[Funland] Thời bao cấp

Nikawa Viet Nam

Xe buýt
Biển số
OF-370670
Ngày cấp bằng
17/6/15
Số km
525
Động cơ
256,750 Mã lực
Nơi ở
19, Đường Trung Yên 11C, KĐT Trung Yên, Cầu Giấy
Website
nikawa.vn
Em còn giữ được quyển SỔ MUA LUƠNG THỰC, dân gian vưỡn gọi là sổ gạo:P
Ôi giời ơi nhà bác giàu thế, ông em làm bên cửa hàng thực phẩm mà cũng chả có tì màu nào.
 

DuyTien126

Xe hơi
Biển số
OF-366458
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
122
Động cơ
256,220 Mã lực
em sinh sau đẻ muộn, vừa oe oe đã bị đổi mới rồi
 

Hết xăng

Xe tăng
Biển số
OF-134139
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
1,319
Động cơ
383,321 Mã lực
Sướng nhất là mặc quần đùi k cần mặc sịp (có đâu mà mặc). Cả tổng tung tăng ra phố với súng ống vung vẩy mà sao đường vẫn thênh thang.
Ờ mà quên, còn vụ đi ị dùng giấy. Không sẵn giấy thì đi nhặt vỏ "Sông cầu" với "Điện biên" mà chùi. Sạch đáo để
 

sonpa

Xe tải
Biển số
OF-53840
Ngày cấp bằng
29/12/09
Số km
298
Động cơ
454,090 Mã lực

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Đúng rồi, mối quan tâm hàng đầu thời bao cấp là làm sao cho khỏi đói.
Nhà em cũng vậy, bố mẹ đi làm Nhà Nước nuôi 4 anh em đang sức ăn sức lớn. Nhà được mua hơn 70kg gạo sổ nhưng tháng nào cũng hết gạo từ ngày 20. Vậy là 10 ngày vác rá đi vay khắp xóm.
Hết gạo sớm phần vì mẹ em nuôi con lợn, hết tiền mua cám là phải bốc gạo nấu cho nó, phần thì bọn em ăn khoẻ lắm. Nói các cụ không tin chứ hồi cấp III, 16 tuổi em xơi 9 bát cơm - loại bát sứ Hải Dương to đùng ấy mới đã vì gạo có chất đâu.
Vậy mà mỗi bữa chỉ được ăn 3 bát nên đói là chắc.
Hết gạo, bố mẹ lo cái ăn, bọn em cũng lo cái ăn. Vay mãi cũng ngại lắm :P

May mắn là nhà em có đất vườn trước và sau nhà, trồng đủ các loại rau. Sau nhà là một cái ao của nhà em thông ra cái hồ rất to. Ao thả bèo và bè rau muống đỏ.
Những bữa hết gạo không vay được, bố mẹ đi làm về muộn, mấy anh em nhà em hái rau ở vườn ở ao nấu canh.

Ngày ấy ao hồ rất sạch, nhiều tôm cá em ra ao chịu ngứa tí vớt bèo là nhặt được rất nhiều ốc nhồi, vậy là có nồi canh hổ lốn các loại rau và ốc đỡ đói lòng :)
Nhưng cái hồ đằng sau mới là chỗ cung cấp dinh dưỡng cho cả nhà em. Hồ bên trại cá thả cá, nhiều nhất là cá mè. Những ngày mưa, trở trời, em và ông anh trai dùng 3 tiêu câu cá, có hôm bị người của trại cá đuổi, vứt cần mà chạy. Mùa hè bị đuổi thì phi ngay xuống hồ lặn 1 hơi, bên trên người ta cầm đất đá ném tùm tùm.
Nhưng việc bị đuổi cũng hiếm vì người câu cá ven bờ hồ đông lắm, bọn em bé thôi nhưng mỗi lần câu cũng được vài con mè ranh. Hôm nào mưa, trở trời được vài chục con là thường - dinh dưỡng đấy ạ chứ chúng em mỗi tháng có 1 lạng thịt với 1 lạng đường thì còi dí là cái chắc.

