[Funland] Thành ngữ giải- thích

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
E nhớ không nhầm thì thời hâu Lê, ngày Tết hay ăn thịt chó? Còn vấn đề mặc váy từ thời Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm người Bắc mặc váy và mặc quần 2 ống.
Tết không ăn thịt chó cụ ạ.
Giáo sỹ Đắc Lộ viết khá rõ về phong tục cúng thịt chó.
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
30,859
Động cơ
635,269 Mã lực
Làm cách nào mà thuần dưỡng đc bọn chim bay này nhỉ, cho nó ăn thuốc phiện?
Chắc phải thuần nó từ nhỏ, e cũng xem đoạn nó bắt cá trên discovery, đó là vùng quê heir lánh trung quốc. Nó bắt đc cá xong nôn những con to ra hết do bị chặn ở cái vòng kia. E xem nó giống con ngan ở ta.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,180
Động cơ
479,232 Mã lực
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ": tàu là cái máng dài để thức ăn cho ngựa; ngựa là loài động vật sống theo đàn, có kỷ luật và đoàn kết. Khi 1 con ngựa đau ốm biếng ăn, cả đàn cũng như lo lắng bỏ cả cỏ.
Câu này chỉ tinh thần cảm thông, chia sẻ, tương thân tương ái đoàn kết trong tập thể cộng đồng của người Á đông nói chung, Ọp phơ nói riêng, nhất là các lãnh đạo của Ọp phơ! :D
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Câu ca rao tục ngữ " Đoạn kết dư tư bổn giãy chết" Thật da là để chỉ 1 cái kết khá là ...sung túc chứ không phải dư các cụ vẫn lầm tưởng, iem thật!
 

Cá trạch

Xe hơi
Biển số
OF-509465
Ngày cấp bằng
10/5/17
Số km
166
Động cơ
183,120 Mã lực
Tuổi
49
Dân ngu mu đen . Theo em hiểu cái mu là cái lưng . Khi làm nông nghiệp vất vả
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
41. Ba que xỏ lá

Trong bài Phú tổ tôm của Trần Văn Nghĩa, một người sống dưới thời Minh Mạng (1820-1840). Tác giả kể tên nhiều trò cờ bạc, trong đó có ba que :


" Lạt nước ốc trò chơi vô vị : tam cúc, đố mười, đấu lình, bẩy kiệu, thấy đâu là vẻ thanh tao ;
" Ngang càng cua lối ở bất bình : xa quay, chẵn lẻ, dồi mỏ, ba que, hết thẩy những tuồng thôi lừa bịp"


Ít lâu sau xỏ lá mới xuất hiện. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) đưa ra một trò chơi :

- Xỏ lá là cuộc chơi gian lận, cuộc gạt gẫm. Một người lấy giấy, lá dài xấp lại cùng vấn tròn, đố người khác lấy chiếc đũa cắm vào giữa khoanh tròn, như chiếc đũa không mắc trong cuốn giấy thì phải thua tiền (nếu mắc thì ăn tiền). Quân xỏ lá là quân điếm đàng, lận mặt.

Năm 1914, Phan Kế Bính biên soạn Việt Nam phong tục. Trong chương bàn về tính tình người Việt, ông chia đàn bà và đàn ông nước ta thành các hạng người: hiền phụ, lệnh phụ, xuẩn phụ và quân tử, thường nhân, tiểu nhân. Tiểu nhân là bọn tính tình gian giảo, phản trắc, (...), ăn trộm ăn cướp, xỏ lá ba que, đàng điếm, hoang toàng v.v.

Phan Kế Bính khai sinh thành ngữ Xỏ lá ba que.


Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) định nghĩa:

- Ba que là một cuộc đánh tiền bằng ba cái que của bọn keo hèn bày ra đánh ở đường ở chợ. Nghĩa bóng chỉ những người dối dá điên đảo.

- Xỏ lá là trò làm ra để lừa người ta mà kiếm tiền. Thường nói tắt là " xỏ " để trỏ người gian giảo lừa gạt, ...

Ba que xỏ lá thực ra có nguồn gốc Tây:


Ba quân

Người Pháp đưa bộ bài tây vào nước ta. Một số trò cờ bạc mới bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là trò Ba quân, có nơi gọi là Ba lá.

Ba lá là một cuộc đánh tiền, lấy ba quân bài tây đảo đi đảo lại, ai đặt tiền vào trúng quân ông lão thì được. Nghĩa bóng chỉ những đứa hèn hạ ( Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức). Ba quân hay Ba lá là Bonneteau của Pháp.

