Tối hôm đó em hỏi cháu thì cháu bảo đưa tiền chú ấy bảoXUỐNG XE MÀ ĐI ĐỔI. Thật ra, thay vì bảo cháu xuống xe mà đổi, phụ xe hoàn toàn có thể bảo cháu là "Cháu đổi đi rồi trả chú"; chưa kể đến việc trách nhiệm trả tiền người bán phải trả lại tiền thừa cho khách. Có cụ ở trên có so sánh với bán hàng ngoài chợ, mua chai nước 7000; đưa 500k thì không bán nữa. Nếu cụ kinh doanh tự do,cụ thích bán thì bán; thích nghỉ thì nghỉ; không cần quan tâm đến thương hiệu thì thế cũng được. Giống như ngoài Hà nội, mấy bà bán cháo, bán bún khách vào vừa bán vừa chửi nhân viên rất ngoa, có khi lại làm nên thương hiệu BÚN MẮNG, CHÁO CHỬi.
Tuy nhiên, các cụ vào siêu thị và những cửa hàng lớn, có uy tín, không bao giờ nhân viên để mất lòng khách vì không có tiền lẻ trả cả, bao giờ cũng có tiền lẻ chuẩn bị cho khách. Nhất là xe buýt là dịch vụ công cộng, khác với kinh doanh tự do thích bán thì bán, không thích thì nghỉ. Dịch vụ công cộng chỉ khi có dịch bệnh, bất khả kháng, nhà nước thông báo mới được dừng cung cấp dịch vụ. Cháu nhà em đưa tiền chẵn, phụ xe nếu không có tiền trả hoàn toàn có thể bảo "Cháu đổi đi rồi trả chú", thay vì ĐUỔI CHÁU HỌC SINH NỮ XUỐNG XE.
Em đã nói o trên, nhà em rất hay đi xe bus, các cháu đều tập đi từ lớp 6, em cũng thi thoảng đi làm. Vẫn biết dịch vụ còn cái này cái khác nhưng RIÊNG VIỆC ĐUỔI CHÁU GÁI TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC XUỐNG XE thì rất không nên, em đưa ra chủ đề này để mong xe Bus Hà nội phục vụ mọi người được tốt hơn, chứ KHÔNG PHẢI VÌ EM XÓT CON EM. Em cho cháu đi xe bus là để biết va chạm, biết xử lý đối với những trường hợp gồ ghề thế này trong xã hội ah.