Những ngày trời trong thì đi cất vó tép. Vó làm từ những cái màn rách, gọng tre. Thính làm từ cám rang trộn bùn, cất vó tép không bị người ta cấm. Mỗi lần đi học về Chục cái vó tép cũng được hơn cân tép gạo - ấm phết.
Tép được nhiều, bố mẹ em cho phép đem bán. Cá câu trộm thì không nhé, các cụ bôn, sợ mang tiếng. Bán tép xong là có tiền đong gạo ạ - khổ nhưng vui vì đã đỡ đần một phần cho bố mẹ :)

Chuyện những đứa con 12, 13 tuổi đã lăn lê bò càng đỡ đần bố mẹ của em thì nhiều lắm, cụ nào thích nghe lần sau em kể tiếp :))
Vâng! Đúng là ngồi ôn lại những ký ức về cái thời bĩ cực này....cả ngày không hết chuyện vì nó cứ nối tiếp nhau hết đề tài này sang chủ đề khác và nó thật sự hấp dẫn đối với những người đã trải nghiệm qua.....cụ nhỉ?
Có 1 điều trùng lặp giữa nhà e và nhà cụ. Nhà e cũng 4 anh em trai ạ.
Ông bô,bà bô e đều là cán bộ CNVC thời đấy,việc nuôi 4 cái tàu há mồm đang ở giai đoạn phát triển cơ thể là cả 1 nỗi vất vả thật không thể tin nổi lúc bấy giờ. Ô anh trưởng nhà e thì vào ĐH Giao thông năm 1978,ông thứ 2 thì ĐH Kiến trúc khóa K80,tiếp đó là e và thèng út cũng đã 9-10 tuổi( t út nhà e 1968 ạ).
Để nuôi con ăn học,ko có gì khác là lao động và lao động!
Vốn xuất thân là CB nhà nước,ô bô và bà bô e đặc biệt ghét dân buôn bán. Có thể ở cái thời đó,trào hướng của XH là lao động và Sản xuất nên có lẽ đã nhồi nhét vào đầu họ những tư tưởng ( e cho là khá cực đoan) ghét dân tiểu thương,đặc biệt là dân buôn bán vỉa hè. Những hình ảnh của dân buôn bán,phe phẩy tem phiếu luôn là đại diện cho tầng lớp đáy nếu nói hơi quá thì có thể là cặn bã của XH.
Tiêu chuẩn lương thực cho 1 tháng lúc ấy,e ko nhớ chính xác là bao nhiêu? Nhưng có lẽ cũng phải tầm 80-90 kg. Như các cụ đã biết,tiêu chuẩn là vậy,song có những giai đoạn ko có gạo phải kèm lúc thì khoai,sắn và cái hạt lúa mì huyền thoại mà ta vẫn hay gọi là bo bo ấy. E còn nhớ nhà e vẫn thổi làm 2 bữa,bữa sáng thì 3 bơ ( tương đương 7-8 lạng gạo) bữa chiều là 3 bơ rưỡi,để cơm nguội cho mấy ô a sớm mai còn nhá để đi học,còn 2 t e chiều mới đi học thì 1 cái bánh mỳ chấm đường chia đôi rồi đến trưa ăn tiếp. Ấy vậy mà có những hôm,nồi cơm đầy ự buổi chiều tối bị 4 cái tàu há mồm bọn em đả sạch,thậm chí đáy nồi bị thìa cạo hằn rõ những vết nhôm mới. Mỗi lần như vậy,y như rằng sáng sớm hôm sau, thể nào 2 ô a lại mặt mày thểu não chấp nhận làm cốc nước đường lót dạ để nhanh cho kịp buổi học.
Bù đắp những khó khăn vật chất này,ko còn con đường nào khác ngoài lao động làm thêm.
Năm 1976 ô cụ nhà e vào Nam khuân ra cái máy khâu Sinco,đến năm 1978 ô cụ lại 1 lần nữa vào và lại vác ra cái máy dệt len Brother. Cả 2 thứ này đều là phương tiện sx kiếm thêm của mấy a e nhà e lúc bấy giờ. Máy khâu thì bọn e nhận picke cho hàng phố. Nói từ picke (píc kê) có thể nhiều cụ mợ trẻ ngỡ ngàng với từ này. Thời đó quần áo chỉ có 1-2 bộ,thay nhau mặc liên tục nên rất hay bị sờn mông,sờn gối. Để gia cố phần bị sờn bục này,người ta sẽ lót thêm vào 1 lớp vải phía trong rồi máy đè hình ô vuông hay chữ nhật,cả khung ấy cứ 6-7li lại cách nhau cho đến tận tâm điểm sờn bục tiếp tục di đi di lại vài đường nữa sao cho phần can vá này vừa cứng vừa dày mới bền ạ....và đây gọi là picke.
