Dân có cơm ăn thì thú có cỏ ăn cụ ơi. Con người cứ giàu lên, no đủ lên thì tự nhiên sẽ lương thiện hẳn ra. Giống như mấy người có tiền cái là đổi sở thích thành ăn chay, đi chùa và làm từ thiện ấy.
Trong phim Kí sinh trùng, ông bố nói 1 câu đại ý là Mình mà giàu như vậy mình cũng sẽ là người tốt. Em nhớ mãi.
Điều này thì đúng. Thống kê của FAO (
https://fra-data.fao.org/assessments/fra/2020) cho thấy tỷ lệ chặt phá rừng giai đoạn 1990-2020 cao (từ 1%/năm trở lên) ở các nước nghèo/chậm phát triển hoặc chính sách phát triển/bảo vệ rừng thực thi kém như Côte d'Ivoire (3,23%), Nicaragua (2,01%), Niger (1,88%), Gambia (1,71%), Paraguay (1,48%), Malawi (1,43%), Chad (1,43%), Benin (1,39%), Uganda (1,36%), Somalia (1,05%), Myanmar (1,02%), Campuchia (1,00%) v.v. Ở chiều ngược lại, các quốc gia có sự mở rộng diện tích rừng cao nhất từ 0,75%/năm trở lên lại không phải các quốc gia giàu có nhất mà là các quốc gia có chính sách bảo vệ/phát triển rừng được thực thi nghiêm túc hơn, như Uruguay (3,06%), Ireland (1,71%), Cuba (1,48%), Việt Nam (1,45%), Uzbekistan (1,20%), Trung Quốc (1,09%), Tây Ban Nha (0,94%), Italy (0,75%).
Mặc dù chất lượng và sự đa dạng sinh học của rừng trồng không thể cao như rừng tự nhiên và còn nhiều vấn đề tồn đọng, nhưng theo số liệu của FAO thì trong hơn 30 năm qua chúng ta đã làm khá tốt công tác trồng rừng (tổng diện tích rừng trồng đến năm 2020 đạt 43.493,7 km2, chiếm 29,7% tổng diện tích rừng, trung bình tốc độ tăng diện tích rừng 1,45%/năm, tỷ lệ rừng/tổng diện tích đất đai 44,21%). EU + UK là một trong các tổ chức/thể chế ủng hộ mạnh nhất cho cái gọi là phát triển xanh bền vững, nhưng số liệu 30 năm qua cho thấy họ làm được ít hơn những gì họ nói, với trung bình diện tích rừng của họ chỉ tăng 0,30%/năm, tỷ lệ rừng/tổng diện tích đất đai 36,27%, rừng nguyên sinh chiếm 2,25% tổng diện tích rừng (tập trung chủ yếu ở Thụy Điển, Bulgaria, Phần Lan, Romania, Italy, Áo, Estonia từ 500 km2 trở lên; các quốc gia khác hầu như không còn rừng nguyên sinh).