[Funland] Thời bao cấp

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,174
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Thời xưa bọn cháu ở quê kiếm những rhuws ăn vặt dễ hơn các Cụ trên phố.
Quả ổi quả na tấm mía...tuyền là thứ vặt trộm.
Kiếm được một cách chính thức cũng có
năm lớp 1 cháu đã kiếm được ối thứ chén được.
Quanh xóm cháu có nhiều vườn chè xanh, ngày nào các Cụ già cỹng hái chè để sáng hôm sau mang ra chợ bán.
Các cụ không biết chữ, đến tuổi quy y học kinh Phật ê a chả tài nào học thuộc, tuyền sai bọn cháu cầm sách đọc từng câu để các Cụ đọc theo.
Các Cụ vừa hái chè vừa ê a theo bọn cháu, hôm sau thế nào cũng có cái bánh rán, bánh đa, tấm.mía...thỉnh thoảng cá c Cụl ại cho 5 xu, 1 hào...nhưng căn bản là đupwjc vào vườn nhà các cụ ấy tăm tia chỗ nào có na có mít sắp chín để tối vào kiếm.
Vâng,cho đến bây giờ e vẫn nhớ cái câu mà bà cụ nhà e hồi đó hay đọc:
Nhất sỹ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sỹ
Và quả thật đúng như vậy,thỉnh thoảng mọi ng ở dưới quê lại chuyển cho nhà e ít đồ nông sản như gạo,ngô,khoai ,sắn.....và e khoái nhất là khoai lang độn với cơm. Chả là hồi đấy thèm đồ ngọt mà......:))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
---------
Bếp mùn cưa thì nhiệt không cao,chỉ có tác dụng cho những món kho liu riu lửa,hoặc những lúc ghế cơm. Từ "ghế cơm" này có lẽ nhiều cụ ko biết? Đây là giai đoạn cơm đã khô nhưng chưa chín....cần để nhỏ lửa thêm 15-20' nữa mới chín hẳn.
---------.
Em nhớ cái thao tác nhỏ lửa chờ cơm chín nó là "vần cơm" chứ nhỉ, vần cơm là nhỏ lửa rồi để lệch cái nồi sang một bên, cứ vài phút lại xoay nồi một phát, sau khoảng 20 phút thì nhấc ra, nếu là nồi gang thì thao tác này sẽ làm đáy nồi cso một lớp cháy vàng rộm rứt là ngon, tất nhiên là với gạo mới, chứ gạo cũ thì nó có một lớp đen đen nhũn nhũn bám vào (chắc là cái tinh bột nơ rời khỏi hạt gạo). Mà thời đấy ông nào hay ăn cháy ắt là dễ xơi sạn lắm vì sạn nặng nó đọng hết xuống đáy. Thời nay cái động tác vần cơm đã đi vào cổ tích, cũng như hình ảnh cụ bà đeo kính lão soi mặt gạo để nhặt sạn, cả những mẩu dây thép nhỏ xíu không hiểu sao lẫn cả vào gạo, rồi những tiếng á giữa bữa khi cắn phải sạn giữa miếng cơm (nghe rõ tiếng cốp trong mồm).
Thêm tý, cái động tác "ghế cơm" có lẽ là khi cơm gần chín sôi lục bục thì lấy đũa cả đảo nhẹ tay vài đường cho nó chín đều, nhất là nhà đông người nồi to tành đứng mà lửa chỉ quanh đáy nồi thôi.
Còn động tác rút bấc bếp dầu thì bây giờ tất nhiên cũng chả cần. Nhớ hồi đấy cái bếp dầu xịn là bếp Trung quốc tráng men màu xanh lá cây nhạt có những đốm trắng giả đá.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
34,265
Động cơ
677,232 Mã lực
Thời xưa bọn cháu ở quê kiếm những rhuws ăn vặt dễ hơn các Cụ trên phố.
Quả ổi quả na tấm mía...tuyền là thứ vặt trộm.
Kiếm được một cách chính thức cũng có
năm lớp 1 cháu đã kiếm được ối thứ chén được.
Quanh xóm cháu có nhiều vườn chè xanh, ngày nào các Cụ già cũng hái chè để sáng hôm sau mang ra chợ bán.
Các cụ không biết chữ, đến tuổi quy y học kinh Phật ê a chả tài nào học thuộc, tuyền sai bọn cháu cầm sách đọc từng câu để các Cụ đọc theo.
Các Cụ vừa hái chè vừa ê a theo bọn cháu, hôm sau thế nào cũng có cái bánh rán, bánh đa, tấm.mía...thỉnh thoảng cá c Cụ lại cho 5 xu, 1 hào...nhưng căn bản là đupwjc vào vườn nhà các cụ ấy tăm tia chỗ nào có na có mít sắp chín để tối vào kiếm.
Em giống cụ. Nhớ 2 a e mò vào vườn ăn trộm mít, e trai bị rắn độc cắn phải cấp cứu, sau này cạch luôn.
Có phải vì vậy k mà e sợ nhất rắn, nhưng khoái khẩu món rắn lắm. Về Hn hầu như lần nào cũng phải sang Lệ mật, trên e tháng nào cũng xơi lẩu rùa (ba ba), rắn, gà. Món này đến tuổi 40 như e dùng thấy được, bổ gân cốt, dẻo dai ra phết
Còn chú e trai thì sau vụ ấy chỉ thích ăn mít, tầm này vẫn xơi hết quả mít 3-5 kg nhé
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,442
Động cơ
620,253 Mã lực
cứ nói về thời bao cấp là e chỉ nhớ mùi pháo mỗi khi tết về . và sáng mùng 1 ra đường đầy xác pháo đi mót pháo xịt cảnh tượng thật đẹp đường phố vắng tanh đầy xác pháo

