Ngày xưa cứ đến thứ 7 là em hay đi cưa đường-và bọn em có câu: Mùn cưa-cây đổ-đỗ tương-chuột rút, vì sợ nhất là bị bềnh(không phải bệnh) số đen đi cây đa nhà bò là bỏ mẹ. Có lần cưa phải em gái An phỉ ở Ngã Tư Sở làm thằng cu chạy mất dép
Nhắc đến mùn cưa làm e nhớ lại cái thời khó khăn từ lương thực,thực phẩm cho đến các loại nhu yếu phẩm trong đó chất đốt là 1 thứ cực kỳ khan hiếm trong những năm 1977-1980.
Đương nhiên thì tiêu chuẩn phiếu mua chất đốt,GĐ nào cũng có. Nhưng cái khó ở đây là kể cả có nhưng ko biết mua ở đâu. E thì được giao nhiệm vụ đi săn tìm CH chất đốt nào mới về dầu hỏa là lập tức xách can phi xe đạp ra ngay để hi vọng xếp hàng đến lượt mình vẫn còn đủ 5-10 lít. Có những hôm ức đến phát khóc vì chỉ còn 2-3 người nữa thì hết hàng. Trong khi cả nhà đang đợi dầu của thằng bé mang về để phục vụ bữa chiều qua quýt cho xong.
Trong cái khó,ló cái khôn.....không chỉ vì thiếu dầu mà chấp nhận nhịn đói,các loại đồ gỗ hỏng,mối mọt hoặc thậm chí những thanh gỗ còn khá tốt cũng lần lượt chẻ ra làm củi.( Hồi đó nhà nào cũng đầy 1 gầm giường xếp những thanh gỗ nhặt nhạnh xin được để lúc cần có thể đóng chắp vá cho đồ gia dụng)
Bếp mùn cưa đã ra đời trong bối cảnh khốn đốn này. Nhà e thì gần mấy cái xưởng gỗ ngoài bờ sông ( Xưởng gỗ 42- xưởng gỗ Bạch Đằng) rồi mấy xưởng ộc của cơ quan. Lúc đầu thì xin thôi,nhưng về sau nhiều người dùng quá nên cũng phải mất chút ít tiền để mua cả bao tải. Cá nhân e thì luôn la cà mấy cái xưởng gần nhà và chủ yếu là xin dọn hộ vệ sinh.....tranh thủ nhét thêm vào bao tải mấy miếng đề xê gỗ vụn về chet ra làm nhóm bếp
nếu mà xét ra thì có thể coi hành vi lấy gỗ vụn này là thó đồ XHCN thời đó rồi đấy!
Bếp mùn cưa thì cơ bản giống bếp than tổ ong bây giờ...nhưng ko có lõi đất xung quanh thôi. Nó được các phố Lò Rèn,Hàng Thiếc,Hàng Đồng tận dụng sắt của các thùng Phuy LX hỏng gò thành( thậm chí còn phát triển làm bếp này sang phố Hàng Thùng- đầu Hàng Bạc,đấy là loanh quanh phố cổ thôi,chứ ở phố khác xa xa thì e chệu). Để tạo thành bếp thì phải để cái vỏ chai R ở giữa,sau đó nèn thật chặt mùn cưa xung quanh rồi từ từ xoay vỏ chai nhấc lên. Trông đơn giản như vậy mà nếu nèn ko chặt tay là khi rút vỏ chai lên rất hay bị sụt mùn cưa....thế là phải làm lại phải từ đầu.
Bếp mùn cưa thì nhiệt không cao,chỉ có tác dụng cho những món kho liu riu lửa,hoặc những lúc ghế cơm. Từ "ghế cơm" này có lẽ nhiều cụ ko biết? Đây là giai đoạn cơm đã khô nhưng chưa chín....cần để nhỏ lửa thêm 15-20' nữa mới chín hẳn.
Có giai đoạn,mùn cưa cũng hết,buộc phải tìm cách khác. Việc đi kiếm củi giữa TT Thành phố là điều quá đỗi bình thường ngày đó. Cứ thử 1 cây sào,buộc cái móc sắt 6 vào rồi lang thang khắp phố phường xem cây nào có cành khô thì dùng sào móc xuống. Bọn e còn thêm 1 vật liệu khác nữa,đó là vỏ trấu ạ. Ở phố Chợ Gạo có nhà máy say sát gạo và bọn e lang thang đến đấy xin....cả bao tải gai to tổ bố,nhưng lại nhẹ bẫng. 1 thèng cầm ghi đông,1 thèng giữ đằng sau...dắt bộ về nhà e mất có 10'
Những điều e kể trên là hoàn toàn đúng với những trải nghiệm mà e đã kinh qua. GĐ e thời đó thuộc vào loại tầm tầm bậc trung của XH mà đã vất vả như thế. Thế thì tầng lớp dưới hơn họ còn chịu đựng vất vả hơn nhiều. Trong ngõ nhà e có 1 bà làm CN của công ty công viên ( bọn e thấy mấy ng lớn hồi đó gọi là nghề ngậm mứt phun cây). Bà này lấy ô chồng đi cải tạo về...thất nghiệp làm nghề thợ mộc đóng bàn ghế vặt cho các hộ,nhưng do đang ở giai đoạn thử thách nên chả có tiêu chuẩn gì hoặc nếu có thì rất ít. 2 vc có 1 đứa sinh năm 1978...sau giai đoạn ăn bột thì ko có cơm mà ăn. Cứ hằng ngày đến bữa....mỗi nhà trong xóm e lại cưu mang cho bát cơm. Cứ như thế nó lớn lên trong sự đùm bọc của cả ngõ....haizzz,nhưng bây giờ thì nó gần như trở thành Chí Phèo hiện đại giữa TT Thành phố.