[Funland] Thảo luận về Nước Nga

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thêm một tin nữa, không rõ các bạn có biết tin kỹ hơn không?
Từ 20 năm nay, Hàn Quốc đang sử dụng phi đội 54 chiếc trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 của Nga để tìm kiếm cứu nạng trong chiến tranh, cấp cứu dân sự, cứu hỏa cả dân sự và quân sự, và các nhiệm vụ khác
Hồi tháng 10 năm ngoái 2019, báo chí có đưa tin, Nga có đề xuất với Hàn Quốc một gói nâng cấp phi đội trực thăng Kamov KA-32 của Hàn, với động cơ, avionics mới và các thứ khác.

Cụ thể là phía Nga đề xuất với Hàn như sau:
- Động cơ mới Klimov VK-2500PS-02 engine, thay cho động cơ cũ Klimov-TV3-117s
- Buồng lái mới (glass cockpit)
- Hệ thống cứu hỏa firefighting system) mới
Phía Nga nói rằng việc nâng cấp sẽ kinh tế hơn mua mới. Việc nâng cấp này sẽ hợp tác với hãng Hàn Quốc là RH Focus.

Không rõ hồi đáp của phía Hàn Quốc thế nào? Các bạn có tin gì không?

Nhưng có 1 số điều cần lưu ý:
- Trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 hiện đang được sử dụng tại trên 30 nước thế giới (Cái hình màu vàng phía dưới là trực thăng Kamov được sử dụng ở Bồ Đào Nha (Portugal Civil Protection), còn hình kia là Ka-32 được dùng ở Hàn Quốc). Nó chủ yếu dùng để cứu nạn, cứu hỏa, và cấu hình của nó cho phép dùng cho hơn 100 kịch bản khác nhau.
Do tính đa năng này, một chiếc Kamov KA-32 có thể làm được rất nhiều việc, nên số lượng sản xuất ra nó bên ngoài Nga không nhiều, hình như chỉ có 240 hay 250 chiếc gì đó.
Bản thân Nga cũng chỉ có 37 chiếc. Chi phí chế tạo trực thăng này rất rẻ

- Động cơ cũ Klimov-TV3-117s là của Nga làm, nhưng có dùng components (linh kiện) của Ukraine. Còn động cơ mới Nga đề xuất là Klimov VK-2500 hoàn toàn của Nga, kể cả linh kiện.
Như vậy nếu thay động cơ mới thì Ukraine chẳng kiếm được xu nào từ việc bảo hành bảo trì mấy cái linh kiện của mình từ Hàn Quốc, bởi vì Hàn là nước có phi đội trực thăng Kamov KA-32 lớn nhất thế giới

Ka-32 của Bồ Đào Nha
View attachment 5545576


Ka-32 của Hàn Quốc
View attachment 5545575

_________________________________________________

Nhân câu chuyện về nâng cấp này, hãy nhìn lại lịch sử quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga một chút, và lịch sử của việc hình thành động cơ trực thăng nội địa VK-2500. Có thể thấy việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ, không để bị lệ thuộc vào Ukraine đã được bắt đầu từ rất lâu, không phải đợi đến khi có khủng hoảng Ukraine mới tiến hành.

- Khi Liên Xô tan rã, Nga có các nhà máy chế tạo trực thăng, và Nga cũng là nơi phát triển, phát minh ra công nghệ, thiết kế trực thăng. Trái lại Ukraine lại thừa hưởng được nhà máy sản xuất động cơ cho trực thăng.


- Các động cơ cho ngành công nghiệp máy bay trực thăng dân dụng ở Nga được cung cấp theo hợp đồng dài hạn giữa Nga và Ukraine. Mỗi khi Nga chế ra được cái trực thăng nào, và ký được hợp đồng bán trực thăng nào, thì Ukraine cũng được lợi với tư cách nhà cung cấp động cơ.

- Vào đầu những năm 2000, Nga đã cố gắng mua nhà máy chế tạo động cơ của Ukraine, nhưng bị từ chối. Sau đó, Nga quyết định thành lập công ty sản xuất động cơ trực thăng hoàn toàn độc lập của riêng mình trên cơ sở Công ty cổ phần Klimov .
(Chú ý là công ty Klimov đã ra đời từ năm 1914, và đã chế tạo động cơ từ lâu, chủ yếu là động cơ trục chân vịt, hộp số (gearbox), cho các loại phương tiện khác nhau)

- Khởi đầu, quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga bắt đầu bằng việc lắp ráp động cơ sử dụng các linh kiện của Ukraine
. Năm 2009, khoảng 100 động cơ đã được lắp ráp tại Klimov JSC sử dụng linh kiện của Ukraine, năm 2010 - 198 chiếc, năm 2011 - hơn 260 chiếc.

- Năm 2011, một nhà máy động cơ máy bay mới được thành lập tại St.Petersburg, tên là khu phức hợp thiết kế và sản xuất Petersburg Motors design and production complex Petersburg Motors)

- Năm 2014, giai đoạn đầu tiên của nhà máy mới này được đưa vào vận hành, chính thức việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ trực thăng của Nga, cả linh kiện cũng là của Nga.

Trong sự hợp tác toàn diện của việc nội địa hóa động cơ này, còn có sự tham gia của công ty SPC Gas Turbine Engineering "Salyut" , Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise) và công ty PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association - Hiệp hội Công nghiệp Động cơ Ufa, tôi đã post về công ty này)

Quá trình phát triển của động cơ VK-2500, hoàn toàn của Nga, đây là 1 bước tiến hóa lớn từ động cơ TV3-117s (được gọi là high power derivative of the TV3-117VMA engine, also for hot and high). Động cơ này dự định lắp đặt trên các máy bay trực thăng hạng trung mới và hiện đại hóa của các công ty Mil và Kamov, cụ thể là trên trực thăng Ka-50, Ka-52 và Mi-28.

- Một phiên bản của động cơ VK-2500, đã được phát triển tại Công ty cổ phần Klimov vào năm 1999-2001. Năm 2001, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với động cơ trục chân vịt VK-2500 đã được thực hiện.

- Năm 2012, các thử nghiệm của động cơ này đã được hoàn thành

- Năm 2014, Klimov đã lắp ráp 10 động cơ đầu tiên hoàn toàn từ các linh kiện của Nga. Năm 2015 - 30 cái. Năm 2016 - 60 cái. Năm 2017 - 100 cái

Động cơ VK-2500 này dùng cho các trực thăng vận tải hạng trung. Đông cơ này có thể hoạt động hiệu quả trong các vùng khí nóng và loãng như trên núi cao hay những nơi có thời tiết và nhiệt độ cực nóng.

VK-2500 được trang bị hệ thống tuốc bin nén khí mới giúp nó có thể tăng áp lực khí cùng công suất lên so với loại động cơ cũ. Klimov cũng phát triển hệ thống điều khiển điện tử để tối ưu hóa hiệu suất của động cơ cũng như trực thăng mà nó được trang bị.