Máy dệt len thì mới đầu chưa thạo,bọn em nhận dệt những thứ đơn giản như đai,gấu,cổ....những bộ phận của chiếc áo len. Về sau bọn e cũng học hỏi dần và dệt nguyên cả chiếc áo.
Tuy nhiên,những công việc này ko có đều,mỗi tuần bọn e chỉ làm thêm 2-3 buổi là hết việc. Vậy là phải tìm thêm nghề khác. Năm 1980,lúc đó e mới 15 tuổi đã đi làm soát vé chỉ chỗ ngồi ở rạp Đại Nam. Công việc khá đơn giản là chỉ cầm cái đèn pin chỉ đúng vị trí ngồi cho khách,rồi sau đó là ngồi xem hết chèo đến cải lương,ca nhạc ....đến khi diễn xong mới được về.
Nói tóm lại,e trải qua khá nhiều nghề làm thêm thời đó....và cũng thật may mắn là mình có 1 giai đoạn tôi luyện trong khó khăn và nó thực sự như 1 liều kháng sinh ngấm vào trong cơ thể mình từ lúc nào ko hay,để bây giờ nó giúp cho mình vượt qua mọi nỗi gian truân của XH hiện tại 1 cách khá dễ dàng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tích kê là đường may xoắn ốc để đáp cái miếng vải dày vào chỗ hay mòn như khuỷu tay, đầu gối hay m.ông.
Dệt len thì có máy Singer-Xanh gie và Brother, máy hai giàn kim thì dệt được gấu, cổ. Máy một giàn kim chỉ dệt được phần thân, tay.
Có ông chủ nhiệm HTX dệt len bị dính quả tĩch thu tài sản bất minh, bị cho lên báo HNM, nghĩ cũng khổ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
À tích kê có thời dân kiến trúc mặc bò phải đính mấy miếng da băng bàn tay vào đầu gối trông rất phủi, con gái có khi gắn miếng da hình con pic, con cơ...trông cũng điệu.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Nhà em lại gọi mấy miếng đó là "tic kê" hay là
"tivi" cụ [@Huuminh;306326] , khi quần ống loe của bố mẹ cũ đến nỗi không còn chỗ đặt "tivi" nữa thì cắt ra, và mấy cái tivi đó sẽ nằm ngoan dưới gấu quần của em :D
Tăng gia thì đủ việc cụ nhỉ, có việc rất thú vị vào mùa hè là đi bắt cà cuống. Cơ quan có đèn cao áp, bên kia tường là cánh đồng, cà cuống sang nhiều vô kể. Em nhớ có đêm cả nhà em nhặt dc nửa bao tải hôm sau cụ già đem lên chợ Đồng Xuân bán, cũng khá tiền.
Ticke là vé mợ ạ! Picke mới là chuẩn( theo cảm nghĩ của e) :))
Còn Cà Cuống thì bọn e cũng đi bắt vài lần,nhất là ở mùa nước lên. Khu vực có đèn cao áp sáng là điểm mà cà cuóng hay bay đến. Nhiều nhất là khu vực Lăng Bác. Tuy vậy,ko phải con cà cuống nào bắt được cũng cho ra cái vị tinh hăng hắc ấy.....sau 1 vài lần dầm vào bát nước chấm để thử mùi vị,bọn e cũng nản vì nó ko thực sự hấp dẫn. Sau này khi ăn bánh cuốn ở phố Hàng Cân,e mới cảm nhận là mùi vị này chỉ hợp khi chấm với bánh cuốn....chứ ko thể hợp khi ta dùng nó để chấm rau muống luộc ạ. :D
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Tích kê là đường may xoắn ốc để đáp cái miếng vải dày vào chỗ hay mòn như khuỷu tay, đầu gối hay m.ông.
Dệt len thì có máy Singer-Xanh gie và Brother, máy hai giàn kim thì dệt được gấu, cổ. Máy một giàn kim chỉ dệt được phần thân, tay.
Có ông chủ nhiệm HTX dệt len bị dính quả tĩch thu tài sản bất minh, bị cho lên báo HNM, nghĩ cũng khổ.
Máy dệt len nhà e là loại dân dụng 1 giàn ạ. Còn loại 2 giàn,bọn e coi nó là máy dệt công nghiệp rồi.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
34,341
Động cơ
680,828 Mã lực
Vâng! Đúng là ngồi ôn lại những ký ức về cái thời bĩ cực này....cả ngày không hết chuyện vì nó cứ nối tiếp nhau hết đề tài này sang chủ đề khác và nó thật sự hấp dẫn đối với những người đã trải nghiệm qua.....cụ nhỉ?
Có 1 điều trùng lặp giữa nhà e và nhà cụ. Nhà e cũng 4 anh em trai ạ.
Ông bô,bà bô e đều là cán bộ CNVC thời đấy,việc nuôi 4 cái tàu há mồm đang ở giai đoạn phát triển cơ thể là cả 1 nỗi vất vả thật không thể tin nổi lúc bấy giờ. Ô anh trưởng nhà e thì vào ĐH Giao thông năm 1978,ông thứ 2 thì ĐH Kiến trúc khóa K80,tiếp đó là e và thèng út cũng đã 9-10 tuổi( t út nhà e 1968 ạ).
Để nuôi con ăn học,ko có gì khác là lao động và lao động!
Vốn xuất thân là CB nhà nước,ô bô và bà bô e đặc biệt ghét dân buôn bán. Có thể ở cái thời đó,trào hướng của XH là lao động và Sản xuất nên có lẽ đã nhồi nhét vào đầu họ những tư tưởng ( e cho là khá cực đoan) ghét dân tiểu thương,đặc biệt là dân buôn bán vỉa hè. Những hình ảnh của dân buôn bán,phe phẩy tem phiếu luôn là đại diện cho tầng lớp đáy nếu nói hơi quá thì có thể là cặn bã của XH.
Tiêu chuẩn lương thực cho 1 tháng lúc ấy,e ko nhớ chính xác là bao nhiêu? Nhưng có lẽ cũng phải tầm 80-90 kg. Như các cụ đã biết,tiêu chuẩn là vậy,song có những giai đoạn ko có gạo phải kèm lúc thì khoai,sắn và cái hạt lúa mì huyền thoại mà ta vẫn hay gọi là bo bo ấy. E còn nhớ nhà e vẫn thổi làm 2 bữa,bữa sáng thì 3 bơ ( tương đương 7-8 lạng gạo) bữa chiều là 3 bơ rưỡi,để cơm nguội cho mấy ô a sớm mai còn nhá để đi học,còn 2 t e chiều mới đi học thì 1 cái bánh mỳ chấm đường chia đôi rồi đến trưa ăn tiếp. Ấy vậy mà có những hôm,nồi cơm đầy ự buổi chiều tối bị 4 cái tàu há mồm bọn em đả sạch,thậm chí đáy nồi bị thìa cạo hằn rõ những vết nhôm mới. Mỗi lần như vậy,y như rằng sáng sớm hôm sau, thể nào 2 ô a lại mặt mày thểu não chấp nhận làm cốc nước đường lót dạ để nhanh cho kịp buổi học.
Bù đắp những khó khăn vật chất này,ko còn con đường nào khác ngoài lao động làm thêm.