 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,174
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Em nhớ cái thao tác nhỏ lửa chờ cơm chín nó là "vần cơm" chứ nhỉ, vần cơm là nhỏ lửa rồi để lệch cái nồi sang một bên, cứ vài phút lại xoay nồi một phát, sau khoảng 20 phút thì nhấc ra, nếu là nồi gang thì thao tác này sẽ làm đáy nồi cso một lớp cháy vàng rộm rứt là ngon, tất nhiên là với gạo mới, chứ gạo cũ thì nó có một lớp đen đen nhũn nhũn bám vào (chắc là cái tinh bột nơ rời khỏi hạt gạo). Mà thời đấy ông nào hay ăn cháy ắt là dễ xơi sạn lắm vì sạn nặng nó đọng hết xuống đáy. Thời nay cái động tác vần cơm đã đi vào cổ tích, cũng như hình ảnh cụ bà đeo kính lão soi mặt gạo để nhặt sạn, cả những mẩu dây thép nhỏ xíu không hiểu sao lẫn cả vào gạo, rồi những tiếng á giữa bữa khi cắn phải sạn giữa miếng cơm (nghe rõ tiếng cốp trong mồm).
Thêm tý, cái động tác "ghế cơm" có lẽ là khi cơm gần chín sôi lục bục thì lấy đũa cả đảo nhẹ tay vài đường cho nó chín đều, nhất là nhà đông người nồi to tành đứng mà lửa chỉ quanh đáy nồi thôi.
Còn động tác rút bấc bếp dầu thì bây giờ tất nhiên cũng chả cần. Nhớ hồi đấy cái bếp dầu xịn là bếp Trung quốc tráng men màu xanh lá cây nhạt có những đốm trắng giả đá.
Vâng,giai đoạn ghế cơm và vần cơm là sát nhau. Vần cơm là giai đoạn cuối rồi,còn ghế cơm là giai đoạn gạo đã nở,nước cơm trong nồi đã cạn cần phải lấy đũa cả đảo đều cho hạt gạo ở phía trên xuống phía dưới và ngược lại. Tại sao phải ghế cơm? Là vì hạn chế tối đa lớp cháy đáy nồi ko được kết dính vào nhau,ko thì cháy sẽ rất dày,phí mất gạo. E nhớ là 1 nồi cơm sẽ chia đều ra 3 lần ghế như vậy. Có những hôm mải chơi,y như rằng bữa đó cháy sẽ dày và rất cứng....nhưng nó cũng có mặt hay là cháy sẽ dễ bong cả mảng,rồi thì cuối cùng cũng vào bụng hết. Nồi nước gạo của ngõ nhà e ít khi thấy có cháy,chủ yếu là nước vo gạo và vài hạt cơm dính xung quanh ở nồi thôi. :))
Đúng như cụ nói là sạn hồi đó khá nhiều và hay mắc vào lớp cháy ( nặng mà) nhưng là những hạt sạn có màu sắc như hệt hạt gạo nên lúc vo ko phát hiện ra. Mỗi lần nhai phải hạt sạn này,khi nghe tiêng "rốp" ở trong mồm,bọn e đều phản xạ đồng thanh: Sạn chưa chín! :D
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,174
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
cứ nói về thời bao cấp là e chỉ nhớ mùi pháo mỗi khi tết về . và sáng mùng 1 ra đường đầy xác pháo đi mót pháo xịt cảnh tượng thật đẹp đường phố vắng tanh đầy xác pháo

Nhìn thấy phố này quen quen mà chả nhớ chính xác là phố nào? Hn thời bao cấp,chỉ những trục giao thông chính mới lắp cái rào sếp xe đạp. Nếu e kho lầm thì đây có thể là trục Bạch Mai- Phố Huế sau khi đã bị gỡ đường tàu rồi chăng?
 