Ba quân hoàn toàn nhờ vào tài tráo bài của nhà cái và tài lừa phỉnh của cò mồi.

Ngô Tất Tố cho biết vào khoảng 1930 tại phố Hàng Ngang ngoài Hà Nội có cả đàn bà ngồi tráo bài. Ba quân là cờ gian bạc lận của bọn đầu đường xó chợ. Ba quân hội đủ những tính xấu như gian lận, xảo trá, bất lương, đi lừa người khác để kiếm lời. Nghĩa là... ba quân là ba que.

Người xưa tránh không chửi thằng ba quân vì ba quân là quân đội của triều đình (Tam quân : Trung quân, Tả quân và Hữu quân).Ba quân được nói trại thành ba que. Tương tự như tụ tam nói trại thành tổ tôm, tam kết thành tam cúc...

Nói tóm lại, thằng Ba que có gốc gác là trò cờ bạc Ba quân (bonneteau) của Pháp.


Xỏ lá



Huỳnh Thúc Kháng dùng kí hiệu " nháy nháy " để nhấn mạnh hai từ bù nhìn và xỏ lá. Bù nhìn là tiếng Pháp épouvantail được Việt hoá. Do đó, có thể suy đoán rằng xỏ lá có nhiều khả năng là tiếng Pháp được Việt hoá.

Từ điển Robert và Larousse của Pháp gọi tụi đáng khinh (méprisable), đáng ghê tởm (répugnant) ; bất chính (déloyal), bọn bất lương, gian dối (malhonnête) là salaud (xa lô). Thằng xỏ lá của ta có đủ mọi tính xấu của thằng salaud của Pháp.

Xỏ lá vừa có nghĩa vừa có âm của Salaud.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
"quan lang" là chức danh của người Mường, có lẽ hơi xa lạ với người Kinh
Quan lang dùng ở người Mười, ông làng dùng ở miền Nam, dùng để dịch thành ngữ “lang tử dã tâm” nó vẫn hợp và người xưa hiểu được, đến Tàu vẫn dùng lang tử mà, ắt không phải người sói Wolverin.
Vả lại, lang hay sói cũng là một loài, nói lòng lang dạ sói thì trùng lặp quá.
 

Iron Mask

Xe tải
Biển số
OF-124363
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
497
Động cơ
382,352 Mã lực
Dạ vâng
Hôm nọ lên Mai Châu, nằm dưới sàn ngắm lên mái nhà tranh(gianh) em càng hiểu thêm từ "đều như vắt tranh" là như thế nào
Hà nội giờ nhiều người có phát âm Tr đâu, Thế nên Tranh bị gọi thành Chanh là đúng rồi. Kiểu như “vụng chèo khéo chống” ấy.
 

khong_co_xe

Xe điện
Biển số
OF-452349
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
2,269
Động cơ
232,209 Mã lực
Cái này hay!
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
41. Ba que xỏ lá

Trong bài Phú tổ tôm của Trần Văn Nghĩa, một người sống dưới thời Minh Mạng (1820-1840). Tác giả kể tên nhiều trò cờ bạc, trong đó có ba que :


" Lạt nước ốc trò chơi vô vị : tam cúc, đố mười, đấu lình, bẩy kiệu, thấy đâu là vẻ thanh tao ;
" Ngang càng cua lối ở bất bình : xa quay, chẵn lẻ, dồi mỏ, ba que, hết thẩy những tuồng thôi lừa bịp"


Ít lâu sau xỏ lá mới xuất hiện. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) đưa ra một trò chơi :

- Xỏ lá là cuộc chơi gian lận, cuộc gạt gẫm. Một người lấy giấy, lá dài xấp lại cùng vấn tròn, đố người khác lấy chiếc đũa cắm vào giữa khoanh tròn, như chiếc đũa không mắc trong cuốn giấy thì phải thua tiền (nếu mắc thì ăn tiền). Quân xỏ lá là quân điếm đàng, lận mặt.

Năm 1914, Phan Kế Bính biên soạn Việt Nam phong tục. Trong chương bàn về tính tình người Việt, ông chia đàn bà và đàn ông nước ta thành các hạng người: hiền phụ, lệnh phụ, xuẩn phụ và quân tử, thường nhân, tiểu nhân. Tiểu nhân là bọn tính tình gian giảo, phản trắc, (...), ăn trộm ăn cướp, xỏ lá ba que, đàng điếm, hoang toàng v.v.

Phan Kế Bính khai sinh thành ngữ Xỏ lá ba que.


Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) định nghĩa:

- Ba que là một cuộc đánh tiền bằng ba cái que của bọn keo hèn bày ra đánh ở đường ở chợ. Nghĩa bóng chỉ những người dối dá điên đảo.

- Xỏ lá là trò làm ra để lừa người ta mà kiếm tiền. Thường nói tắt là " xỏ " để trỏ người gian giảo lừa gạt, ...

Ba que xỏ lá thực ra có nguồn gốc Tây:


Ba quân

Người Pháp đưa bộ bài tây vào nước ta. Một số trò cờ bạc mới bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là trò Ba quân, có nơi gọi là Ba lá.

Ba lá là một cuộc đánh tiền, lấy ba quân bài tây đảo đi đảo lại, ai đặt tiền vào trúng quân ông lão thì được. Nghĩa bóng chỉ những đứa hèn hạ ( Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức). Ba quân hay Ba lá là Bonneteau của Pháp.

Ba quân hoàn toàn nhờ vào tài tráo bài của nhà cái và tài lừa phỉnh của cò mồi.

Ngô Tất Tố cho biết vào khoảng 1930 tại phố Hàng Ngang ngoài Hà Nội có cả đàn bà ngồi tráo bài. Ba quân là cờ gian bạc lận của bọn đầu đường xó chợ. Ba quân hội đủ những tính xấu như gian lận, xảo trá, bất lương, đi lừa người khác để kiếm lời. Nghĩa là... ba quân là ba que.

Người xưa tránh không chửi thằng ba quân vì ba quân là quân đội của triều đình (Tam quân : Trung quân, Tả quân và Hữu quân).Ba quân được nói trại thành ba que. Tương tự như tụ tam nói trại thành tổ tôm, tam kết thành tam cúc...

Nói tóm lại, thằng Ba que có gốc gác là trò cờ bạc Ba quân (bonneteau) của Pháp.


Xỏ lá



Huỳnh Thúc Kháng dùng kí hiệu " nháy nháy " để nhấn mạnh hai từ bù nhìn và xỏ lá. Bù nhìn là tiếng Pháp épouvantail được Việt hoá. Do đó, có thể suy đoán rằng xỏ lá có nhiều khả năng là tiếng Pháp được Việt hoá.

Từ điển Robert và Larousse của Pháp gọi tụi đáng khinh (méprisable), đáng ghê tởm (répugnant) ; bất chính (déloyal), bọn bất lương, gian dối (malhonnête) là salaud (xa lô). Thằng xỏ lá của ta có đủ mọi tính xấu của thằng salaud của Pháp.

Xỏ lá vừa có nghĩa vừa có âm của Salaud.
Trò ba que trong quyển “1 tuổi thơ văn” của Nguyên Hồng có nhắc đến thì phải: có 3 cái que đặt nằm sẵn trên đất có chỉ giăng mắc sao đó để cầm 1 que nâng cả mớ ấy lên là thắng, nhưng người cái làm thì được chứ bà ngoại cụ N.H làm thế nào cũng thua.
Đơn giản hơn có thể là như trò bắt thăm bằng que: cầm ba cái que chỉ thò phần đầu, rút được que ngắn nhất là thắng, ấy thế mà ông cầm nhanh tay thế nào ai chơi cũng thua.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,123
Động cơ
548,745 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thời người Pháp mộ phu đồn điền thì sinh trò cờ bạc gọi là gạt me. Chọn lấy vài chục những hạt me đều nhau rửa sạch phơi khô rồi chuốt cho trơn bóng. Một anh làm cái tay cầm cái que một tay cầm cái ống như cái bơ. Đổ nắm hạt me lên bàn, tay gạt tay úp tay úp tay gạt đến khi chắc chừng còn độ dưới chục hạt bị úp thì các con bạc đặt vị. Nếu còn một hai hạt thì ăn ít, nếu còn bốn năm hạt thì ăn nhiều. Nếu đoán trúng vị sáu bảy hạt thì ăn dày.
Từ đó sinh ra thuật ngữ "canh me" chỉ những con bạc ngồi hóng và đoán để đặt vị. Lại có thuật ngữ tiếng bạc "cầu âu" để chỉ những ông đặt vị sáu bảy tám hạt giở lên ăn cho dày. Cầu âu nghĩa là cầu may đặt tham tiếng to chứ chưa thể đọc đúng vị. Sau này bóng đá có thuật ngữ cú sút cầu âu, bbó đứng xa bố sút vào thì đẹp chả vào thì thôi.
 

xuantien_mobis

Xe lăn
Biển số
OF-50629
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
14,509
Động cơ
597,735 Mã lực
Nơi ở
Chợ trên Giời
Không phải Cụ ạ. Tổ đỉa là có thật, nó là một thứ màng nhớt lùng nhùng nom bèo nhèo và te tua thường bám ở gốc rạ gốc lúa , gốc khoai nước... không hiểu do nhớt của con đỉa tạo ra hay nó lợi dụng đám màng rêu này để trú ngụ
Đấy là trứng Ếch, cóc, nhái, sau này nở ra nòng nọc (ấu trùng họ nhà Ếch) Cụ ơi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trò ba que trong quyển “1 tuổi thơ văn” của Nguyên Hồng có nhắc đến thì phải: có 3 cái que đặt nằm sẵn trên đất có chỉ giăng mắc sao đó để cầm 1 que nâng cả mớ ấy lên là thắng, nhưng người cái làm thì được chứ bà ngoại cụ N.H làm thế nào cũng thua.
Đơn giản hơn có thể là như trò bắt thăm bằng que: cầm ba cái que chỉ thò phần đầu, rút được que ngắn nhất là thắng, ấy thế mà ông cầm nhanh tay thế nào ai chơi cũng thua.
Trò này em cũng có đọc, nhưng có lẽ không phải nghĩa ba que như câu thành ngữ cụ ạ.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
5. Mỏng mày hay hạt
Mày hạt xuất phát từ việc chọn giống của nhà nông.
Mày là cái vảy dính ở gốc hạt lúa, hạt ngô. Hễ mỏng mày là hạt chắc, nếu dùng làm hạt giống rất tốt. Từ đó người phụ nữ mỏng mày hay hạt cũng hứa hẹn tương lai sẽ phát triển nòi giống tốt, ngoài các đức tính khác như đảm đang, tháo vát
Cụ đốc mà không có cái ảnh minh họa khó hình rung lém ;)) cái "hạt nó mẩy" thi chắc là "ngon" =))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Hà nội giờ nhiều người có phát âm Tr đâu, Thế nên Tranh bị gọi thành Chanh là đúng rồi. Kiểu như “vụng chèo khéo chống” ấy.
Vắt quả chanh không thể đều được, nhất là lúc cuối.
Đều như vắt cỏ tranh/gianh mới đúng vì lợp lá tranh hay lá gồi làm mái nhà cũng phải vắt cỏ tranh/gồi lên cái sào như vắt quần áo lên sào phơi, chỉ khác là vắt/vứt cỏ lên sào phải xếp đều và khít không thì nó dột ướt hết nhà.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,123
Động cơ
548,745 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thành ngữ " Bưng mắt bắt chim" từ một câu bên Tàu là "Yểm mục bộ tước". Kể rằng một ông ra đồng bắt chim, mãi mà không được vì chim nó chạy nhanh quá. Nghĩ bụng, mình không thấy nó thì nó cũng không thấy mình, bèn lấy khăn bịt mắt mình lại rồi đuổi bắt chim. Ngẫm hài mà thâm thuý.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Thời người Pháp mộ phu đồn điền thì sinh trò cờ bạc gọi là gạt me. Chọn lấy vài chục những hạt me đều nhau rửa sạch phơi khô rồi chuốt cho trơn bóng. Một anh làm cái tay cầm cái que một tay cầm cái ống như cái bơ. Đổ nắm hạt me lên bàn, tay gạt tay úp tay úp tay gạt đến khi chắc chừng còn độ dưới chục hạt bị úp thì các con bạc đặt vị. Nếu còn một hai hạt thì ăn ít, nếu còn bốn năm hạt thì ăn nhiều. Nếu đoán trúng vị sáu bảy hạt thì ăn dày.
Từ đó sinh ra thuật ngữ "canh me" chỉ những con bạc ngồi hóng và đoán để đặt vị. Lại có thuật ngữ tiếng bạc "cầu âu" để chỉ những ông đặt vị sáu bảy tám hạt giở lên ăn cho dày. Cầu âu nghĩa là cầu may đặt tham tiếng to chứ chưa thể đọc đúng vị. Sau này bóng đá có thuật ngữ cú sút cầu âu, bbó đứng xa bố sút vào thì đẹp chả vào thì thôi.
Gạt me hay hốt me cũng thế, cách đây lâu lâu có bạn trong group hoài cổ có đưa cái ảnh Pháp chụp, đông vui lắm, trong Vân đài loại ngữ thì gọi là “phán thán”, úp một đống tiền rồi gạt dần đôi một, khi còn lại ít thì úp bát lên bắt đầu đặt cửa, cũng nhiều cách đặt theo thuật ngữ riêng, có lẽ trên mạng gúc vẫn ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top