có lẽ kỷ niệm này đến lúc chết e không thể nào quên được. Đó Là năm e học lớp 7 trường Nguyễn Du ( Nguyễn Du ngày xưa là ở phố Lý thái Tổ, nay là Trưng Vương ạ),e học ca chiều mà nhà hết nhẵn ko còn 1 hạt gạo,đi vay hàng xóm từ mấy bữa trước rồi mà vẫn chưa đến kỳ đong gạo. Bụng đói cồn cào,đứng ngồi ko yên,cứ thấp tha thấp thỏm ra cửa hóng mẹ đi làm về ( chứ ko phải hóng mẹ đi chợ về nhá
) để xem có gì nhét vào bụng cho kịp đi học. 11g30 bà cụ nhà e rốt cục cũng đạp xe về....nhìn mấy đứa con vật vã ngồi chờ ăn mà mắt mẹ nhòa lệ vì tủi, vì thuơng con. Vét sạch trong túi 5 hào.....mẹ đưa cho e,mừng rỡ như vừa từ cõi tử trở về,e cầm cái cà mèn chạy đến cạnh trường Nguyễn Du,nơi có 1 bà tên là Vi làm nhiệm vụ đánh trống báo giờ. Bà ý có bán thêm bỏng ngô cho h/s ....e mua 5 hào được đầy 1 cà mèn( loại to của LX,như 1 cái nồi nhôm nhỏ) bỏng ngô. Bữa hôm đấy dành cho 3 a e ăn cho kịp giờ đi học ạ.
Đúng rồi, mối quan tâm hàng đầu thời bao cấp là làm sao cho khỏi đói.
Nhà em cũng vậy, bố mẹ đi làm Nhà Nước nuôi 4 anh em đang sức ăn sức lớn. Nhà được mua hơn 70kg gạo sổ nhưng tháng nào cũng hết gạo từ ngày 20. Vậy là 10 ngày vác rá đi vay khắp xóm.
Hết gạo sớm phần vì mẹ em nuôi con lợn, hết tiền mua cám là phải bốc gạo nấu cho nó, phần thì bọn em ăn khoẻ lắm. Nói các cụ không tin chứ hồi cấp III, 16 tuổi em xơi 9 bát cơm - loại bát sứ Hải Dương to đùng ấy mới đã vì gạo có chất đâu.
Vậy mà mỗi bữa chỉ được ăn 3 bát nên đói là chắc.
Hết gạo, bố mẹ lo cái ăn, bọn em cũng lo cái ăn. Vay mãi cũng ngại lắm
May mắn là nhà em có đất vườn trước và sau nhà, trồng đủ các loại rau. Sau nhà là một cái ao của nhà em thông ra cái hồ rất to. Ao thả bèo và bè rau muống đỏ.
Những bữa hết gạo không vay được, bố mẹ đi làm về muộn, mấy anh em nhà em hái rau ở vườn ở ao nấu canh.
Ngày ấy ao hồ rất sạch, nhiều tôm cá em ra ao chịu ngứa tí vớt bèo là nhặt được rất nhiều ốc nhồi, vậy là có nồi canh hổ lốn các loại rau và ốc đỡ đói lòng
Nhưng cái hồ đằng sau mới là chỗ cung cấp dinh dưỡng cho cả nhà em. Hồ bên trại cá thả cá, nhiều nhất là cá mè. Những ngày mưa, trở trời, em và ông anh trai dùng 3 tiêu câu cá, có hôm bị người của trại cá đuổi, vứt cần mà chạy. Mùa hè bị đuổi thì phi ngay xuống hồ lặn 1 hơi, bên trên người ta cầm đất đá ném tùm tùm.
Nhưng việc bị đuổi cũng hiếm vì người câu cá ven bờ hồ đông lắm, bọn em bé thôi nhưng mỗi lần câu cũng được vài con mè ranh. Hôm nào mưa, trở trời được vài chục con là thường - dinh dưỡng đấy ạ chứ chúng em mỗi tháng có 1 lạng thịt với 1 lạng đường thì còi dí là cái chắc.
Những ngày trời trong thì đi cất vó tép. Vó làm từ những cái màn rách, gọng tre. Thính làm từ cám rang trộn bùn, cất vó tép không bị người ta cấm. Mỗi lần đi học về Chục cái vó tép cũng được hơn cân tép gạo - ấm phết.
Tép được nhiều, bố mẹ em cho phép đem bán. Cá câu trộm thì không nhé, các cụ bôn, sợ mang tiếng. Bán tép xong là có tiền đong gạo ạ - khổ nhưng vui vì đã đỡ đần một phần cho bố mẹ
Chuyện những đứa con 12, 13 tuổi đã lăn lê bò càng đỡ đần bố mẹ của em thì nhiều lắm, cụ nào thích nghe lần sau em kể tiếp