- Biển số
- OF-53304
- Ngày cấp bằng
- 21/12/09
- Số km
- 198
- Động cơ
- 453,730 Mã lực
quan trọng là phải tỉnh táo!
Cầm lái có 2 nhóm người (tạm trừ các bác tập lái):Có thể bạn đã là một "tay lái lụa", nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Vậy bạn hãy kiểm tra xem câu trả lời của mình có giống với câu trả lời của những người đã vượt hàng trăm nghìn km mà chưa từng xảy ra tai nạn hay không.
1. Yếu tố nào là quan trọng nhất để lái xe?
Có 2 yếu tố. Thứ nhất, đó là kỹ thuật cao. Thứ hai là khả năng phán đoán và đánh giá tình huống. Để trở thành một tài xế giỏi, cần có được hai kỹ năng này và biết áp dụng chúng đồng thời.
(Theo Ôtô Xe Máy)
Em xin bổ xung, ngoài 2 nhóm người trên, còn có 1 nhóm nữa là những người vẫn còn khá trẻ, phản xạ vẫn rất tốt và cũng tích lũy cũng khá đủ kinh nghiệm, họ chưa tới mức thuộc nhóm 2 (người có tuổi) và đã qua giai đoạn nhóm 1 (nhóm ngựa non háu đá). Em nghĩ, trên OF chủ yếu là nhóm giữa đấy ợ ! Giả sử 1 người 25 tuổi bắt đầu lái, chỉ 3 -5 năm sau là anh ta khá chững chạc và milleague cũng kha khá. Anh ta có thể cầm lái vững vàng mà chưa sợ phản xạ bị kém đi cho tới lúc 50 tuổi (ví dụ thế, nhiều cụ ngoài 50 đi còn hay chán) !, như vậy nhóm người này mới là chủ yếu phỏng các cụ !?Cầm lái có 2 nhóm người (tạm trừ các bác tập lái):
Người trẻ tuổi thường có khả năng phản ứng nhanh hơn, nhưng cũng vì vậy khi chạy cũng thường "liều hơn". Người lái nhiều năm, nhưng khi tuổi đã bắt đầu cao thì tuy có nhiều kinh nghiệm, nhưng phản ứng và khả năng nhìn đường sẽ chậm chạp hơn. Kinh nghiệm cụ thể ở đây là khả năng phán đoán tình huống trên đường do đã gặp nhiều trong cuộc đời cầm lái của mình, nhưng cũng vì thế mà thường cẩn thận hơn. Ở đây em cũng xin loại trừ các bác mới cầm lái, hay bị mặc cảm mới biết lái hoặc là dễ sợ khi gặp tình huống khó dẫn đến không biết phải phản ứng như thế nào như rất nhiều chị em hoặc do cái mặc cảm ấy mà cố chứng tỏ và bất chấp nguy hiểm để lái liều dạng cảm tử cả cho mình và cho người khác (mà hình như hiện nay lại rất phổ biến)!
Ngoài ra còn phụ thuộc vảo tính cách của từng người. Tính cách cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách lái xe, có người điềm đạm, bình tĩnh, có người nóng nảy, bộp chộp. Không chỉ trong điều kiện giao thông rất lộn xộn ở Việt Nam mình, mà ngay ở nước ngoài cũng vậy, có rất nhiều tình huống hàng ngày vẫn vượt qua rất dễ dàng nhưng có thể 1 ngày nào đó nó lại bị tai nạn, cho nên hơn được lái xe cùng đường ở một khúc cua, hay một cung đường thì cũng chẳng nói được là đã lái giỏi hơn anh ta!
Bác đi kiểu ấy thì có khả năng rất cao là bác sẽ sớm phải đi mua côn khác để thay thế.e thì thế này
Khi cẩn thận đường thành phố không dùng số hay để tay vô lăng ở 9 giờ và 3 giờ, nhưng đi 1 thời gian tự nhiên điều chỉnh thành 10 giờ và 3 giờ, cảm thấy 2 tay ở vị trí này rất an toàn và dễ xoay xở thao tác, e xem tivi thấy nhiều xe có rãnh hẳn hoi để đặt 2 ngón tay cái vào ở vị trí 9 và 3 !
Đường trường thì đúng là ko thể giữ thế được vì sẽ rất mỏi, e hạ vô lăng xuống và đặt tay ở 7 giờ và 5 giờ, tay đặt trên 2 đùi chứ không để trên thành cửa
Về kỹ năng lái e tự cảm thấy còn non về căn bên phải - mặc dù đã chỉnh gương xuống- còn xa, và nhìn củ sau, vì e đi xe số sàn chưa lắp cảm biển lùi, và căn đằng trước- điểm này theo e có thể khắc phục được nếu tập nguội : đặt xe máy ở đằng trước, chỉnh cỡ ghế ngồi đủ xa theo cỡ chân, và nhìn căn theo gạt nước. Tuy nhiên đằng sau căn theo vị trí C không chắc <--- điểm yếu
Còn một điểm yếu không biết các bác có cao kiến gì không hoặc e đi vẫn chưa nhiều, cảm giác an toàn của e rất phụ thuộc vào côn, bằng chứng là đôi khi e cảm giác xe có thể tăng tốc, e dí chân ga nhưng chân côn chưa nhả hết ra nên vòng tua tăng hơi cao, nhưng e dự là như thế còn an toàn hơn là e dí ga (quá) mà côn e nhả hết rồi nên tốc độ xe vẫn an toàn, hơn là ga vào mà côn ra hết thì em sợ lắm
Và đây là cá nhân e cảm thấy, e thích đi số sàn MT hơn AT, đơn giản vì e manual được, e thích như thế ^^ . Xem đua xe thực sự thích kiểu vào số bằng tay phải ở cần số gần vô lăng, cảm giác rất phấn khích
Theo e đúng là đi ô tô ko nói trươc được điều gì, nhưng ngoài kỹ năng lái còn nên hình thành phong cách lái, phong cách lái sẽ được hoàn thiện dần dần trên cơ sở quan sát và rút kinh nghiệm. Có 1 điểm e thấy thiệt thòi và e cũng rất muốn lập 1 hội tập kiểu Case Study, vì đi đường có rất nhiều tình huống giống nhau. Các bác có thấy từ khi mình mới lái, thi lấy bằng chỉ là theo bài, còn để chiêm nghiệm và rút ra kỹ năng thì toàn là ra đường rồi hoàn thiện dần, mà các bác cứ tưởng tượng- với mật độ cấp bằng như bây giờ, cứ mỗi Newbie lấy đường làm Lab, hậu quả sẽ thế nào ?
Kính các bác bình an, yêu xe đúng như vợ hai vậy