Trời thế mất phanh trên đèo coi như đi tong. Thà hỏng xe còn hơn mất mạng. Người làm ra của...:21:
Không được đâu bác ơi. Cruise yêu cầu tốc độ tối thiểu, chạm phanh là nó mất cho nên chỉ để đi trên đường cao tốc thôi.Em thấy nói là xe có Cruise Control có thể sét tốc độ rồi cứ thế cho nó tự đổ đèo được, cụ nào thử chưa ạ?
Nhiều xe tắt máy nó khóa luôn tay lái. Cụ đừng có dạiTại sao lại tắt máy khi mất phanh trên đèo?
Theo mình nên tập tốt kỹ thuật đề pa lên dốc,nhất là dốc cua gấp và đông người (ví dụ như dốc từ đường Nguyễn khánh toàn lên Đường Bưởi sang Đào Tấn) là một trong những kỹ năng rất quan trọng để đi đường trong Hà Nội, mà kỹ năng này không được học trong các trường đào tạo LX, dạo mới lái xe mình kinh nhất là cái vụ này, sau đó học hỏi từ các bác tài có thâm niên, mình đã sử lý ngon lành, mà pí kíp để thực hành lái ở tình huống này là mình tập dừng xe khi xe đang lên dốc không bằng phanh mà để số 1 và tỳ côn vừa đủ để xe không trôi và không tiến.Người ta học hỏi kinh nghiệm, biết thì trả nhời đê. :mad::mad::mad:
Khi mất phanh: tắt máy tức là tự sát.hi các bác, vậy phải bàn thêm trường hợp khẩn cấp phải làm gì. Ví dụ như: xe mất phanh trên đèo phải làm gì?
Em có tham khảo trường hợp này, có ý kiến cho rằng khi xe mất phanh, phải để số, tắt máy và dùng phanh tay để hảm bớt tốc độ cố gắng điều khiển xe vào nơi đổ an toàn. Ví dụ ở đà lạt, đèo phen có những chổ để bảng "cứu hộ", lủi xe vào đó có những bải cát. không biết các đèo khác như thế nào, các bác cho ý kiến với
Vậy chứ xe số tự động thì làm thế lào hử bác?Khi mất phanh: tắt máy tức là tự sát.
Tôi đã từng chạy nhiều loại xe, đi qua rất nhiều con đèo: Hoàng liên sơn, Khau phạ, Pha đin, đèo hoa, đèo khế, Lũng lô, Hải vân, An khê, Mang giang, Phượng hoàng, ... nói chung khi lên đèo chỉ nguy hiểm với xe tải chở nặng (sợ bị trôi). còn khi xuống đèo thì xe nào cũng phải rất thận trọng và chắc chắn đã kiểm tra hệ thống phanh và chân cẳng rồi mới xuống đèo. Khi xuống đèo chỉ nên đi ở tốc độ vừa phải, an toàn,
Trong trường hợp mất phanh thì phải rất bình tĩnh để xử lý tình huống. Nguyên tắc là không tắt máy (Nếu tắt máy thì không dồn số được và mất trợ lực lái thì làm sao xoay sở nhanh được; với xe tải nặng tắt máy đột ngột có thể làm vỡ bánh răng hộp số và thế là xe trôi tự do), kéo phanh tay hết tầm, dồn số về đến số thấp nhất có thể, còi báo hiệu tình huống nguy hiểm, nếu cần thiết thì ép xe vào taluy dương để dừng xe. Nếu là xe tải chở nặng, xe khách lớn, do lực quán tính lớn, xe nặng nên gia tốc lớn nên phải xử lý rất nhanh và chính xác. tuy nhiên những xe này đều do những tài nhiều kinh nghiệm chạy nên tôi không đề cập nhiều.
Với xe du lịch do trọng lượng nhẹ nên xử lý không khó khăn lắm. vẫn theo nguyên tắc như trên, nhưng hầu như không cần dùng đến taluy dương trợ giúp. chỉ cần bình tĩnh dồn được số về số 2 rồi số 1 là o kê. để dồn số dễ dàng thì phải thuần thục kỹ thuật "vù ga giữa chừng" tuy nhiên xe ngày nay có bộ phận hộp số khá trơn tru nên dồn số cũng đơn giản hơn nhiều so với xe UAZ ngày xưa. vì vậy chỉ cần bình tĩnh là gần như chắc thắng.
Chúc các cụ không bao giờ phải dồn số và luôn lái xe an toàn.
Can Khương
Với xe số AT thì tôi chưa có kinh nghiệm nên không dám bàn luận. Tôi cũng đang nghiên cứu để làm một con AT, nếu cụ nào có kinh nghiệm đi đèo dốc bằng xe AT thì chia sẻ với ae nhé.Vậy chứ xe số tự động thì làm thế lào hử bác?
Hôm trước em đi leo dốc Đào Tấn (chiều Đào Tấ̀n => Bưởi, nó còn dốc hơn chiều từ Nguyễn Khánh Toàn leo lên) vào giờ tan tầm, phải công nhận là cũng khoai thật, đường đông, dốc lại cao, nhích từng tí một. May mà em xe khoẻ, cứ số 1 và côn là leo được, không biết mấy em xe <2.0 thì leo có phải vào ga thêm không nhỉ? Bác nào đi Matiz leo chỗ này bằng kỹ thuật như thế nào vậy? :102:Theo mình nên tập tốt kỹ thuật đề pa lên dốc,nhất là dốc cua gấp và đông người (ví dụ như dốc từ đường Nguyễn khánh toàn lên Đường Bưởi sang Đào Tấn) là một trong những kỹ năng rất quan trọng để đi đường trong Hà Nội, mà kỹ năng này không được học trong các trường đào tạo LX, dạo mới lái xe mình kinh nhất là cái vụ này, sau đó học hỏi từ các bác tài có thâm niên, mình đã sử lý ngon lành, mà pí kíp để thực hành lái ở tình huống này là mình tập dừng xe khi xe đang lên dốc không bằng phanh mà để số 1 và tỳ côn vừa đủ để xe không trôi và không tiến.
Xe AT hình như khả năng dồn số không tốt bằng xe số sàn, xe có hệ thống chống nhẩy số cho nên muốn xuống số thấp hơn (kiểu nhẩy cóc ở số sàn) bắt buộc phải có phanh hỗ trợ, còn không xe chỉ báo "tít tít" mà nó vẫn giữ nguyên số cũ nếu tốc độ chưa đủ thấp. Nhưng trên xe, ngoài phanh chân thì còn có phanh tay giúp giảm tốc độ để lùi số tiếp, tuy không hiệu quả bằng nhưng cũng giúp được lúc khẩn cấp (em cũng đang thử số AT và mới chỉ suy ra và thử cho nó tương ứng với lúc dùng số sàn).Vậy chứ xe số tự động thì làm thế lào hử bác?
Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ khủng khiếp làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:
2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.
(Theo A.T.G.T)
Bò thì như nhau matit cũng thếHôm trước em đi leo dốc Đào Tấn (chiều Đào Tấ̀n => Bưởi, nó còn dốc hơn chiều từ Nguyễn Khánh Toàn leo lên) vào giờ tan tầm, phải công nhận là cũng khoai thật, đường đông, dốc lại cao, nhích từng tí một. May mà em xe khoẻ, cứ số 1 và côn là leo được, không biết mấy em xe <2.0 thì leo có phải vào ga thêm không nhỉ? Bác nào đi Matiz leo chỗ này bằng kỹ thuật như thế nào vậy? :102: