Lần trước tôi có nói hãng chế tạo động cơ trực thăng Nga Klimov mở cơ sở sửa chữa tân trang động cơ này ở Việt Nam, Vũng Tàu năm 2019. Vừa lên check lại thì đúng vậy. Nếu nhìn kim ngạch thương mại VN-Nga tính theo USD không lớn, nhưng lại toàn những thứ hết sức quan trọng thật. Mỹ cũng muốn bán trực thăng cho VN, không rõ họ có chịu mở cho mình các trung tâm sửa chữa thế này không? E là không dễ, vì sửa chữa, bảo trì là con bò béo để chén mà, hơn nữa, việc không có những trung tâm kiểu này sẽ làm tăng sự lệ thuộc của người mua (VN) vào người bán (Mỹ) hơn. Cần có những trung tâm này để VN không những không tốn chi phí ngoại tệ để sửa chữa trực thăng mình đang có, mà còn có thể kiếm lời từ các khách hàng mua trực thăng Nga, hơn nữa còn giúp VN tự chủ hơn trong vũ khí, khí tài quân sự, và giúp nâng cao trình độ công nghệ của VN.
Như vậy nghĩa là VN đã trở thành 1 phần của chuỗi cung ứng máy bay trực thăng Nga, nghĩa là nếu Nga càng bán được nhiều trực thăng ở thế giới nói chung, Đông Nam Á nói riêng, thì VN càng có lợi.
Nếu như sau này vaccine Sputnik hay nói chung 1 trong 3 vaccine chống Covid-19 của Nga được thành công, thì chính sách của Nga là cấp licence để các nước khác sản xuất vaccine đó theo công nghệ Nga, tiếc là VN lại không nằm trong những nước được Nga trao cho việc đó, cái này có lẽ cũng 1 phần vì chính sách của VN, muốn mua đồ của Tây, nhưng phương tây họ chỉ bán vaccine lấy ngoại tệ của VN, đời nào họ để VN tự sản xuất. Như vậy không lẽ năm nào cũng phải tốn hàng chục triệu đến trăm triệu USD mua vaccine Tây về để tiêm cho dân?
Động cơ trực thăng Nga đã được sửa chữa ở Việt Nam
Đến tháng 4/2019, Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa động cơ máy bay trực thăng của Klimov đã hoàn tất sửa chữa 5 động cơ trực thăng đầu tiên.
Liên hiệp chế tạo động cơ (UEC) thuộc thành phần Tập đoàn Nhà nước Rostec, đã khai trương tại thành phố Vũng Tàu của Việt Nam một Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa động cơ máy bay trực thăng do xí nghiệp Klimov sản xuất, có chứng chỉ của Cục Hàng không Việt Nam.
Liên hiệp chế tạo động cơ (UEC) là cơ cấu của Nga chuyên trách sáng chế, sản xuất và bảo dưỡng các động cơ dành cho máy móc hàng không, kỹ thuật vũ trụ, hải quân, ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng. Còn ODK-Klimov là một nhà sản xuất động cơ trực thăng danh tiếng nhất của Nga, có truyền thống lâu đời từ thời Liên Xô.
Trung tâm dịch vụ này có mọi trang bị cần thiết để thực hiện công việc sửa chữa động cơ do
“ODK-Klimov” sản xuất. Theo quy định, phía Nga sẽ đảm trách cung cấp những chi tiết và cụm thiết bị, phụ tùng, đào tạo nhân sự về bảo trì kỹ thuật động cơ và hộp số chính; còn phía Việt Nam cung cấp nhân viên phụ tá trong quá trình làm việc.
Các chuyên gia của công ty Klimov sẽ tiến hành sửa chữa các loại động cơ trên các loại trực thăng cũ và mới như TV3-117 và VK-2500.
Tại cơ sở mới được khai trương đã kịp thời hoàn thành việc sửa chữa thí điểm một động cơ trực thăng đầu tiên. Ngoài ra, đến cuối tháng 4, trung tâm sẽ hoàn tất sửa chữa thêm bốn động cơ trực thăng đang vận hành tại Việt Nam.
Các chuyên gia Nga dự kiến tích cực phát triển lộ trình hợp tác, đồng thời cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng động cơ máy bay trực thăng đang vận hành ở Trung Quốc, các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Myanmar Lào), Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka) cũng như ở Australia.
Theo ông Viktor Kladov, Giám đốc phụ trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của Rostec cho biết, các đối tác của Nga trong khu vực đánh giá cao trình độ dịch vụ và cách tiếp cận của Tập đoàn Nhà nước Rostec, đảm bảo cung cấp dịch vụ hậu mãi cho các sản phẩm của Nga trong suốt vòng đời sử dụng.
Trong quá trình trợ giúp các chuyên gia kỹ thuật Nga, các chuyên gia Việt Nam hiện làm việc tại xí nghiệp sẽ được nhận chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo công nghệ sửa chữa hạng trung cho các động cơ do
“Klimov” sản xuất. Trong phạm vi chứng chỉ, các chuyên gia Việt Nam đã làm quen với toàn bộ các công đoạn sửa chữa.
Được biết, thỏa thuận đại lý dịch vụ bảo dưỡng động cơ máy bay trực thăng do Nga sản xuất được ký giữa
“Klimov” và công ty Việt Nam
“Helicopter Technical Service Company” vào tháng 10 năm 2018.
Theo đó, thỏa thuận hợp tác diễn ra trong khuôn khổ chương trình phát triển dịch vụ của ODK-Klimov cho giai đoạn các năm 2018-2022. Kết quả của các cuộc đàm phán là việc ODK-Klimov đã bắt đầu tham gia vào một thị trường mới không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở cả châu Á.
Theo thỏa thuận, hai công ty sẽ thực hiện việc tiến hành sửa chữa thiết bị máy điện, cung cấp động cơ, linh kiện, phụ tùng thay thế, đồng thời đào tạo nhân viên để thực hiện việc bảo dưỡng động cơ và hộp số BP-14/BP-252 của máy bay trực thăng tại 12 quốc gia Đông Nam Á.
Để thực hiện hợp đồng, Trung tâm hỗ trợ hậu cần tích hợp ODK-Klimov đã được thành lập vào cuối năm 2018, tại thành phố Vũng Tàu. Trung tâm bao gồm khu trung tu động cơ máy bay trực thăng, kho phụ tùng và linh kiện, một văn phòng đại diện của OKD-Klimov.
Trung tâm đã nhận được giấy chứng nhận từ các cơ quan hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào tháng 12 năm 2018, sau khi tiến hành sửa chữa thí điểm một động cơ như đã nói ở trên.
Nga tin tưởng rằng mình sẽ trở thành đối tác tin cậy bằng cách cung cấp dịch vụ hậu mãi và sửa chữa kịp thời các thiết bị điện được sử dụng không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á - ông Alexandr Vatagin, giám đốc điều hành của công ty OKD-Klimov, cho biết.
Đến tháng 4/2019, Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa động cơ máy bay trực thăng của Klimov đã hoàn tất sửa chữa 5 động cơ trực thăng đầu tiên.
netnews.vn
Trung tâm dịch vụ kỹ thuật trực thăng của Nga tại Việt Nam vừa sửa chữa xong những động cơ trực thăng TV3-117 và VK-2500 đầu tiên. Trung tâm dịch vụ hậu
canhco.net