- Biển số
- OF-626585
- Ngày cấp bằng
- 24/3/19
- Số km
- 8,426
- Động cơ
- 310,264 Mã lực
Thêm một tin nữa, không rõ các bạn có biết tin kỹ hơn không?
Từ 20 năm nay, Hàn Quốc đang sử dụng phi đội 54 chiếc trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 của Nga để tìm kiếm cứu nạng trong chiến tranh, cấp cứu dân sự, cứu hỏa cả dân sự và quân sự, và các nhiệm vụ khác
Hồi tháng 10 năm ngoái 2019, báo chí có đưa tin, Nga có đề xuất với Hàn Quốc một gói nâng cấp phi đội trực thăng Kamov KA-32 của Hàn, với động cơ, avionics mới và các thứ khác.
Cụ thể là phía Nga đề xuất với Hàn như sau:
- Động cơ mới Klimov VK-2500PS-02 engine, thay cho động cơ cũ Klimov-TV3-117s
- Buồng lái mới (glass cockpit)
- Hệ thống cứu hỏa firefighting system) mới
Phía Nga nói rằng việc nâng cấp sẽ kinh tế hơn mua mới. Việc nâng cấp này sẽ hợp tác với hãng Hàn Quốc là RH Focus.
Không rõ hồi đáp của phía Hàn Quốc thế nào? Các bạn có tin gì không?
Nhưng có 1 số điều cần lưu ý:
- Trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 hiện đang được sử dụng tại trên 30 nước thế giới (Cái hình màu vàng phía dưới là trực thăng Kamov được sử dụng ở Bồ Đào Nha (Portugal Civil Protection), còn hình kia là Ka-32 được dùng ở Hàn Quốc). Nó chủ yếu dùng để cứu nạn, cứu hỏa, và cấu hình của nó cho phép dùng cho hơn 100 kịch bản khác nhau.
Do tính đa năng này, một chiếc Kamov KA-32 có thể làm được rất nhiều việc, nên số lượng sản xuất ra nó bên ngoài Nga không nhiều, hình như chỉ có 240 hay 250 chiếc gì đó.
Bản thân Nga cũng chỉ có 37 chiếc. Chi phí chế tạo trực thăng này rất rẻ
- Động cơ cũ Klimov-TV3-117s là của Nga làm, nhưng có dùng components (linh kiện) của Ukraine. Còn động cơ mới Nga đề xuất là Klimov VK-2500 hoàn toàn của Nga, kể cả linh kiện.
Như vậy nếu thay động cơ mới thì Ukraine chẳng kiếm được xu nào từ việc bảo hành bảo trì mấy cái linh kiện của mình từ Hàn Quốc, bởi vì Hàn là nước có phi đội trực thăng Kamov KA-32 lớn nhất thế giới
Ka-32 của Bồ Đào Nha
View attachment 5545576
Ka-32 của Hàn Quốc
View attachment 5545575
_________________________________________________
Nhân câu chuyện về nâng cấp này, hãy nhìn lại lịch sử quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga một chút, và lịch sử của việc hình thành động cơ trực thăng nội địa VK-2500. Có thể thấy việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ, không để bị lệ thuộc vào Ukraine đã được bắt đầu từ rất lâu, không phải đợi đến khi có khủng hoảng Ukraine mới tiến hành.
- Khi Liên Xô tan rã, Nga có các nhà máy chế tạo trực thăng, và Nga cũng là nơi phát triển, phát minh ra công nghệ, thiết kế trực thăng. Trái lại Ukraine lại thừa hưởng được nhà máy sản xuất động cơ cho trực thăng.
- Các động cơ cho ngành công nghiệp máy bay trực thăng dân dụng ở Nga được cung cấp theo hợp đồng dài hạn giữa Nga và Ukraine. Mỗi khi Nga chế ra được cái trực thăng nào, và ký được hợp đồng bán trực thăng nào, thì Ukraine cũng được lợi với tư cách nhà cung cấp động cơ.
- Vào đầu những năm 2000, Nga đã cố gắng mua nhà máy chế tạo động cơ của Ukraine, nhưng bị từ chối. Sau đó, Nga quyết định thành lập công ty sản xuất động cơ trực thăng hoàn toàn độc lập của riêng mình trên cơ sở Công ty cổ phần Klimov .
(Chú ý là công ty Klimov đã ra đời từ năm 1914, và đã chế tạo động cơ từ lâu, chủ yếu là động cơ trục chân vịt, hộp số (gearbox), cho các loại phương tiện khác nhau)
- Khởi đầu, quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga bắt đầu bằng việc lắp ráp động cơ sử dụng các linh kiện của Ukraine. Năm 2009, khoảng 100 động cơ đã được lắp ráp tại Klimov JSC sử dụng linh kiện của Ukraine, năm 2010 - 198 chiếc, năm 2011 - hơn 260 chiếc.
- Năm 2011, một nhà máy động cơ máy bay mới được thành lập tại St.Petersburg, tên là khu phức hợp thiết kế và sản xuất Petersburg Motors design and production complex Petersburg Motors)
- Năm 2014, giai đoạn đầu tiên của nhà máy mới này được đưa vào vận hành, chính thức việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ trực thăng của Nga, cả linh kiện cũng là của Nga.
Trong sự hợp tác toàn diện của việc nội địa hóa động cơ này, còn có sự tham gia của công ty SPC Gas Turbine Engineering "Salyut" , Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise) và công ty PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association - Hiệp hội Công nghiệp Động cơ Ufa, tôi đã post về công ty này)
Quá trình phát triển của động cơ VK-2500, hoàn toàn của Nga, đây là 1 bước tiến hóa lớn từ động cơ TV3-117s (được gọi là high power derivative of the TV3-117VMA engine, also for hot and high). Động cơ này dự định lắp đặt trên các máy bay trực thăng hạng trung mới và hiện đại hóa của các công ty Mil và Kamov, cụ thể là trên trực thăng Ka-50, Ka-52 và Mi-28.
- Một phiên bản của động cơ VK-2500, đã được phát triển tại Công ty cổ phần Klimov vào năm 1999-2001. Năm 2001, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với động cơ trục chân vịt VK-2500 đã được thực hiện.
- Năm 2012, các thử nghiệm của động cơ này đã được hoàn thành
- Năm 2014, Klimov đã lắp ráp 10 động cơ đầu tiên hoàn toàn từ các linh kiện của Nga. Năm 2015 - 30 cái. Năm 2016 - 60 cái. Năm 2017 - 100 cái
Động cơ VK-2500 này dùng cho các trực thăng vận tải hạng trung. Đông cơ này có thể hoạt động hiệu quả trong các vùng khí nóng và loãng như trên núi cao hay những nơi có thời tiết và nhiệt độ cực nóng.
VK-2500 được trang bị hệ thống tuốc bin nén khí mới giúp nó có thể tăng áp lực khí cùng công suất lên so với loại động cơ cũ. Klimov cũng phát triển hệ thống điều khiển điện tử để tối ưu hóa hiệu suất của động cơ cũng như trực thăng mà nó được trang bị.
Vào đầu năm 2020, phiên bản mới Klimov VK-2500PS-03 engine đã được trang bị thêm hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử dạng FADEC (Full-authority digital engine control), tên là BARK-6V-7S được phát triển cũng bởi hãng Klimov này (JSC "ODK-Klimov")
Trước đó, vào cuối năm 2018, động cơ VK-2500PS-03 mới này, dĩ nhiên cũng được chế tạo từ các linh kiện Nga (Russian components and parts) đã được gắn trên trực thăng Mi-171A2 và bay thử khắp nơi ở khu vực Đông Nam Á, cho thấy nó hoạt động tốt trong điều kiện độ cao lớn trong điều kiện mưa và nóng vùng nhiệt đới (high altitude, heat and tropical rain conditions).
Hiện giấy chứng nhận cho version mới này đã nhận được tại Ấn Độ, Colombia cho phép nó được vận hành với tư cách động cơ hàng không dân sự ở những nước này. Các giấy chứng nhận tương tự cũng đã được cấp cho động cơ này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Peru, Brazil, Mexico.
Bài phát biểu này diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2018, Tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 11 về Công nghiệp Trực thăng HeliRussia 2018 (11th International Exhibition of the Helicopter Industry HeliRussia 2018) đã vô tình kể lại toàn bộ câu chuyện về quá trình nội địa hóa hoàn toàn động cơ trực thăng Nga mà tôi đã nói ở trên, cũng như định hướng ngành trực thăng tương lai của Nga. Chú ý: ảnh hưởng lớn nhất của Ukraine đối với Nga là động cơ trực thăng, sang đến tàu chiến là ít hơn hẳn và đã bị thay thế hết, còn các loại máy bay có tốc độ siêu âm trở lên, hay tên lửa thì ảnh hưởng về 0. Hiện nay động cơ cho trực thăng hạng năng Mi-26 là cái cuối cùng mà Nga vẫn phải dựa vào động cơ D-136 của Ukraine, dự kiến đến năm 2023 thì PD-12V, động cơ mà Nga đang phát triển dựa trên bộ tạo khí (gas generator) của PD-14 (như đã nói ở trên) mới hoàn thành đầy đủVừa rồi trong mấy post trước, tôi có nói động cơ trực thăng TV3-117 tuy là do Nga phát triển, thiết kế, nhưng nhà máy ở Ukraine sản xuất. Phải đến động cơ VK-2500 thì Nga mới sản xuất hoàn toàn. Sau khi xem kỹ lại thì chính xác hơn là thế này:
- Động cơ TV3-117, loại Turboshaft thì Nga vừa phát triển, thiết kế vừa sản xuất (đều do hãng Klimov làm hết). Phải là động cơ TV3-117VMA-SBM1, loại Turboprop mới là Nga phát triển, thiết kế (Klimov), nhưng nhà máy ở Ukraine (Motor Sich) sản xuất.
- Còn động cơ VK-2500 version đầu, tuy Nga phát triển, thiết kế nhưng Ukraine cũng được trao bản thiết kế này, hoặc có thể Ukraine cũng đóng góp. Thành ra cả Nga và Ukraine đều sản xuất được (Klimov, Motor Sich). Phải đến các version mới gần đây của VK-2500, ví dụ VK-2500PS-03, thì mới là hoàn toàn Nga phát triển, thiết kế và sản xuất (hãng Klimov). Như vậy cũng hợp lý, vì thời Nga phát triển version đầu tiên của VK-2500, vẫn chưa có khủng hoảng chính trị
Thêm chút tin luôn: Nga vừa nâng cấp trực thăng Mi-35P lên với 1 đống các hệ thống avionics của mình (23mm chin-mounted articulated double-barrel gun, head-up display (HUD) dùng cho pilot's cockpit và multi-functional displays).
Bài phát biểu của Trưởng phòng Động cơ tuabin khí nhỏ (MGTD) của Viện Động cơ Hàng không Trung ương (CIAM) Yuri Fokin tại triển lãm đã nói ở trên cách đây 2 năm, Nga cũng k giấu giếm gì hết, mà cũng k giấu nổi.
Giới thiệu
Trong những năm 1990-2000, một tình huống gay cấn đã nảy sinh trong việc chế tạo động cơ trực thăng trong nước, do sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không còn sản xuất hàng loạt động cơ trực thăng, đặc biệt là động cơ máy bay chính thuộc họ TV3-117 do xí nghiệp Zaporozhye Motor Sich sản xuất. Ngoài ra, trong một thời gian dài, các động cơ trực thăng mới trong nước không được phát triển hoặc đưa vào hoạt động. Một số dự án đã được khởi động, nhưng chưa hoàn thành, ví dụ như động cơ máy bay trực thăng RD-600.
Việc không có động cơ máy bay nội địa dẫn đến thực tế là động cơ máy bay do nước ngoài sản xuất đã được sử dụng trên hầu hết các máy bay trực thăng được phát triển và cải tiến trong nước. Trực thăng Ka-226, Ka-226T, Ansat, Ansat-U, Ka-62, Mi-26 sử dụng động cơ do nước ngoài sản xuất. Giờ đây, phương án sử dụng động cơ nước ngoài trong một máy bay trực thăng vận tải hạng trung đầy hứa hẹn đang được xem xét. Hơn nữa, ngay cả trên trực thăng hạng trung Mi-38, ban đầu người ta dự định lắp động cơ nước ngoài, và việc nhà cung cấp loại động cơ này từ chối cung cấp động cơ cho Nga đã buộc các nhà phát triển trong nước phải chế tạo động cơ Nga (TV7-117V). Ngày nay, sau nhiều năm thảo luận, vấn đề làm chủ việc sản xuất hàng loạt động cơ VK-2500 ở Nga đã được giải quyết.
Những gì đã được thực hiện bởi United Engine Corporation
Kể từ đầu thập kỷ này, một chương trình thay thế nhập khẩu trong việc chế tạo động cơ trực thăng đã được khởi động, trong khuôn khổ đó, một số lượng công việc rất đáng kể đã được thực hiện. Kết quả chính có thể được coi là sự phát triển sản xuất hàng loạt động cơ thuộc họ VK-2500 ở Nga. Ngoài việc lắp ráp động cơ của phiên bản cơ bản hoàn toàn từ các linh kiện trong nước, công việc đã được thực hiện để tạo ra động cơ VK-2500P / PS hiện đại hóa sâu sắc, đặc biệt, VK-2500PS-03 đã được chứng nhận cho máy bay trực thăng Mi-171A2 mới nhất. Động cơ VK-2500PS là sự sửa đổi của động cơ VK-2500 với hệ thống điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn mới kiểu FADEC. Bây giờ trong chương trình nghị sự là thông qua các cuộc thử nghiệm chung cấp Nhà nước về một sửa đổi khác của động cơ VK-2500 - VK-2500P cho máy bay trực thăng Mi-28NM hiện đại hóa, đang ở giai đoạn bay thử nghiệm.
Ngoài ra, động cơ trực thăng TV7-117V cho Mi-38 đã được chứng nhận. Phiên bản cơ bản được phát triển vào những năm 1980, nhưng động cơ đã được chứng nhận khá gần đây, chứng nhận đạt được với một số hạn chế về phạm vi hoạt động nhất định. Trong năm 2018, toàn bộ các biện pháp để mở rộng phạm vi hoạt động trong khuôn khổ của Điều khoản tham chiếu được chỉ định phải được hoàn thành, Y. Fokin nói thêm.
Khả năng phát triển động cơ PD-12V cho trực thăng hạng nặng tiên tiến và VK-800V cho trực thăng hạng nhẹ đang được xem xét. Do đó, trên cơ sở máy phát khí PD-14 được thiết kế cho máy bay chở khách đầy triển vọng MS-21, động cơ PD-12V đang được phát triển cho máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26. Đối với VK-800, công việc hiện đang được tiến hành trên một phiên bản máy bay của động cơ được thiết kế để sử dụng trong nhà máy điện của máy bay L-410. Đồng thời, CIAM hỗ trợ nối lại công việc chế tạo phiên bản trực thăng của VK-800V.
Cuối cùng, công việc đã được khởi động để định hình sự xuất hiện của một động cơ trực thăng đầy hứa hẹn. Hiện tại, công ty "UEC-Klimov" đang hình thành các đề xuất cho một động cơ triển vọng trong chương trình "Động cơ tiên tiến cho máy bay trực thăng", dự án này vẫn chưa được CIAM xem xét. Nhưng cho đến nay, người ta đã biết rằng một động cơ máy bay sẽ được cung cấp ở cấp công suất cao hơn TV7-117V, vượt qua các loại tương tự hiện có về khả năng sản xuất và trọng lượng cụ thể.
Tạo ra nguồn dự trữ khoa học và kỹ thuật tiên tiến
Việc tạo ra động cơ máy bay tiên tiến là không thể nếu không tạo ra nguồn dự trữ khoa học và kỹ thuật tiên tiến (STZ). Các mục tiêu và chương trình phát triển của NTZ đã được xác định. Phù hợp với chương trình đã được thông qua, các động cơ máy bay hứa hẹn phải có các đặc tính tốt hơn đáng kể so vớivới động cơ máy bay VK-2500.
Tham số | Công nghệ 2025 | Công nghệ 2035 |
---|---|---|
Mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể | Giảm 10-15% | Giảm 15-20% |
Trọng lượng riêng | Giảm 20-25% | Giảm 25-30% |
Độ tin cậy và tài nguyên | Tăng 1,5-2 lần | Tăng trong 2-3 lần |
"Tính khả dụng" của động cơ | - | Tăng trong 2-3 lần |
Các hướng chính phát triển động cơ máy bay trực thăng Các
chuyên gia của CIAM đã phát triển 7 hướng chính để phát triển động cơ máy bay cho máy bay trực thăng nội địa đầy hứa hẹn
P / p Không. | Phương hướng | Nhiệm vụ đã giải quyết |
---|---|---|
1 | "Phi kim loại" | Tăng các chỉ số cụ thể và tài nguyên do sử dụng vật liệu composite tiên tiến |
2 | "Động cơ đơn giản" | Đơn giản hóa thiết kế động cơ, giảm số công đoạn của máy cánh gạt và tổng số bộ phận |
3 | "Động cơ bền bỉ" | Cải thiện khả năng thích ứng vận hành (đơn giản hóa việc bảo trì, đảm bảo khả năng hoạt động trong các điều kiện ngoại cảnh bất lợi) |
4 | "Động cơ điện" | Loại bỏ hộp truyền động khỏi thiết kế động cơ , việc sử dụng ổ điện của các đơn vị |
số năm | Động cơ "khô" | Loại trừ hệ thống bôi trơn khỏi thiết kế động cơ , sử dụng các loại vòng bi "không được làm mát" |
6 | "Động cơ thông minh" | Phát triển và cải tiến hệ thống điều khiển, giám sát, chẩn đoán và dự báo tình trạng kỹ thuật của động cơ |
7 | "Động cơ giá cả phải chăng" | Thực hiện các công nghệ tiết kiệm tài nguyên để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất, giảm giá động cơ và chi phí vận hành |
Ngoài ra còn có nhiệm vụ cải tiến phương pháp thiết kế 3D.
Để hỗ trợ các lĩnh vực công việc này, CIAM đang phát triển một loạt các công nghệ đột phá. Cùng với các doanh nghiệp trong ngành, Viện đang triển khai chương trình “Phát triển công nghệ MGTD và APD có triển vọng”, mục đích của chương trình này là tạo ra 11 người trình diễn công nghệ có triển vọng.
- Trình diễn MGTD "điện";
- Bộ giảm tốc cao tốc MGTD;
- Vòi phun tuabin KM;
- Bộ trao đổi nhiệt cho chu trình "phức hợp" MGTD;
- Buồng đốt MGTD với các phần tử của CM;
- Nhà máy giấy và bột giấy một giai đoạn thử nghiệm
- Thực nghiệm nhà máy giấy và bột giấy hai tầng;
- Giai đoạn bánh răng máy bay trực thăng tốc độ cao.
- Trình diễn động cơ piston máy bay turbocompound;
- Trình diễn MGTD trên giá đỡ khí;
- Biểu diễn động cơ piston quay.
Theo chương trình, trong năm 2017, các nghiên cứu thiết kế và thiết kế dự kiến được thực hiện với sự phân chia có điều kiện theo cấp độ thành các công nghệ vào năm 2025 và 2035, và trong năm 2018-2019, dự kiến sẽ chế tạo và thử nghiệm các thiết bị trình diễn.
Để đạt được tiến bộ đã được công bố về các đặc tính của động cơ trực thăng, CIAM đã xác định một tập hợp các công nghệ cho phép thu được các sản phẩm ở mức độ hoàn thiện nhất định. Vì vậy, "Technologies 2025" bao gồm:
- Nhà máy giấy và bột giấy hai tầng;
- Nhỏ gọn phát thải thấp CS;
- Tua bin RK kiểu "Blisk";
- Cánh quạt PPM làm bằng KM;
- Vỏ máy nén làm bằng KM Vỏ máy nén làm bằng KM;
- Ống lửa KS làm bằng CM;
- Tuabin CA từ CM;
- Vòng bi lai;
- Truyền động điện của các tổ máy;
- ACS cảm biến không dây;
- BSKD với quyền truy cập từ xa;
- MGTD chu trình "phức tạp" với TO.
"Công nghệ 2035" bao gồm:
- Tua bin RC không được làm mát bằng CM;
- Các bộ phận cơ thể trong CM từ CM;
- Hỗ trợ không làm mát bằng dầu;
- Trục từ CM.