Vào đầu năm 2020, phiên bản mới Klimov VK-2500PS-03 engine đã được trang bị thêm hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử dạng FADEC (Full-authority digital engine control), tên là BARK-6V-7S được phát triển cũng bởi hãng Klimov này (JSC "ODK-Klimov")


Trước đó, vào cuối năm 2018, động cơ VK-2500PS-03 mới này, dĩ nhiên cũng được chế tạo từ các linh kiện Nga (Russian components and parts) đã được gắn trên trực thăng Mi-171A2 và bay thử khắp nơi ở khu vực Đông Nam Á, cho thấy nó hoạt động tốt trong điều kiện độ cao lớn trong điều kiện mưa và nóng vùng nhiệt đới (high altitude, heat and tropical rain conditions).
Hiện giấy chứng nhận cho version mới này đã nhận được tại Ấn Độ, Colombia cho phép nó được vận hành với tư cách động cơ hàng không dân sự ở những nước này. Các giấy chứng nhận tương tự cũng đã được cấp cho động cơ này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Peru, Brazil, Mexico.
Nhân nói về trực thăng Mi-171A2 sử dụng động cơ VK-2500 và động cơ thế hệ trước là TV3-117, tôi bổ sung thêm chút là hãng Klimov đã mở 1 trung tâm sửa chữa 2 động cơ này ở Việt Nam, Vũng Tàu vào năm ngoái thì phải. Động cơ VK-2500 là động cơ gas turbine, loại turboshafts

Trong đoạn trích trên, tôi có nhắc đến 3 hãng là:
1) SPC Gas Turbine Engineering "Salyut"
2) Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise)
3) công ty PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association - Hiệp hội Công nghiệp Động cơ Ufa, tôi đã post về công ty này)
Chính họ đã giúp cho hãng Klimov nội địa hóa hoàn toàn động cơ gas turbine cho trực thăng hạng trung ở Nga. Động cơ turboshaft cho trực thăng hạng nặng Mi-26 là PD-12V turboshafts hiện do Aviadvigatel đang chế tạo để thay cho động cơ D-136 của Ukraine.

Nói chung, các dòng động cơ gas turbine, loại turboshafts dùng cho trực thăng hạng trung và nhẹ thì Nga đã thay hết đồ của Ukraine rồi (chủ yếu do hãng Klimov chế tạo), động cơ gas turbine cho tàu khu trục thì được UEC Saturn chế tạo thay thế cho động cơ từ Ukraine (như đã nói ở post trước, M90FR, Agregat-DKVP và M70FRU-R), tuabin khí cho tàu phá băng hạt nhân cũng được Nga chế tạo thay cho đồ từ Ukraine.
Bây giờ chỉ còn động cơ gas turbine cho trực thăng hạng nặng PD-12V turboshafts và động cơ PD-8 mà Aviadvigatel đang chế tạo là xong hết sự phụ thuộc vào Ukraine về động cơ hàng không cho máy bay trực thăng và một số máy bay vận tải khác. Còn các động cơ của chiến đấu cơ Su, Mig thì không phụ thuộc Ukraine. Động cơ tên lửa Nga thì cũng không nốt.
Ngành tàu biển về căn bản cũng đã xong, vì tàu ngầm Nga dùng động cơ điện diesel, chả dính gì đến Ukraine. Còn mấy cái tàu ngầm hạt nhân kia không rõ có dùng tuabin khí không, nhưng nếu có thì nhiều khả năng cũng là Nga làm, chứ không phải Ukraine. Theo tôi biết thì tàu ngầm hạt nhân Nga là dùng lò phản ứng nước áp lực (pressurized water reactor - PWR) với steam turbine chứ không phải gas turbine.
Chả biết tại sao cái tàu hạt nhân phá băng Arktika lại phải dùng gar turbine làm gì?

Hãng thứ 3 trong list 3 hãng trên đã nói rồi. Còn 2 hãng kia cũng nên nhắc sơ qua chút. Tôi cũng không muốn giới thiệu hãng chế tạo động cơ UEC Saturn (chế tạo đủ loại động cơ, cả gas turbine) vì nó đã quá nổi tiếng rồi.

1) SPC Gas Turbine Engineering "Salyut" MMPP

Một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở Nga về sản xuất động cơ máy bay, thành lập năm 1912. Tọa lạc tại Mátxcơva, có nguồn gốc từ 1 doanh nghiệp Pháp tên là Gnome-Rhone
Chính hãng này đã sản xuất hàng loạt động cơ phản lực AL-31F-M1, AL-31FN, AL-21F, etc. dùng cho các máy bay chiến đấu họ Su 27 và trước đó và họ động cơ phản lực R15B-300, RD-45F, VK-1, etc. cho các chiến đấu cơ Mig-25, Mig-15, 17, etc.

Nói chung, các động cơ máy bay tuabin khí thuộc họ AL-31F dùng cho các máy bay chiến đấu của tổ hợp công nghiệp Sukhoi ( Su-27 , Su-30 , Su-33 ) thì do hãng tự sản xuất. Nói kỹ hơn, động cơ này được phát triển dưới sự lãnh đạo của A. Lyulka tại NPO Saturn và được sản xuất tại cả hai hãng: PJSC "UEC-UMPO"( hãng thứ 3 ở trên ) và MMPP Salyut này. Chứ AL là viết tắt của Arkhip Lyulka (Còn AL-41F dùng cho Su-35 thì được sản xuất tại chính UEC Saturn)

Còn các động cơ AI-222-25 (máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 ), D-436T (máy bay chở khách đường ngắn An-148 và Tu-334 , máy bay đổ bộ Be-200 ) và D-27 ( máy bay chở hàng An-70) thì hãng này sản xuất kết hợp với Motor Sich của Ukraine.

Công ty cũng làm sản phẩm dân dụng cho ngành công nghiệp gas và dầu

2) Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise)


Được thành lập năm 1932

Doanh nghiệp sản xuất động cơ RD-33 và các sửa đổi của nó cho các máy bay MiG-35 , MiG-29 , MiG-29SMT, MiG-29K / KUB, MiG-29M / M2, đang được sử dụng bởi cả không quân Nga và nước ngoài. Một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng là sửa chữa và hỗ trợ sau bán động cơ RD-33 và các sửa đổi của nó. Cùng với OJSC Klimov, công ty đã phát triển một số sửa đổi của động cơ RD-33, bao gồm động cơ RD-ZZMK cho tiêm kích hạm MiG-29K .

Kể từ năm 2015, MMP được đặt theo tên của V. V. Chernyshev đã cung cấp các thành phần và linh kiện cho động cơ trực thăng VK-2500 cho nhà phát triển động cơ Klimov OJSC. Động cơ VK-2500 được lắp trên trực thăng Mi-8 , Mi-24 , Ka-52 và Mi-28 . Việc sản xuất được thực hiện trong khuôn khổ chương trình thay thế nhập khẩu - thay cho nhà máy Motor Sich của Ukraine .

Năm 2015, Công ty Cổ phần "MMP được đặt theo tên của V. V. Chernyshev" đã trở thành hợp tác của các nhà sản xuất động cơ thuộc họ TV7-117 cho máy bay trực thăng Il-112 , Il-114 và Mi-38 . Cuối năm 2015, xí nghiệp đã sản xuất những chiếc đầu tiên cho động cơ TV7-117V.

Các sản phẩm động cơ chính: RD-33, RD-33MK, RD-93, TV7-117SM / ST, VK-2500, RD-1700




Công ty cũng làm sản phẩm dân dụng
Từ năm 1955 đến năm 1962, xí nghiệp đã sản xuất động cơ gắn ngoài " Moskva " với dung tích 10 và 10,5 lít. pp., sau đó sản xuất được chuyển sang nhà máy chế tạo động cơ Rzhev

Từ năm 1967 đến năm 2009, xí nghiệp đã sản xuất hàng loạt động cơ gắn ngoài Neptune với công suất từ 18 đến 25 mã lực.

Đầu những năm 80, máy xới đất có động cơ MK-1 "Krot" của Liên Xô thuộc tầng lớp trung lưu được phát triển , đưa vào sản xuất và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1983.


1602456688722.png
1602456700539.png
1602456714635.png
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Hóa ra cái con trực thăng Ka-52 hay Ka-52 Alligator của Nga dùng 2 cái động cơ Klimov TW7-117 của hãng Klimov.
Cái động cơ này cũng dùng trong máy bay Mil Mi-38, Ilyushin Il-112 và Ilyushin Il-114

Dùng cho Mi-38 thì OK, nhưng sao lại dùng được cho cả Il-112 và Il-114 nhỉ?
Il-112 là loại máy bay vận tải quân sự mà Nga đang phát triển, Chuyến bay đầu tiên của Il-112V là 30 tháng 3 năm 2019. Mục đích là thay thế cho An-24 và An-26 của Ukraine. Dự kiến năm 2022 sẽ sản xuất

Còn con Il-114 là máy bay chở khách hạng nhẹ tầm ngắn. Phiên bản cũ xài được với cả động cơ Klimov ở trên và động cơ của hãng PW (Nga hồi đầu thiết kế vậy vì muốn xuất khẩu vào phương tây, bây giờ sau khủng hoảng Ukraine thì chắc là chấm dứt hy vọng).
Phiên bản mới của IL-114 tên là là Il-114-300 chỉ bao gồm các bộ phận linh kiện của Nga và đã được hiện đại hóa phần lớn, cả điện tử hàng không và động cơ.Việc sản xuất mới từ Nga sẽ được phục hồi trở lại vào 2021 hoặc 2022.

Vào ngày 12 tháng 9 năm 2017, một chiếc Il-76LL đã cất cánh để kiểm tra động cơ. Theo Kế hoạch vào năm 2022, chiếc máy bay đầu tiên sẽ được chuyển giao. Việc cấp giấy chứng nhận cho máy bay có sức chứa tối đa 50-68 chỗ ngồi hiện sẽ được thực hiện vào năm 2022. Từ năm 2023 Il-114-300 ở Lukhovitsy được chế tạo hàng loạt. Máy bay được thiết kế cho tuổi thọ 30 năm hoặc 30.000 giờ bay hoặc 30.000 chuyển động bay. Một phiên bản quân sự đã được lên kế hoạch vào 2019.

Nhưng sao động cơ trực thăng và phản lực lại xài chung được nhỉ? Bác nào chuyên gia động cơ giải thích cái?
Một số nước dùng con Ka-52 hay Ka-52 Alligator ở đoạn trích trên, nếu mua con nào sản xuất lâu rồi thì chắc vẫn là xài động cơ Klimov TW7-117, còn bọn nào mua mới gần đây, như Ai Cập chẳng hạn, thì đã được xài động cơ VK-2500 mới toanh của Nga hoàn toàn, không dính gì đến Ukraine cả
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,984
Động cơ
316,042 Mã lực
Một số nước dùng con Ka-52 hay Ka-52 Alligator ở đoạn trích trên, nếu mua con nào sản xuất lâu rồi thì chắc vẫn là xài động cơ Klimov TW7-117, còn bọn nào mua mới gần đây, như Ai Cập chẳng hạn, thì đã được xài động cơ VK-2500 mới toanh của Nga hoàn toàn, không dính gì đến Ukraine cả
Bọn KA này em thích nhất con KA-26 dùng cho nông nghiệp, rất gọn nhẹ và đơn giản :D
 

.Chuối.

Xe tăng
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
1,709
Động cơ
205,971 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Nhân thể trên kia bác có viết về Hydrogen. Nhật có promote xe hydrogen, chống lại xe điện chạy pin, cả chục năm nay rồi. Nhưng cũng nhiều ý trái chiều. Tôi không trong ngành đó nên không biết. Mà chắc những bàn luận thế cũng chẳng ai, làm thực ăn thực, vào OF để giải thích.
Đại loại trên mạng thấy có mấy ý (cũng là chung, không đặc trưng cho Nga):
- Hydrogen lợi hơn xe pin về thời gian nạp điện. Các trạm chỉ thay thùng hydrogen, còn xe điện phải xạc lâu hơn. Dở là hydrogen có energy density thấp, nên xe phải mang thể tích hydrogen lỏng nhiều hơn xăng và hộp pin li-ion. Ngoài ra các hãng xe pin hoặc tăng quãng đường chạy, hoặc làm công nghệ thay pin ở các trạm (như hãng Nio của Trung quốc).
Về hiệu xuất chuyển đổi thì không lợi nếu dùng điện phân nước để ra hydro, rồi lưu trữ và vận tải, cuối cùng lại dùng pin nhiên liệu trong xe sinh ra điện.
Còn nếu đốt nóng steam với khí tự nhiên và xúc tác để ra hydrogen thì sinh ra nhiều khí nhà kính.

- OK hơn là lưu trữ điện thừa lúc peak của điện gió, mặt trời, thủy triều để điện phân nước, lưu trữ hydrogen mà phát lại nếu các nguồn kia yếu.Thấy nói nguồn điện xanh không thiếu lắm (VN cũng rầm rộ làm solar), thiếu là mạng lưới truyền tải thông minh và lưu trữ để cân bằng nhu cầu với các nguồn phát không liên tục.
Phét! Nhật nào chống lại xe điện chạy pin:P.
Cái xe đầu tiên em làm là xe điện chạy pin Li-ion, bán ngon của nó, và tận giờ vẫn đang bán tiếp:D. Dự án tiếp theo là Hydrogen-fuel cell và cái này chết ngay sau giai đoạn mock-up:)). Rào cản lớn nhất mà bọn tư bản vẫn chưa vượt qua được là chi phí nhiên liệu và bài toán cân bằng giữa tính an toàn với giá thành sản xuất. Cho đến khi em rời khỏi ngành R/D xe hơi thì hình như chỉ còn lại thằng Honda vẫn chầy cối theo đuổi quả pin Hydro này.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Phét! Nhật nào chống lại xe điện chạy pin:P.
Cái xe đầu tiên em làm là xe điện chạy pin Li-ion, bán ngon của nó, và tận giờ vẫn đang bán tiếp:D. Dự án tiếp theo là Hydrogen-fuel cell và cái này chết ngay sau giai đoạn mock-up:)). Rào cản lớn nhất mà bọn tư bản vẫn chưa vượt qua được là chi phí nhiên liệu và bài toán cân bằng giữa tính an toàn với giá thành sản xuất. Cho đến khi em rời khỏi ngành R/D xe hơi thì hình như chỉ còn lại thằng Honda vẫn chầy cối theo đuổi quả pin Hydro này.
Trong lịch sử, mới chỉ có Nga (không rõ có NASA không) đem hydrogen vào sử dụng trong thực tế (sử dụng hydrogen và oxygen lỏng làm động cơ cho tên lửa vũ trụ thôi), còn lại đa phần là các thử nghiệm.
Không rõ Đức đầu tiên sẽ dùng hydro làm gì? Chắc không phải để chạy phưong tiện giao thông cá nhân ngay đâu.
Ngoài ra, nếu Nga làm hydro từ dầu mỏ, hay từ khí đốt, hoặc điện phân nưóc từ điện hạt nhân hay thuỷ điện của mình, thì chắc sẽ rẻ đi, nếu làm quy mô lớn. Theo kế hoạch thì năm 2024, Nga phải chuẩn bị thử một cái tàu hoả chạy bằng năng lưọng hydrogen. Đúng vậy, khởi đầu tôi nghĩ nó sẽ dùng cho cái gì phục vụ nhiều ngưòi, quy mô lớn, chứ đưa vào phục vụ cho cá nhân là chưa khả thi
 

.Chuối.

Xe tăng
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
1,709
Động cơ
205,971 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Trong lịch sử, mới chỉ có Nga (không rõ có NASA không) đem hydrogen vào sử dụng trong thực tế (sử dụng hydrogen và oxygen lỏng làm động cơ cho tên lửa vũ trụ thôi), còn lại đa phần là các thử nghiệm.
Không rõ Đức đầu tiên sẽ dùng hydro làm gì? Chắc không phải để chạy phưong tiện giao thông cá nhân ngay đâu.
Ngoài ra, nếu Nga làm hydro từ dầu mỏ, hay từ khí đốt, hoặc điện phân nưóc từ điện hạt nhân hay thuỷ điện của mình, thì chắc sẽ rẻ đi, nếu làm quy mô lớn. Theo kế hoạch thì năm 2024, Nga phải chuẩn bị thử một cái tàu hoả chạy bằng năng lưọng hydrogen. Đúng vậy, khởi đầu tôi nghĩ nó sẽ dùng cho cái gì phục vụ nhiều ngưòi, quy mô lớn, chứ đưa vào phục vụ cho cá nhân là chưa khả thi
Vấn đề to nhất là chi phí lưu trữ hydro lỏng quá cao để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho phương tiện cá nhân cụ ạ. Hạ tầng phân phối và chiết nạp cũng vượt quá sức chịu đựng giá thành của nhu cầu tiêu dùng thông thường. Các R&D cho tới thời điểm hiện tại chỉ mới đáp ứng nhu cầu khoe công nghệ và bắt trend bảo vệ môi trường, khả năng ứng dụng đại trà còn bé xíu:D.
Hydro của Nga với Đức em nghĩ sẽ có phương án chuyển đổi năng lượng tập trung, kiểu một nhà máy điện đốt hydro chẳng hạn, nó sẽ hiệu quả hơn trong việc phân phối năng lượng tới người dùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Lần trước tôi đã nói về các hãng của Nga trong việc chế tạo phần mềm CAD (bao gồm cả EDA hay ECAD)/CAM/CAE/PLM/AEC/BIM
Các công ty nga trong các ngành công nghệ mới (tôi tránh dùng từ công nghệ cao, dù tôi là dân công nghệ cao, vì đây là 1 từ mang tính marketing và dễ dẫn đến biais, vì như thế có khác gì bảo các ngành công nghệ khác là không cao )

Lần này tôi nói về 2 công ty Nga trong 2 lĩnh vực công nghệ mới của tương lai nữa, mà xuất khẩu khá nhiều. Dĩ nhiên Nga còn nhiều công ty khác trong ngành này mà tôi chưa biết hết, nên nói đến công ty hay xuất khẩu trước



Texel: nhà chế tạo máy quét 3D và phát triển phần mềm 3D (3D scanner manufacturer + 3D Softwares) chất lượng cao của Nga

Mặc dù công ty Texel được thành lập vào năm 2014 nhưng lịch sử của công ty đã bắt đầu từ rất lâu trước đó.
Năm 2007, dự án khoa học tái tạo các mô hình 3D dựa trên hình ảnh của cơ thể người cho các hệ thống VR bắt đầu được thực hiện vào năm 2007.
Bảy năm sau, những người sáng lập Texel, Sergey Klimentyev, Maxim Fedyukov và Andrey Poskonin, đặt cho mình một mục tiêu phức tạp nhưng thú vị - số hóa nhân loại.
Họ đã kết hợp ý tưởng, công việc và kinh nghiệm của mình để trở thành người đầu tiên ở Nga tạo ra một máy quét nhanh và chính xác để tạo mô hình 3D kỹ thuật số của người và các vật thể lớn.

Khách hàng: toàn các hãng danh tiếng trên thế giới và của Nga, ví dụ
Khách quốc tế: master card, VISA, L'Oréal, Mercedes-Benz, Marvel, FOX, Hard Rock Cafe, Shiseido, Marks&Spencer, ATHENS International Airport, S.Oliver
Khách nội địa: Moscow City Government, Sibur, Alpha Bank, Bolshoy Theatre

Kể từ tháng 8 năm 2015, văn phòng của Texel đã được đặt tại Technopolis Moscow, một khu vực đặc biệt cho sự phát triển của sản xuất công nghệ cao. Vào tháng 12 năm 2016, công ty đã đạt được tư cách là cư dân của trung tâm sáng tạo “Skolkovo”.
Ngay từ khi Texel được thành lập, Texel đã tích cực thu hút đầu tư để tạo ra các sản phẩm mới. Quỹ phát triển cho các sáng kiến internet “Skolkovo” tỏ ra rất quan tâm đến các giải pháp quét và hình ảnh 3D, đầu tư 51,7 triệu rúp. Quỹ mạo hiểm của Anh “Founders Factory” cũng đã đầu tư vào công ty.

Trong hai năm qua, Texel Portal đã nằm trong danh sách những máy quét 3D toàn thân tốt nhất theo Aniwaa (một cơ quan đánh giá độc lập của Pháp).
Công ty đã tổ chức hợp tác với Visa trong suốt FIFA World Cup 2018, đồng thời ký thỏa thuận với Marks & Spencer và S.Oliver về việc phát triển dự án phòng thử đồ ảo.
Năm 2019, công ty bắt đầu làm việc trên một sản phẩm mới, Texel Fit, để lấy số đo kỹ thuật số của mọi người cho các thương hiệu quần áo và cửa hàng thời trang.


Vào tháng 2 năm nay, việc chuyển giao máy quét 3D (3D scanners) của Texel cho Hàn Quốc và UAE đã bắt đầu
(Hình như Hàn cũng chế được máy 3D Scanner. Dĩ nhiên có sản phẩm nào rồi vẫn có thể nhập khẩu sản phẩm đó nếu cần, nhưng nếu mua sao lại mua của Nga mà không mua từ Nhật nhỉ?)
Nhà chế tạo phần mềm và máy quét 3D (3D Scanner) chuyên nghiệp Texel có trụ sở tại Moscow đã bắt đầu phân phối các sản phẩm của mình tới Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, theo báo cáo trên trang web chính thức của thị trưởng thủ đô.
Trường đại học Seoul sẽ sử dụng tiếng Nga trong việc giảng dạy các sinh viên tại các khoa liên quan đến đồ họa và thiết kế 3D (3D graphics and design), và tại bảo tàng Dubai, thiết bị này sẽ được trưng bày trong triển lãm dành riêng cho các công nghệ kỹ thuật số của tương lai.
Ưu điểm chính của máy quét Texel là phần mềm của nó, cho phép quét người nhanh chóng và chất lượng cao mà không cần xử lý hậu kỳ (post-processing) với phần mềm của bên thứ ba (third-party software).
Theo ông Aleksandr Prokhorov, Trưởng phòng Đầu tư và Chính sách Công nghiệp của Moscow, tổng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Nga trong tháng 1-11 năm ngoái lên tới 10,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ hai năm trước.

Sản phẩm máy quét 3D Scanner:
- Máy quét 3D Texel Portal BX
- Máy quét 3D Texel Portal MX

Sản phẩm 3D Software:
- Texel AutoScan
- Texel Registration
- Texel Studio
- Texel Cloud
- Texel Services
- Texel Sync
- BodyFit

Công ty tập đoàn OCSiAl
Công ty Nga nhưng trụ sở đặt tại Luxembourg. Văn phòng công ty ở khắp nơi trên thế giới: Hoa Kỳ, Nga, TQ, Hong Kong, Hàn quốc, Nhật, Malaysia, Israel và Ấn

Thông tin về thị phần đến 90% của công ty này trên toàn cầu nhờ các bác ở Nga thẩm định lại, vì có thể tôi đã hiểu và dịch sai.

Lĩnh vực: Materials, Nanotechnology
Sản phẩm: tổng hợp sản xuất ống nano graphene (carbon nanotubes)
Các ống nano của công ty là sản phẩm đầu tiên trên thế giới được chứng nhận phù hợp với quy định REACH của Châu Âu, quy định về sản xuất và lưu thông hóa chất.

Cơ sở công nghệ (sản xuất, chế tạo, R/D) ở Nga, vùng Novosibirsk, cụ thể là ở Novosibirsk, cụ thể là cơ sở công nghiệp thí điểm để tổng hợp ống nano carbon một vách có tên Graphetron 1.0 đặt tại Trung tâm Vật liệu nano biến đổi tại Technopark của Novosibirsk Akademgorodok, trong trung tâm R&D của OCSiAl.
Công nghệ tổng hợp ống nano graphene là của Nga, do chính PCT phát triển .
Nói cụ thể hơn, nó được tạo ra bởi một nhóm các chuyên gia PCT dưới sự lãnh đạo của một nhà khoa học Novosibirsk - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Mikhail Predtechensky, người cũng là một trong những người sáng lập và chủ sở hữu của OCSiAl.


Tin tức mới và xuất khẩu: Cung cấp ống nano carbon cho thị trường nước ngày ngoài tăng

Tháng 2 năm nay, công ty OCSiAl đã khai trương tiếp một cơ sở lắp đặt mới tại Novosibirsk để tổng hợp các ống nano graphene (carbon) với công suất 50 tấn mỗi năm, báo cáo trên trang web chính thức của Quỹ Phát triển Công nghiệp (công ty là người vay từ IDF). Đây là công trình lắp đặt loại này lớn nhất thế giới cho đến nay.

Hiện tại, OCSiAl đại diện cho hơn 90% năng lực sản xuất ống nano graphene toàn cầu. Theo Giám đốc IDF Roman Petrutsa, ống nano graphene là “vật liệu của tương lai” của Nga, có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp do những đặc tính độc đáo của nó: từ xây dựng đến công nghiệp ô tô.

Ống nano graphene là một chất phụ gia đa mục đích cho các vật liệu có thể cải thiện các đặc tính của chúng: ví dụ, bằng cách gia cố chúng hoặc cung cấp tính dẫn điện và nhiệt. Các khách hàng lớn nhất mua các sản phẩm này bao gồm các nhà sản xuất nhiều loại nhựa, vật liệu composite, cao su, pin lithium-ion, cũng như các mối quan tâm lớn về hóa chất toàn cầu.

Khoảng 90% ống nano graphene được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu (công ty xuất xưởng các sản phẩm của mình với thương hiệu TUBALL). Ví dụ, các ống nano graphene của PCT được sử dụng trong vận chuyển điện. Ống nano có thể làm giảm mức tiêu thụ năng lượng của pin xe điện trong quá trình vận hành và sau khi tái chế, giảm trọng lượng của chúng, cũng như tăng tuổi thọ lên 1000-1500 chu kỳ sạc-xả.
Trước khi thêm các công ty mới, thêm vài hình ảnh về công ty TEXEL trong đoạn trích trên đã, công ty chuyên chế tạo máy quét 3D (3D Scanners) và viết phần mềm 3D, và xuất khẩu máy đi nhiều nước. Công ty này có dự án số hóa 3D nhân loại. Dưới đây là những hình ảnh tĩnh, nhưng có thể vào đây, xem hình ảnh 3D động, tức các animation 3D mà máy quét của công ty này tạo ra. Chúng ta có thể dùng chuột để điều khiển 3D animation này

https://sketchfab.com/3d-models/3d-model-1-bf5928391fb4491488798cb14016a61f



View attachment 5459209 View attachment 5459210 View attachment 5459211 View attachment 5459212 View attachment 5459213 View attachment 5459214 View attachment 5459215 View attachment 5459216 View attachment 5459217 View attachment 5459218
Hóa ra cái công ty Texel làm máy 3D Scanner ở 2 đoạn trích này này cũng nhanh nhạy kinh doanh quốc tế phết. Sản phẩm máy 3D Scanner Portal của nó được đánh giá là nằm trong top 10 best 3D scanners in the world, theo đánh giá của 2 tổ chức uy tín là cơ quan Pháp Aniwaa ( French rating Aniwaa) và Hometrica của Thụy Sĩ (authoritative Swiss Hometrica Consulting). Bọn đồng nghiệp mình hóa ra cũng biết đến cái máy này. Thực ra máy Nga tốt không lạ, nhưng thường Nga không mạnh về marketing và quảng cáo, cũng không nhiều hãng có đủ tài chính đầu tư vào cái thứ ngốn tiền khủng khiếp này, nên ít ai biết đến. Bọn này cũng chưa chắc đã đầu tư nhiều vào quảng cáo, chẳng qua vì may mắn có nhiều khách hàng là các hãng quốc tế tên tuổi nên nhờ đó được biết đến nhiều hơn thôi. Xem video cũng hay thật, nó còn dùng cả drone để thực hiện 3D Scanner

3D scanner Texel Portal MX

3D Scanner Texel Portal - human 3D model

3D Scanning Drone


Texel Portal. Automated human body 3D scanner.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,752
Động cơ
523,523 Mã lực
Không để ý là chú này hỏi mình. Chuyện về tăng Armata là 1 chuyện thú vị, nhưng topic này tôi đã hạn chế hầu như không nói gì về quân sự mà. Chú lại định lái topic à? Thôi trả lời 1 lần vây, nếu thích đi sâu thì đề nghị chú mở topic riêng về tăng Armata hay gì gì đó, chứ đừng làm loãng topic này nhé.

Cái động cơ 1500 mã lực diesel do nhà máy máy kéo Chelyabinsk chế tạo, bị chậm tiến độ, và các vấn đề về động cơ mới chỉ vừa được giải quyết xong cách đây 2 tháng, cả vấn đề thiết bị ảnh nhiệt (thermal-imaging equipment) cũng chỉ vừa được giải quyết. Như vậy phải năm 2021 hoặc 2022 mới chính thức ra đời được. Thực ra cái hay nhất của tăng này là bộ giáp và hệ thống bảo vệ của nó, chứ không hẳn là ở động cơ, dù điều đó đem lại sức cơ động cao cho tăng.
Đối với Nga, Armata không chỉ đơn giản là 1 cái tăng, mà là 1 combat platform chiến đấu mới của họ, một dạng universal combat platform

Nói chung, thông tin về Nga tôi không thích đọc trên báo Tây lắm, vì kinh nghiệm cho thấy độ chính xác không cao (không hẳn là họ bịa tin, mà thông tin phiến diện, một chiều, không đầy đủ, chủ ý định hướng người đọc).
Về cái tăng Armata này, báo Tây cứ phán đoán binh luận đủ thứ A, B, C, etc. Có báo thì nói hay, như National Interest (bảo rằng Lầu Năm Góc đã thất bại với chương trình Hệ thống Chiến đấu Tương lai, khi cố gắng tạo ra một nền tảng xe tăng tương tự như Armata và đã chi hơn 16 tỷ USD cho nghiên cứu nhưng k thành. Trái lại National Interest bảo chương trình của Nga rẻ hơn rất nhiều), có báo thì dìm hàng như tạp chí Janes, etc.

Nói chung, tôi muốn chờ đến năm 2021 hay 2022 để biết cho rõ. Nhưng có 1 điều chắc chắn, tăng Armata không phải để sản xuất số lượng lớn, Nga sẽ một ưu tiên hiện đại hóa của những chiếc T-72 và T-90 hơn
Dưới đây là thông số của cái động cơ . Con T-14 này dự kiến trang bị pháo nòng trơn 152 mm do văn phòng KB-3 Cục thiết kế Kirov chịu trách nhiệm. Nói chung là con xe này còn thiếu cả động cơ lẫn pháo.

Designation:A-85-3AInfo
Manufacturer:Chelyabinsk Tractor Plant - Uraltraс Ltd
Product type:Engine and Systems
Name:Diesel engine
A-85-3A is turbo-piston diesel engine (sometimes named 2A12-3, 12CHN15/16 or 12N360) for front- and rear-positioned engine compartment. A-85-3A engine is used on an Armata universal platform.
The development of the engine was engaged in Chelyabinsk Transdizel design bureau. It produced on Chelyabinsk tractor plant.
A-85-3A (12N360) Engine Specifications:

  • Engine Type: four X - shaped, 12 - cylinder with a turbocharged and intercooled air
  • The system of fuel mixing: direct fuel injection

PropertyValue
Specifications:
Engine power output (h.p.)
1500​
Rated speed (r.p.m.)
2000​
Fuel consuption (g/h.p.h)
160​
Weight (kg)
1550​
Length (mm)
813​
Width (mm)
1300​
Height (mm)
8​

1602553560564.png
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,984
Động cơ
316,042 Mã lực
Trong lịch sử, mới chỉ có Nga (không rõ có NASA không) đem hydrogen vào sử dụng trong thực tế (sử dụng hydrogen và oxygen lỏng làm động cơ cho tên lửa vũ trụ thôi), còn lại đa phần là các thử nghiệm.
Không rõ Đức đầu tiên sẽ dùng hydro làm gì? Chắc không phải để chạy phưong tiện giao thông cá nhân ngay đâu.
Ngoài ra, nếu Nga làm hydro từ dầu mỏ, hay từ khí đốt, hoặc điện phân nưóc từ điện hạt nhân hay thuỷ điện của mình, thì chắc sẽ rẻ đi, nếu làm quy mô lớn. Theo kế hoạch thì năm 2024, Nga phải chuẩn bị thử một cái tàu hoả chạy bằng năng lưọng hydrogen. Đúng vậy, khởi đầu tôi nghĩ nó sẽ dùng cho cái gì phục vụ nhiều ngưòi, quy mô lớn, chứ đưa vào phục vụ cho cá nhân là chưa khả thi
Vấn đề to nhất là chi phí lưu trữ hydro lỏng quá cao để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho phương tiện cá nhân cụ ạ. Hạ tầng phân phối và chiết nạp cũng vượt quá sức chịu đựng giá thành của nhu cầu tiêu dùng thông thường. Các R&D cho tới thời điểm hiện tại chỉ mới đáp ứng nhu cầu khoe công nghệ và bắt trend bảo vệ môi trường, khả năng ứng dụng đại trà còn bé xíu:D.
Hydro của Nga với Đức em nghĩ sẽ có phương án chuyển đổi năng lượng tập trung, kiểu một nhà máy điện đốt hydro chẳng hạn, nó sẽ hiệu quả hơn trong việc phân phối năng lượng tới người dùng.
Thằng Siemens nó có hệ thống Pin Hydro dùng cho trạm BTS cũng hay phết. Nó tách Hydro từ Metanol.
Hiện ở VN đang dùng thí điểm mấy trạm BTS ngoài các đảo, đinh kỳ vài tháng lại có tàu chở Metanol ra nạp vào bồn chứa. Chất thải ra chỉ có nước thoai :D
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Trong lịch sử, mới chỉ có Nga (không rõ có NASA không) đem hydrogen vào sử dụng trong thực tế (sử dụng hydrogen và oxygen lỏng làm động cơ cho tên lửa vũ trụ thôi), còn lại đa phần là các thử nghiệm.
Cái này thì cụ sai to. Nga không dùng hydro lỏng (LH2) làm nhiên liệu tên lửa. Nga dùng chủ yếu là dầu hoả + O2 lỏng (Soyuz), và nhiên liệu gốc hydrazine với N2O4 (Proton).
Trong các cường quốc không gian, Nga và TQ không phát triển công nghệ tên lửa dùng H2 lỏng. Mỹ (Saturn V, Delta IV Heavy), ÂU (Arianne 5), Nhật (H-IIB) dùng LH2/LOX.
 

ktqsminh

Xe tăng
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,965
Động cơ
394,925 Mã lực
Thằng Siemens nó có hệ thống Pin Hydro dùng cho trạm BTS cũng hay phết. Nó tách Hydro từ Metanol.
Hiện ở VN đang dùng thí điểm mấy trạm BTS ngoài các đảo, đinh kỳ vài tháng lại có tàu chở Metanol ra nạp vào bồn chứa. Chất thải ra chỉ có nước thoai :D
Vụ đấy cũng định trang bị cho tầu ngầm đấy.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,229
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Cái này thì cụ sai to. Nga không dùng hydro lỏng (LH2) làm nhiên liệu tên lửa. Nga dùng chủ yếu là dầu hoả + O2 lỏng (Soyuz), và nhiên liệu gốc hydrazine với N2O4 (Proton).
Trong các cường quốc không gian, Nga và TQ không phát triển công nghệ tên lửa dùng H2 lỏng. Mỹ (Saturn V, Delta IV Heavy), ÂU (Arianne 5), Nhật (H-IIB) dùng LH2/LOX.
Xem phim the Martian , em thấy anh Matt Damon nhỏ hydrazine lên iridium để lấy H2 làm nước.. em tưởng Nasa cũng dùng ?
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Xem phim the Martian , em thấy anh Matt Damon nhỏ hydrazine lên iridium để lấy H2 làm nước.. em tưởng Nasa cũng dùng ?
Hydrazine nước nào cũng dùng làm nhiên liệu cho vệ tinh, vì nhiên liệu UDMH/N2O2 trữ được ở nhiệt độ phòng, nên có thể nạp nhiên liệu và để đó cả năm trời. Combo này lại là hypergolic, tức là gặp nhau là cháy, không cần hệ thống đánh lửa.
LOX hay LH2 là nhiên liệu lạnh, liên tục sôi và bay hơi, không lưu lâu được, nên thường dùng cho các tầng dưới và giữa.
Âu/ Mỹ không dùng Hydrazine cho tầng dưới vì hydrazine độc. Tuy nhiên cho vệ tinh thì không có lựa chọn nào khác.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cái này thì cụ sai to. Nga không dùng hydro lỏng (LH2) làm nhiên liệu tên lửa. Nga dùng chủ yếu là dầu hoả + O2 lỏng (Soyuz), và nhiên liệu gốc hydrazine với N2O4 (Proton).
Trong các cường quốc không gian, Nga và TQ không phát triển công nghệ tên lửa dùng H2 lỏng. Mỹ (Saturn V, Delta IV Heavy), ÂU (Arianne 5), Nhật (H-IIB) dùng LH2/LOX.
Không nhầm bác. Động cơ hỗn hợp oxygen và hydrogen lỏng (LOX / LH2) của Nga tôi đã post ở dưới. Động cơ và dự án này không đuợc công bố rộng rãi, thậm chí thời điểm làm còn bí mật.
Chính xác thì có lẽ nên nói động cơ RD-0146 này của Nga là loại đầu tiên dùng hỗn hợp LOX / LH2 mà không cần bộ tạo khí (gas generator). Mấy cái động cơ cho tên lửa của Mỹ, Pháp, Nhật mà bác nói hình như vẫn cần bộ tạo khí (cái này nhờ các bác kiểm chứng), mà xu hướng dần dần có vẻ như sẽ không cần cái bộ tạo khí này nữa

Bổ sung thêm chút, Đức Nga chọn nhau hợp tác phát triển năng lượng hydro là quá đúng. Đức đang đầu tư cực nhiều vào năng lượng hydrogen và sẽ là nhà tiêu thụ lớn nhất. Còn Nga là nguồn dự trữ nước lớn nhất thế giới, đồng thời đã giàu kinh nghiệm về sản xuất và chế tạo hydrogen trong ngành vũ trụ. Cụ thể là công nghệ hydrogen lỏng của Liên Xô và Nga trước đây đã được dùng làm nhiên liệu (fuel) phóng rất nhiều động cơ tên lửa vụ trụ Liên Xô và Nga, cụ thể là họ đốt hydro và ô xi lỏng (burning liquid oxygen and liquid hydrogen)
Rất nhiều động cơ tên lửa Nga bây giờ đã không còn gas generator (bộ tạo khí) nữa. Động cơ RD-0146 là động cơ đầu tiên dùng toàn hydrogen và oxygen mà không dùng gas generator. Động cơ này do KBKhA (http://www.kbkha.ru/) của Nga phát triển (Chemical Automatics Design Bureau - Cục Thiết kế Tự động Hóa chất, tuy tên là phòng thiết kế nhưng làm luôn cả viẹc chế tạo, sản xuất với tổ hợp complex công nghiệp lớn để sản xuất và test) vào năm 2011 để dùng cho tên lửa Proton và Angara. Dự án này được tài trợ một phần bởi Pratt & Whitney Rocketdyne. Pratt & Whitney đã ký một thỏa thuận tiếp thị sơ bộ vào ngày 7 tháng 4 năm 2000 với KBKhA của Nga trao quyền tiếp thị quốc tế độc quyền cho Pratt & Whitney đối với RD-0146. Sự hợp tác này ít được công khai.

Động cơ RD-0146 được phát triển bởi Cục Thiết kế Tự động Hóa chất KBKhA ở Voronezh, Nga, trong sự hợp tác ít được công khai với công ty Pratt & Whitney của Mỹ. Vào năm 2009, động cơ đốt cháy oxy lỏng và hydro lỏng này đã trở nên nổi tiếng khi cơ quan vũ trụ Nga chọn nó cho giai đoạn hai của phương tiện phóng Rus-M được thiết kế để mang theo tàu vũ trụ có người lái trong tương lai . Quyết định này đánh dấu sự trở lại của tên lửa Nga trong việc sử dụng hydro lỏng lần đầu tiên kể từ khi loại nhiên liệu tên lửa hiệu quả nhất nhưng khó điều khiển này được cung cấp cho phương tiện vận tải hạng nặng Energia vào những năm 1980.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Không nhầm bác. Động cơ hỗn hợp oxygen và hydrogen lỏng (LOX / LH2) của Nga tôi đã post ở dưới. Động cơ và dự án này không đuợc công bố rộng rãi, thậm chí thời điểm làm còn bí mật.
Chính xác thì có lẽ nên nói động cơ RD-0146 này của Nga là loại đầu tiên dùng hỗn hợp LOX / LH2 mà không cần bộ tạo khí (gas generator). Mấy cái động cơ cho tên lửa của Mỹ, Pháp, Nhật mà bác nói hình như vẫn cần bộ tạo khí (cái này nhờ các bác kiểm chứng), mà xu hướng dần dần có vẻ như sẽ không cần cái bộ tạo khí này nữa
Bổ sung thêm một chút:
Bơm nhiên liệu turbo (turbo fuel pump) được phát triển cho RD-0146 là loại nhanh nhất trên thế giới trong số các động cơ nhiên liệu lỏng được sản xuất hàng loạt (liquid-propellant engines) với tốc độ rôto hoạt động (operating rotor speed) lên đến 125.000 vòng / phút. Chỉ trên một động cơ mà giá trị này đã bị vượt qua: rôto của động cơ phản lực cánh quạt hexan cỡ nhỏ (small-sized hexane turbopump) của động cơ hạt nhân RD-0410 , cũng do KBKhA phát triển, nhưng chỉ sản xuất duy nhất 1 chiếc, quay với tần số lên đến 160.000 vòng / phút.
Không rõ bây giờ đã có động cơ nào có bơm nhiên liệu tốc độ cao hơn chưa?

Động cơ này được dùng cho 3 tên lửa: Proton-M, Angara-M5 và Rus-M, trong 1 tầng nào đó, hình như ở upper stage trong tên lửa Angara AM5,cụ thể là RD-0146D dùng cho upper stage của Angara AM5. Angara AM5 cũng sử dụng cả động cơ RD-191 là động cơ tên lửa đẩy - nhiên liệu lỏng dùng dầu hỏa và ô xy lỏng. Còn Rus-M thì đã bị ngừng sử dụng, do Nga tập trung vào dòng tên lửa Souyz, Angara. Còn việc áp dụng RD-0146 cho Proton thì hình như là ý định, nhưng chưa tiến hành
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Hôm nay, lúc 2:26 giờ theo múi giờ Moscow, lò phản ứng điện hạt nhân đầu tiên của Belarus, Ostrovets-1, đã đạt mức công suất tối thiểu có thể kiểm soát được, có nghĩa là lò phản ứng bắt đầu phản ứng dây chuyền hạt nhân tự duy trì (mức độ criticality). Belarus từ ngày nay là quốc gia thứ 36 trong lịch sử thế giới, có năng lượng hạt nhân để sản xuất điện.
Nhà máy được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 do Nga chế tạo, mỗi lò có công suất 1200 MW. Vào tháng tới, tổ máy-1 sẽ bắt đầu tạo ra điện, tổ máy-2 sẽ tiếp nối vào năm 2022.

1602582580672.png




Murmansk! Ngày nay, tàu phá băng hạt nhân universal đầu tiên thuộc loại LK-60Ya (Dự án 22220), "Arktika", đã đến đích. Con tàu hiện sẽ được neo tại cảng của công ty Atomflot và sẽ được bàn giao vào ngày 21 tháng 10 theo nghi thức ký giao thức chấp nhận cho Atomflot.
1602582613171.png
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,251 Mã lực
Hôm nay, lúc 2:26 giờ theo múi giờ Moscow, lò phản ứng điện hạt nhân đầu tiên của Belarus, Ostrovets-1, đã đạt mức công suất tối thiểu có thể kiểm soát được, có nghĩa là lò phản ứng bắt đầu phản ứng dây chuyền hạt nhân tự duy trì (mức độ criticality). Belarus từ ngày nay là quốc gia thứ 36 trong lịch sử thế giới, có năng lượng hạt nhân để sản xuất điện.
Nhà máy được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 do Nga chế tạo, mỗi lò có công suất 1200 MW. Vào tháng tới, tổ máy-1 sẽ bắt đầu tạo ra điện, tổ máy-2 sẽ tiếp nối vào năm 2022.

View attachment 5550706



Murmansk! Ngày nay, tàu phá băng hạt nhân universal đầu tiên thuộc loại LK-60Ya (Dự án 22220), "Arktika", đã đến đích. Con tàu hiện sẽ được neo tại cảng của công ty Atomflot và sẽ được bàn giao vào ngày 21 tháng 10 theo nghi thức ký giao thức chấp nhận cho Atomflot.
View attachment 5550707
Hôm trước bác langtubachkhoa có nói về tàu này. Nguồn năng lượng của nó là 2x175MWe của (2) lò phản ứng nhạt nhân, và 2x36MW do 2 tổ máy gas turbine (do Nga làm hoàn toàn). Tua bin khí có lợi thế dùng tốt ở vùng bắc cực, ở đây xe tăng Nga dùng là dòng T80 động cơ tua bin khí, nếu dùng động cơ diesel dầu DO có nguy cơ đóng băng! với con tàu lớn này, dùng tua bin khí là nguồn bổ trợ, dùng khí đốt (natural gas) hay LNG đều được, và dầu DO cũng xài tốt.
P/s: Các nguồn đều có phát thải "sạch", không có chuyện nhả khói mù mịt dùng lò hơi đốt dầu nặng FO!
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Hôm trước bác langtubachkhoa có nói về tàu này. Nguồn năng lượng của nó là 2x175MWe của (2) lò phản ứng nhạt nhân, và 2x36MW do 2 tổ máy gas turbine (do Nga làm hoàn toàn). Tua bin khí có lợi thế dùng tốt ở vùng bắc cực, ở đây xe tăng Nga dùng là dòng T80 động cơ tua bin khí, nếu dùng động cơ diesel dầu DO có nguy cơ đóng băng! với con tàu lớn này, dùng tua bin khí là nguồn bổ trợ, dùng khí đốt (natural gas) hay LNG đều được, và dầu DO cũng xài tốt.
P/s: Các nguồn đều có phát thải "sạch", không có chuyện nhả khói mù mịt dùng lò hơi đốt dầu nặng FO!
Cảm ơn bác, đáng ra 2 cái tuabin khí này do Ukraine cung cấp, nhưng Ukraine bỏ dở chừng, làm Nga phải tự làm, điều chỉnh cả kế hoạch, dẫn đến chậm gần 2 năm. Hai cái lò hạt nhân kia có dùng với PWR và steam turbine giống tàu ngầm hạt nhân Nga không bác?
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,251 Mã lực
Cảm ơn bác, đáng ra 2 cái tuabin khí này do Ukraine cung cấp, nhưng Ukraine bỏ dở chừng, làm Nga phải tự làm, điều chỉnh cả kế hoạch, dẫn đến chậm gần 2 năm. Hai cái lò hạt nhân kia có dùng với PWR và steam turbine giống tàu ngầm hạt nhân Nga không bác?
Khoản này thì chịu, Nga nó giữ bí mật. Thí dụ như mãi gân đây mới chào mời cho khách hàng nước ngoài (có nhu cầu) mua nhà máy phát điện nổi (xài năng lượng hạt nhân), tổng công suất cũng chỉ 70MW, thực chất chính là bộ nguồn lò phản ứng và máy phát điện tua bin hơi trên các con tàu ngầm đời cũ Nga đã loại bỏ từ lâu. Còn nhớ năm 1990-1994, khi khu vực SG (và MN) thiếu điện trầm trọng, thông qua môi giới là các bác cựu du học sinh, Nga đã chào bán con tàu này cho VN, hồi đó do không có tiền nên đành chịu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top