Năm 1976 ô cụ nhà e vào Nam khuân ra cái máy khâu Sinco,đến năm 1978 ô cụ lại 1 lần nữa vào và lại vác ra cái máy dệt len Brother. Cả 2 thứ này đều là phương tiện sx kiếm thêm của mấy a e nhà e lúc bấy giờ. Máy khâu thì bọn e nhận picke cho hàng phố. Nói từ picke (píc kê) có thể nhiều cụ mợ trẻ ngỡ ngàng với từ này. Thời đó quần áo chỉ có 1-2 bộ,thay nhau mặc liên tục nên rất hay bị sờn mông,sờn gối. Để gia cố phần bị sờn bục này,người ta sẽ lót thêm vào 1 lớp vải phía trong rồi máy đè hình ô vuông hay chữ nhật,cả khung ấy cứ 6-7li lại cách nhau cho đến tận tâm điểm sờn bục tiếp tục di đi di lại vài đường nữa sao cho phần can vá này vừa cứng vừa dày mới bền ạ....và đây gọi là picke.
Máy dệt len thì mới đầu chưa thạo,bọn em nhận dệt những thứ đơn giản như đai,gấu,cổ....những bộ phận của chiếc áo len. Về sau bọn e cũng học hỏi dần và dệt nguyên cả chiếc áo.
Tuy nhiên,những công việc này ko có đều,mỗi tuần bọn e chỉ làm thêm 2-3 buổi là hết việc. Vậy là phải tìm thêm nghề khác. Năm 1980,lúc đó e mới 15 tuổi đã đi làm soát vé chỉ chỗ ngồi ở rạp Đại Nam. Công việc khá đơn giản là chỉ cầm cái đèn pin chỉ đúng vị trí ngồi cho khách,rồi sau đó là ngồi xem hết chèo đến cải lương,ca nhạc ....đến khi diễn xong mới được về.
Nói tóm lại,e trải qua khá nhiều nghề làm thêm thời đó....và cũng thật may mắn là mình có 1 giai đoạn tôi luyện trong khó khăn và nó thực sự như 1 liều kháng sinh ngấm vào trong cơ thể mình từ lúc nào ko hay,để bây giờ nó giúp cho mình vượt qua mọi nỗi gian truân của XH hiện tại 1 cách khá dễ dàng.
E sau cụ tầm 10 năm nên k vất vả như các cụ. Nhà cũng chỉ có 2 a e, với lại ảnh hưởng của bao cấp lúc đó học cấp 1, năm 87 vào cấp 2 bắt đầu biết khổ thì nhà e bán 2 mảnh đất, có tiền mua tv, tủ lạnh chạy kem đá bán, ông bô mua con cup 79 cả xóm mới có, e thấy ai cũng bảu nhà cháu giàu nhất xóm.
Nói về con cup này, e hầu như chưa thấy ô bô đi bao giờ. Chỉ nhớ sáng chủ nhật hàng tuần ô bô mang ra cho nổ máy 15 phút, lau chùi sạch bóng. 3 bố con ngắm k cũng thấy sướng, e nhớ vì lúc đó 2 a e xin gì ông cũng cho
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Máy dệt len nhà e là loại dân dụng 1 giàn ạ. Còn loại 2 giàn,bọn e coi nó là máy dệt công nghiệp rồi.
Máy công nghiệp thfi hai cái đầu đẩy nsó nối nhau bằng cái ống thép cong to vãi đạn, nhà bạn em có em biết.
Còn máy dân dụng vẫn hai giàn nhưng rời nhau, lia một phát giàn trên lại lia một phát giàn dưới.
Mà nhớ không nhầm cái giàn dưới nó móc vuông góc với giàn trên, nhà bạn mẹ em có em biết mà.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,162
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Máy công nghiệp thfi hai cái đầu đẩy nsó nối nhau bằng cái ống thép cong to vãi đạn, nhà bạn em có em biết.
Còn máy dân dụng vẫn hai giàn nhưng rời nhau, lia một phát giàn trên lại lia một phát giàn dưới.
Mà nhớ không nhầm cái giàn dưới nó móc vuông góc với giàn trên, nhà bạn mẹ em có em biết mà.
