Âu Mỹ nó phá gần hết rừng nguyên sinh từ lâu rồi, giờ chỉ còn rừng trồng. Xem những ảnh bọn thợ rừng ở Mỹ nó đi chặt những cái cây cả mấy chục người ôm luôn.
Em xin trình bày tình hình rừng ở ta.
Từ lâu phong trào phá rừng của ta lấy gỗ quý cũng giảm nhiều rồi vì cơ bản những nơi dễ phá cũng đã phá xong.
E nhớ những năm phá rừng nhiều là những năm 197x, 198x... với nhiều trạm kiểm lâm khét tiếng. Những năm 199x trở đi bắt đầu giảm. Thậm chí giải tán 1 số trạm kiểm lâm vì ko còn gỗ nữa. Sau đó thì những vụ lớn như Tánh Linh chẳng hạn cũng bị phanh phui. Rồi báo chí vào cuộc với lời giải thích của cán bộ kiểm lâm nhà full gỗ là : toàn gỗ tạp ở đâu đó...chứ ko có phải gỗ rừng đặc dụng.
Có huyện phá sạch 100% rừng thông bạt ngàn, có cây đk đến hơn 1m (nhiều nơi bà con mạnh ai nấy chặt đem bán làm củi).
Tiếp theo là phong trào giao đất giao rừng... Cái này làm cho nhiều bà con thoát nghèo và cây keo, cây bạch đàn được coi là cây xóa đói giảm nghèo. Giờ vẫn đang duy trì cây này khắp nơi luôn. Trời nắng đi dưới tán cây keo cũng không khác mấy đi trên đường bê tông, dưới là lá cây trơn trượt, chả có tầng lớp gì và tác dụng giữ nước của bọn này gần bằng 0. Dưới cây này không có cây gì sống được.
Nhiều người được giao đất rừng trồng keo sát rừng đặc dụng sẽ lợi dụng lấn sang tí 1. Hôm trc em lên thấy gốc thông khá to vừa bị chặt, hỏi ra họ nói trên đất rừng của họ thì họ chặt thôi, cây thông này chả có tác dụng mẹ gì vì rẻ, ko bán được.
Thi thoảng lên rừng với các bạn sinh năm 8x, 9x rồi 10x em hỏi cây kia có phải cây lim xanh hay táu hay lát hoa... các em các cháu chịu vì mang tiếng người trên rừng nhưng có biết đâu. Sợ rằng tới các cháu sẽ ko phân biệt được gà rừng với gà nhà luôn.
Hậu quả phá rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng chúng ta nếm trải quá đủ rồi, e tin là chẳng ai muốn phá cả, rừng cũng nhiều loại, những rừng có gỗ loại 1,2 giờ cũng ko dễ để đặt chân tới.
Việc phá rừng ngấm ngầm do dân thiếu sinh kế vẫn diễn ra hàng ngày, rồi cháy rừng năm nào cũng nhiều là cái cần phải chống.
Cũng may giờ đóng cửa rừng nhiều rồi, nhiều nơi tay to cũng ko bao giờ được đụng tới như dãy Bạch Mã chẳng hạn.