Kachyusa

Xe buýt
Biển số
OF-134543
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
553
Động cơ
375,910 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Nhìn thấy phố này quen quen mà chả nhớ chính xác là phố nào? Hn thời bao cấp,chỉ những trục giao thông chính mới lắp cái rào sếp xe đạp. Nếu e kho lầm thì đây có thể là trục Bạch Mai- Phố Huế sau khi đã bị gỡ đường tàu rồi chăng?
Hình như là phố Khâm Thiên.
 

LeTai1979

Xe cút kít
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,866
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thời em sinh ra chắc cũng đỡ nhiều rồi, nhưng em vẫn phải ăn cơm độn, lắm hôm trưa phải ăn tạm khoai sống để chiều đi học. :(
Được cái ở quê hoa quả cũng nhiều. :D
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,298 Mã lực
ông cụ nhà em hồi còn sống có cái xắc cốt (xà cột?) bằng da mầu đồng hun luôn cụ ạ. đẹp lắm
Một số từ ngữ để gọi đồ dùng có từ thời Pháp, thí dụ như giày ba ta (là của hãng Bata), còn cái túi xà cột, xắc cốt có lẽ từ tên gọi sản phẩm của hãng Sakos. Ngày nay hãng này cũng có sản phẩm cặp đeo vai, ba lô hay túi mang xách ghi rõ Sakos
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,102
Động cơ
667,061 Mã lực
Đấy là cái xắc cốt.
Ông già em cũng có 1 cái :D
Xác cốt là oách lắm. Năm lớp 1 cháu ăn mót của lão gia một cái thủng góc, đeo oách thật, mỗi tội không nhét vừa cái bảng gỗ nên phải treo bên ngoài.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Thời khó khăn nhất thì vừa đúng lúc mợ mới ra đời,nên mợ chưa thể nhớ được tột cùng của những khó khăn đấy. Thực ra nó cũng chỉ xoay quanh miếng ăn sao cho tồn tại qua ngày đoạn tháng thôi ạ. 1 kỷ niệm mà có lẽ kỷ niệm này đến lúc chết e không thể nào quên được. Đó Là năm e học lớp 7 trường Nguyễn Du ( Nguyễn Du ngày xưa là ở phố Lý thái Tổ, nay là Trưng Vương ạ),e học ca chiều mà nhà hết nhẵn ko còn 1 hạt gạo,đi vay hàng xóm từ mấy bữa trước rồi mà vẫn chưa đến kỳ đong gạo. Bụng đói cồn cào,đứng ngồi ko yên,cứ thấp tha thấp thỏm ra cửa hóng mẹ đi làm về ( chứ ko phải hóng mẹ đi chợ về nhá :D) để xem có gì nhét vào bụng cho kịp đi học. 11g30 bà cụ nhà e rốt cục cũng đạp xe về....nhìn mấy đứa con vật vã ngồi chờ ăn mà mắt mẹ nhòa lệ vì tủi, vì thuơng con. Vét sạch trong túi 5 hào.....mẹ đưa cho e,mừng rỡ như vừa từ cõi tử trở về,e cầm cái cà mèn chạy đến cạnh trường Nguyễn Du,nơi có 1 bà tên là Vi làm nhiệm vụ đánh trống báo giờ. Bà ý có bán thêm bỏng ngô cho h/s ....e mua 5 hào được đầy 1 cà mèn( loại to của LX,như 1 cái nồi nhôm nhỏ) bỏng ngô. Bữa hôm đấy dành cho 3 a e ăn cho kịp giờ đi học ạ. :(
Bác chuẩn ạ.
Thời đó chỉ lo kiếm cái gì đút vào mồm cho no cái bụng.
Cũng bắt đầu có vài người trở về từ Châu Phi, sau vài năm với tư cách chuyên gia. Các nhà ấy thi đại gia rồi, có xe cup 79-80 gì đó để đi, giá trị bằng cả cái nhà.
Cũng nhiều người trở về trong quan tài kẽm, bị ruồi vàng đốt. Ông bác tôi là một trong số đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top