Máy 2 giàn thì gồm 2 đầu kéo,thực ra cũng chỉ là loại dân dụng thôi,nhưng hồi đó khá hiếm và bọn e cứ quen gọi là máy công nghiệp. Máy này mỗi lần đẩy kêu to phải biết. Ngay cái máy 1 dàn nhà e cũng chỉ dám làm đến tầm 11 g tối là phải nghỉ vì còn để cho hàng xóm đi ngủ. Có hôm dệt cố cho xong là y như rằng họ nói vọng sang nhắc nhở. Như đã còm ở còm trước là giáp danh với nhà e và hàng xóm chỉ là 1 tấm phên cót đan,chỉ khẽ ho hắng là bên kia biết ngay. Khắc phục vấn đề này,ô cụ nhà e đã cố bằng được để xây bức tường 10 ngăn chia 2 nhà. Toàn bộ bức tường này là gạch cũ của 1 công trình trong khuôn viên Quốc Tử Giám bị phá đi để xây mới. Tận dụng những hòn gạch thừa này mà cả nhà e đã mất mấy chủ nhật đến chặt,đẽo rồi chở xe cải tiến về.
Quay trở lại vụ dệt len. Cho đến bây giờ e vẫn còn di chứng của bệnh nghề nghiệp này. Do phải kéo đi kéo lại bàn đẩy nhiều mà khớp vai phải của e bị rộng hay mòn gì đấy. Hiện e chỉ co tay phải lại,cử động cả cánh tay là khớp vai sẽ tạo nên 1 tiếng kêu,dạng như mình bẻ khớp tay cho phát ra tiếng giắc của khớp ấy. Nhưng chỉ kêu 1 tiếng thì hết...còn vai em,cứ mỗi lần làm động tác như thếthif tiếng kêu liên tục cả ngày. :))
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
Tích kê là đường may xoắn ốc để đáp cái miếng vải dày vào chỗ hay mòn như khuỷu tay, đầu gối hay m.ông.
Dệt len thì có máy Singer-Xanh gie và Brother, máy hai giàn kim thì dệt được gấu, cổ. Máy một giàn kim chỉ dệt được phần thân, tay.
Có ông chủ nhiệm HTX dệt len bị dính quả tĩch thu tài sản bất minh, bị cho lên báo HNM, nghĩ cũng khổ.
Cụ mô tả thế này giống vá đụp rồi. Picke là miếng vá lót bên trong mong, gối khi lớp vải đã sờn mòn sắp thủng thì lót vải bên trong và trần nhiều đường chỉ bên.ngoài( mỗi đươ fng chỉ cách nhau khoảng 5-10mm)
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ mô tả thế này giống vá đụp rồi. Picke là miếng vá lót bên trong mong, gối khi lớp vải đã sờn mòn sắp thủng thì lót vải bên trong và trần nhiều đường chỉ bên.ngoài( mỗi đươ fng chỉ cách nhau khoảng 5-10mm)
Còn có môn lộn cổ sơ mi, mạng sang sợi, thế mới thấy dân ta tài.

Đến xích xe đạp cũng lộn nốt, em có lần mắm môi đột từng chốt rồi lắp lại, tự nhiên thấy đi cái xe nó sướng thế.
À còn mẹo cắt tanh xe đạp làm râu tôm líp, cũng nảy tanh tách như líp Đức, có anh nhét cao su nhưng chóng hỏng hơn.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,191
Động cơ
455,212 Mã lực
Thời bao cấp đặc trưng nhất là chế độ tem phiếu, nhớ nhất là: Tem thịt, vải vóc, dầu hỏa... gạo thì có sổ gạo, còn tem gì nữa không nhớ.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,191
Động cơ
455,212 Mã lực
Còn có môn lộn cổ sơ mi, mạng sang sợi, thế mới thấy dân ta tài.

Đến xích xe đạp cũng lộn nốt, em có lần mắm môi đột từng chốt rồi lắp lại, tự nhiên thấy đi cái xe nó sướng thế.
À còn mẹo cắt tanh xe đạp làm râu tôm líp, cũng nảy tanh tách như líp Đức, có anh nhét cao su nhưng chóng hỏng hơn.
Cắt dây phanh xe đạp ra làm râu tôm ở lip chứ hoặc cắt chéo một mẩu dép xốp làm râu tôm cũng được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top